Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tình cảm đó được biểu hiện rực rỡ trong từng thời kì chống ngoại xâm. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn. Nhớ được câu chốt của bài và hình ảnh so sánh trong bài văn.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm, cách luận chứng trong bài văn nghị luận chứng minh.

*Giáo dục tư tưởng: Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 22 
Tiết : 81 tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tình cảm đó được biểu hiện rực rỡ trong từng thời kì chống ngoại xâm. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn. Nhớ được câu chốt của bài và hình ảnh so sánh trong bài văn.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm, cách luận chứng trong bài văn nghị luận chứng minh.
*Giáo dục tư tưởng: Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
+ Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? Phân tích hai câu mà em thấy hay nhất ?
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Trong kho tàng văn nghị luận VN, bài TTYNCNDT của c.tịch HCM đã được đánh giá là một trong những áng văn nghị luận kiểu CM tiêu biểu, mẫu mực nhất, áng văn ấy đã làm sáng tỏ một chân lí: DT VN nồng nàn yêu nước.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Em hãy nhắc lại những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch ?
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn đọc : giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát.
Hs đọc vb. Gv nhận xét cách đọc.
Yêu cầu Hs giải nghĩa một số từ : Kiều bào, điền chủ, vùng tạm chiếm, quyên, nồng nàn.
? Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
Hs thảo luận, chia đoạn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu nêu nội dung cơ bản của v.đ NL trong bài?
? Giải thích từ: nồng nàn yêu nước, t/thống, quý báu?
? Nhận xét cách dùng BPNT, động từ được sử dụng trong câu 3 có gì đặc biệt ?
? Nhận xét về cách nêu v.đ của t/g ?
? Đặt trong bố cục bài văn nghị luận đoạn mở đầu này có vai trò, ý nghĩa gì ? 
? Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? Tại sao ở lĩnh vực đó tinh thần yêu nước lại bộc lộ mạnh mẽ và to lớn nhất? 
(Vì đặc điểm lịch sử dân tộc ta luôn có giặc ngoại xâm -> cần đến lòng yêu nước).
? Để làm rõ nhận định trên, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? Sắp xếp theo trình tự nào ?
? Nhận xét về cách đưa d/c, cách lập luận trong đ.v ?
- H. Phân tích, nhận xét.
- G. Lưu ý hs mỗi đ.v được cấu trúc hoàn chỉnh, chặt chẽ....
- Gv. D/c được trình bày theo mô hình cấu trúc được lặp lại nhiều lần tạo giọng văn liền mạch, dồn dập, khẩn trương. D/c gồm con người, sự việc sự thật trong c/sống -> minh chứng hùng hồn, thuyết phục.
? H/a so sánh ở đoạn cuối có tác dụng gì ?
? Em hiểu thế nào là lòng yêu nước được trưng bày và lòng yêu nước giấu kín ?
- Liên hệ: “Lòng yêu nước” của I. Ê - ren - bua.
? Khi bàn về bổn phận của chúng ta, t/g đã bộc lộ q.đ yêu nước ntn ?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn này ? 
? Bài văn NL này có gì đặc sắc ?
 (Bố cục, lập luận, d/c...)
- H. Đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : trích trong Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần II (Tháng 2/1951)
b. Thể loại : Nghị luận xã hội - chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
2. Đại ý : lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
3. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1: Nhận định chung về lòng yêu nước.
- Đoạn 2, 3: Chứng minh sự biểu hiện của lòng yêu nước.
- Đoạn 4: Nhiệm vụ của chúng ta.
4.Tìm hiểu chi tiết
a. Nhận định chung về lòng yêu nước.
+ Vấn đề NL: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. (Câu 1,2)
- Các từ “nồng nàn”, “t/thống quý báu” đã cụ thể hóa mức độ t/thần yêu nước: sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào.
- H/ả so sánh: chính xác, mới mẻ giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu của lòng yêu nước.
- Động từ “lướt, nhấn chìm” (phù hợp với đặc tính của sóng) -> thể hiện sự linh hoạt, nhanh chóng, bền vững, mạnh mẽ của t/thần yêu nước.
+ Cách nêu v.đ ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn theo lối trực tiếp, khẳng định, so sánh cụ thể và mở rộng.
b. Những biểu hiện của lòng yêu nước.
+ Từ xa xưa dân ta đã chứng tỏ lòng yêu nước qua những trang sử vẻ vang :
- Dẫn chứng: Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,...
 -> Dẫn chứng tiêu biểu, được liệt kê theo trình tự (thời gian) lịch sử.
- Cách lập luận chặt chẽ: Nêu ý KQ mang tính giới thiệu -> Dẫn chứng -> Nhắc nhở ghi nhớ công lao.
+ Đồng bào ta ngày nay... yêu nước.
- Dẫn chứng: liệt kê theo lứa tuổi, không gian, công việc, giai cấp, thành phần rất phong phú, toàn diện, vừa khái quát, vừa cụ thể, rành mạch. Hành động thể hiện sự yêu nước khác nhau.
- Cách lập luận giản dị, chủ yếu là d/c, điệp cấu trúc “từ... đến...”: Kết nối, mở đoạn -> Dẫn chứng -> KQ, đánh giá chung.
c. Nhiệm vụ của chúng ta. 
+ H/a so sánh đặc sắc: Tinh thần yêu nước như các thứ của quý.
-> Đề cao giá trị của t/thần yêu nước.
+ Lòng yêu nước có 2 dạng tồn tại:
 - Bộc lộ rõ ràng đầy đủ.
 - Tiềm tàng kín đáo. 
 -> Cả hai đều đáng quý.
+ Bổn phận của chúng ta: tuyên truyền, động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người được thực hành vào công cuộc k/c.
* Cách diễn đạt bằng hình ảnh rất cụ thể dễ hình dung, dễ hiểu. Cách kết thúc tự nhiên, hợp lí, giản dị, rõ ràng, chặt chẽ, thuyết phục. 	
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
- Truyền tới người đọc tinh thần yêu nước.
b. Nội dung: 
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.
- Luận cứ rõ ràng.
Ghi nhớ: (sgk 27)
C.Luyện tập(3’) Qua bài văn, em nhận thức thêm được điều gì?
( Lòng yêu nước là giá trị t/thần cao quý; Dân ta ai cũng có lòng yêu nước; Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể)
D.Củng cố(1’) - Đọc diễn cảm vb.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc ghi nhớ. Đọc kĩ bài, học cách lập luận, đưa dẫn chứng.
- Làm bài luyện tập (27).
- Chuẩn bị: Câu đặc biệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 81-Tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta.doc