Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của t/g: vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ trong VBNL.

*Giáo dục tư tưởng: lòng yêu mến văn chương, thấy được giá trị của văn chương

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 25
 Tiết : 97 ý nghĩa văn chương
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của t/g: vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ trong VBNL.
*Giáo dục tư tưởng: lòng yêu mến văn chương, thấy được giá trị của văn chương.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em thấy được những gì ở Bác?
Ghi nhớ
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Giới thiệu vài nét về tác giả
 (Hoài Thanh, Hoài Chân là tác giả tập phê bình nổi tiếng: Thi nhân Việt Nam in 1942)
? Văn bản trích từ tác phẩm nào?VB này thuộc thể loại gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn đọc, đọc mẫu, hs đọc tiếp.
? Đại ý của văn bản này là gì?
? Bố cục của vb? Nội dung từng phần?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Tác giả kể chuyện thi sĩ ấn Độ để làm gì? Luận đề được nêu lên là gì?
? Cách nêu luận đề như vậy có tác dụng gì?
? Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm như vậy đã đúng chưa?
- Gv nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả.
- Hs đúng nhưng chưa phải là tất cả. Có quan niệm cho rằng văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người hoặc từ nhu cầu giải thoát con người khỏi cuộc sống.
- H. Trả lời câu hỏi 2 sgk, giải thích và tìm dẫn chứng để CM.
? Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì?
? Như vậy, bằng 4 câu văn, HT đã giúp ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương?
? Qua vb, em cảm nhận được điều gì về thái độ, tình cảm của Hoài Thanh với vật chất?
- G. Chốt ý.
? Nhận xét về cách lập luận trong vb?
- H. Đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Hoài Thanh
- Là nhà văn, nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta. 
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác :
- Viết năm 1936, in trong Bình luận văn chương (1990)
b. Thể loại :Nghị luận
Kiểu bài : CM một vấn đề văn học.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
- Cốt yếu: quan trọng, cơ bản, ko thể thiếu.
- Cặm cụi: chăm chỉ, chuyên chú làm việc.
- Vị tha: Lòng thương người, đức hi sinh cao cả.
2. Đại ý : ý nghĩa của văn chương trong đời sống con người.
3. Bố cục:2 phần
- Từ đầu ... “muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Phần còn lại: Công dụng của văn chương.
4.Tìm hiểu chi tiết
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Là lòng thương người.
- Rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. 
-> Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc.
 Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. Luận đề được dẫn dắt và nêu theo lối quy nạp.
-> Kết luận: Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. 
b. Công dụng của văn chương.
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
- Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha.
- Văn chương giúp ta cảm nhận sâu sắc cảnh đẹp thiên nhiên.
- Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống (Các thi, văn nhân làm giàu sang lịch sử nhân loại).
 -> Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Nó tác động đến con người một cách tự nhiên theo lối đồng cảm, đồng điệu tâm hồn làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn.
* Cảm nhận về Hoài Thanh:
 - Am hiểu về văn chương.
 - Có quan điểm rõ ràng, xác đáng về vật chất.
 - Trân trọng, đề cao vật chất.
* Cách lập luận: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh:
 VD: Đoạn văn mở đầu, hai đ.v cuối.
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
- Cách vào đề bất ngờ mà tự nhiên, hấp dẫn, xúc động.
- Cách lập luận vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- V/c có gốc là t/c nhân ái và công dụng đặc biệt.
b. Nội dung: 
* Ghi nhớ: sgk (63).
C.Luyện tập(3’) Em hãy tìm những ví dụ thể hiện cái đẹp trong văn chương ?
- Chúng ta có thể thấy rõ c/s của n/d VN qua ca dao, tục ngữ, ..., qua những văn bản "Vượt ..."; "Sông nước Cà ..."
- Sáng tạo ra sự sống mới: "Dế Mèn ..."; "Lao xao", ...
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: "Côn Sơn ca"
D.Củng cố(1’) Đọc thêm (63). Thảo luận phần luyện tập.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Tóm tắt hệ thống luận điểm, luận chứng.
	- Tìm d/c thơ văn đã học và đã đọc để CM về công dụng của v.c.
	- Chuẩn bị: Kiểm tra văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 97-Y nghia van chuong.doc