Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 13

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 13

A. Mục tiêu bài học :

 Giúp HS:

- Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về văn và tiếng việt cho HS.

- Kĩ năng: Luyện kỹ năng phát hiện và sửa lỗi.

- Thái độ: Có ý thức sửa lỗi sai.

B. Chuẩn bị:

- Chấm bài kiểm tra của HS, giáo án.

C. Phương pháp :

- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp, trao đổi, thực hành.

D. Tiến trình giờ dạy:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ: không.

 III. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../..../2009 Tuần 13 Ngày giảng:..../..../2009 Tiết 49
 Trả bài kiểm tra văn- tiếng việt
A. Mục tiêu bài học :
 Giúp HS:
- Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về văn và tiếng việt cho HS.
- Kĩ năng: Luyện kỹ năng phát hiện và sửa lỗi.
- Thái độ: Có ý thức sửa lỗi sai.
B. Chuẩn bị:
- Chấm bài kiểm tra của HS, giáo án.
C. Phương pháp :
- Phương pháp: nêu vấn đề, vấn đáp, trao đổi, thực hành.
D. Tiến trình giờ dạy:
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ: không.
 III. Bài mới:
Hoạt động 1: Xác định mục đích, yêu cầu cuả bài kiển tra.
1. Mục đích: Củng cố kiến thức đã học:
- Thơ chữ tình trung đại Việt Nam .
- Từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa
2. Yêu cầu: Xác định chính xác các hiện tượng  có trong đoạn văn và các ngữ cảnh.
Hoạt động 2: Đáp án, biểu điểm:
I. Văn học:
 Phần I: trắc nghiệm (3đ): mỗi câu đúng: 0,5đ.
 - Đáp án: Tiết 42.
 Phần II: Tự luận (7đ).
 - Đáp án – Tiết 42.
II, Tiếng việt:
 Phần I: Trắc nghiệm (3đ): Mỗi câu đúng: 0,5đ.
 - Đáp án Tiết 47.
 Phần II: Tự luận: 7 điểm.
 Câu1. (2điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
 Câu2. (5điểm) . Đáp án tiết 47.
*) GV: Trả bài cho HS đối chiếu với biểu điểmđ tự đánh giá bài làm.
Hoạt động 3: Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
 * Bài kiểm tra Văn:
 - Nắm vững thể loại các bài thơ Trung đại và thơ Đường.
 - Nhớ và nắm được kiến thức về tác giả.
 - Bước đầu đã phân tích được thơ.
 * Bài kiểm tra Tiếng việt:
 - Nắm được kiến thức về từ loại tương đối chác chắn.
 - Biết cách đặt câu sáng tạo.
2. Nhược điểm:
 * Bài kiểm tra Văn:
 - Phần tự luạn còn yếu, chưa nắm chắc kiến thức về tác phẩm.
 - Chưa nêu bật được phẩm chất, thân phận của người phụ nữ xưa trong thơ HXH, Đồng thời chưa nói được sự cảm thông sâu sắc của HXH với những số phận phụ nữ chịu nhiều bất hạnh.
 - Diễn đạt chưa thoát ý. Sai nhiều lỗi chính tả.
 * Bài kiểm tra Tiếng việt:
 - Một số bài đặt câu với các cặp quan hệ từ chưa hay.
 - Trình bày bài chưa khoa học, sạch sẽ.
3. Tuyên dương bài làm tốt: 
 - Lã Nam, Hoa, Ngọc, An
Hoạt động 4: Sửa lỗi sai:
HS: trao đổi nhóm- sửa lỗi chéo nhau.
Hoạt động 5: Thông báo kết quả- đọc bài tự luận tốt.
IV. Củng cố: Khái quát những yêu cầu về phần Tiếng Việt, Văn học đã học.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:
- Ôn tập các nội dung kiến thức đã học.
- Tiết sau: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 +) Đọc kỹ- trả lời câu hỏi sgk.
 +) Chuẩn bị trước: BT2- Luyện tập.
E. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ....../...../2009 Tuần 13 
Ngày giảng: //2009 Bài 12: Tập làm văn Tiết 50
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
A. Mục tiêu bài học :
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Kĩ năng: Phân tích mẫu, lập dàn ý cho một đề bài. 
 - Thái độ: Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình. 
B. Chuẩn bị :
 - Thầy : Sgk, sgv, tài kiệu tham khảo; bảng phụ , bảng nhóm.
 - Trò : Học thuộc bài cũ, làm đủ bài tập.
C. Phương pháp :
 - Phương pháp: quy nạp, nêu vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, cá nhân, thực hành.
D. Tiến trình giờ dạy:
I.ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
GV? Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm? (ghi nhớ /sgk)
GV? Đọc phần chuẩn bị bài tập2 /138.
HS: Đọcđ GV + lớp nhận xét- bổ sung- cho điểm.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
HS: Đọc văn bản /sgk. Mỗi em đọc một đoạn văn thật diễn cảm.
GV? Bài văn viết về bài ca dao nào?Đây có phải là bài văn biểu cảm không? Vì sao? Hãy đọc liền mạch bài CD đó?
HS Trả lời.
GV: Phần văn bản: Chỉ nêu cảm nghĩ về câu 8CD 
GV?: Căn cứ vào việc tách các câu CD trong bài văn theo em bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn?.
HS: 4 đoạn: Mỗi đoạn CN về 2 câu CD.
Đ1: Đầu đ tối mờ: cảm nghĩ về 2 câu CD đầu?
Đ2: TiếpđGọi nhện: Cảm nghĩ về 2 câu CD tiếp.
Đ3: Tiếp: đ da diết vô cùng.
Đ4: Tiếp đ hết.
GV?: Tác giả đã biểu cảm dựa vào cách lập ý nào? Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong bài CD?
HS: Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm xác định yếu tố biểu cảm trong một đoạn văn
GV: Định hướng: ghi lại trên bảng phụ:
*) Đ1: Đưa ra tình huống giả địnhđ cụ thể hóa có bóng một người đội khănmờ mờ.
*) Đ2: Tưởng tượng, suy ngẫm: cảnh ngóng trông, tiếng kêu, tiếng nấc
*) Đ3: Biểu cảm trực tiếp, biểu cảm về con sông Ngân Hà: dòng sông chia cắt, nhớ thương.
*) Đ4: Biểu cảm về con sông Tào Khê: chảy xiết lòng người nghẹn ngào.
- Ôi Tào Khê! của ta.
GV: Kết luận: Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm, của tác giả về bài CDđ tác giả đã phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
GV?: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
HS: Phân biệt theo ghi nhớ, chấm 1/147.
GV?: Nội dung và hình thức của tác phẩm bao gồm những yếu tố nào?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Định hướng: 
(1) Cảm xúc về cảnh và người trong tác phẩm?.
(2) Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận , nhân vật trong tác phẩm?.
(3) Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm?.
(4) Cảm xúc tư tưởng của tác phẩm?
GV?Nếu không biết, không đọc, không hiểu về tác phẩm thì có được cảm xúc không? Từ đó, theo em cảm nghĩ về tác phẩm bắt đầu từ đâu?
HS: Từ tác phẩm và những suy nghĩ, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm?
GV? Theo em bố cục của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có giống bố cục các thể loại khác không? Giống ntn?.
HS: Có 3 phần: MB, TB, KB.
GV? Bài văn “Cảm nghĩ về một bài CD” theo em đã có MB chưa? Hãy xác định phần thân bài và kết bài? Nêu nội dung các phần đó?
HS: Chưa có phần mở bài.
 - Thân bài: đầuđ của ta: những suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng của người viết do những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm gợi ra.
- Kết bài: Đoạn văn cuối: cảm xúc chung về tác phẩm?
GV?Nếu bổ sung thêm phần mở bài, em sẽ viết trong phần mở bài những ý nào?
HS Mở bài: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm?
GV? Từ phân tích trên hãy nêu bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
HS Nêu như ghi nhớ chấm 2 /147.
GV Chốt ghi:
- Khái quát 2 nội dung trong phần ghi nhớ.
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập:
I, Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1. Ví dụ: sgk/146.
2. Nhận xét:
Bài “Cảm nghĩ về một bài ca dao”.
- Biểu cảm bằng hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của các hình ảnh và chi tiết thơ.
đ Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
 Bố cục: 3 phần.
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
+ Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm.
+ Kết bài: ấn tượng về tác phẩm.
3. Ghi nhớ: sgk/147.
II, Luyện tập
Bài tập 1 (148)
1. HS đọc yêu cầu bài tập 1- chọn một văn bản để biểu cảmđ giao cho 1/2 lớp làm.
GV: Hướng dẫn chọn bài “ Cảnh khuya” đ Hướng dẫn HS lập dàn ýđ phát biểu cảm nghĩ theo dàn ý.
- Gợi ý dàn ý đại cương (bảng phụ).
*) Mở bài: Giới thiệu bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh (thời gian, hoàn cảnh sáng tác- nội dung)
- Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm : được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. kỳ I.
*) Thân bài: - Câu 1: Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ âm thanh tiếng suối.
+ Cách so sánh hay độc đáo.
- Câu 2: Cảm nghĩ về những hình ảnh thơ cổ điển: trăng, hoađ đẹp, quấn quýt, sinh động qua điệp từ “lồng”.
- Câu 3: Cảm nghĩ về con người: Sự hài hòa giữa cảnh và người.
- Câu 4: Cảm nghĩ về tâm hồn cao cả của Bác.
*) Kết bài: - ấn tượng sâu sắc về bài thơ.
Bài tập 2 (148):
 - HS nêu yêu cầu bài tập 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Ngẫu nhiên viết”
- GV: Giao cho 1/2 lớp- hoạt động nhóm- xác định dàn ýđ bảng nhómđ giáo viên cử đại diện trình bàyđchữa.
- Gợi ý đáp án:
 Mở bài: - Giả thiết bài thơ “Ngẫu nhiên quê” của Hạ Tri Chương- nội dung bài thơ.
- Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ.
Thân bài: 
- Cảm nghĩ về câu 1:
 +) Phép đối đặc sắcđnhư một câu tự sựđ quy luật của thời gianđ quãng đời xa
 quêđ sự thay đổi của con người
- Cảm nghĩ về câu 2: 
 + (Quan hệ với câu 1) Lấy cái thay đổi (mái tóc) đ làm nổi bật yếu tố không thay
 đổi (giọng quê) đ chân thực, ý nghĩa tượng trưngđ t/ cảm gắn bó với quê hương.
 +) Phép đối trong câu: đ Giọng điệu bình thảnđ phảng phất buồn.
- Cảm nghĩ về câu3, 4:
 +) Dùng hình ảnh, âm thanh vui tươiđ thể hiện sự ngậm ngùi, chua xót: về nơi
 chôn rau cắt rốn bị xem như kháchđ tình huống trớ trêu
 +) Giọng điệu bi hài hiện sau những lời tường thuật khái quát, hóm hỉnh.
- Đồng cảm của người viết.
Kết bài: Cảm xúc qua bài thơ.
 IV.Củng cố: GV?: Cach làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học?
- Đọc kỹ tác phẩmđ hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng.
- Từ cảm xúc phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm để phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm?.
- Xây dựng dàn ý bài viết theo bố cục 3 phần.
- Viết bàiđ chữa bài.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: - Ôn tập kỹ cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con ngườiđ viết bài số 3.
E. Rút kinh nghiệm.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: //2009 Tuần 13 
Ngày giảng: //2009 Bài 12: Tập làm văn Tiết 51 + 52
 Viết bài tập làm văn số 3
 (Văn biểu cảm)
A. Mục tiêu bài học :
 Giúp HS
 - Kiến thức: Viết được bài văn biểu cảm về con người (một người thân trong gia đình)
 - Kĩ năng: Biết trình bày cảm nghĩ chân thật về người thân, biết kết hợp yếu tố tự sự , miêu tả hợp lí.
 - Thái độ: GD ý thức nghiêm túc viết bài.
B. Chuẩn bị :
 - Thầy : đề bài, đáp án, biểu điểm.
 - Trò : Ôn tập kĩ văn biểu cảm.
C. Phương pháp:
 - Giáo viên ra đề.
 - HS đọc kỹ đề, thực hành làm bài.
D. Tiến trình giờ dạy:
 I. ổn định tổ chức:
 II.Kiểm tra bài cũ. 
 III.Bài mới:
 Giáo viên chép đề lên bảng.
 Đề bài: Cảm nghĩ về một người thân của em
 Đáp án- biểu điểm:
1.Đáp án :
a.Hình thức : (2 điểm) 
Bài bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB. 
Chữ viết đẹp sạch , không sai lỗi chính tả.
Diễn đạt lưu loát , liên kết.
Đúng yêu cầu, thể loại 
b.Nội dung: (8 điểm.)
 Mở bài :
Giới thiệu người thân mình định viết là ai? Mối quan hệ của mình với người đó.
Cảm nghĩ, tình cảm chung nhất về người đó.
 Thân bài:
Phát biểu tình cảm, cảm xúc về người thân:
 + Miêu tả về hình dáng, tính cách -> tình cảm, cảm xúc.
 + Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng đã có giữa mình và đối tượng trong quá khứ
 + Sự gắn bó trong niềm vui, nỗi buồn, sinh hoạt, vui chơi....
 + Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ sự quan tâm, mong muốn.
Kết bài : Khẳng định lại tình cảm, cảm nghĩ của mình đối với người thân .
2.Biểu điểm :
 + Điểm 9- 10: 
- Hình thức: bố cục đầy đủ, đúng yêu cầu, rõ ràng; trình bày, diễn đạt mạch lạc không sai lỗi nào; hành văn trong sáng, lưu loát, chân thật, có hình ảnh, có cảm xúc.
- Nội dung: như dàn bài trên.
 + Điểm 7- 8:
- Nội dung như dàn ý.
- Hình thức: Còn sai, 1- 2 lỗi thường gặp.
+ Điểm 5- 6:
- Nội dung: như dàn ý, thiếu 1- 2 ý hoặc một số ý sơ sài, biểu cảm ít.
- Hình thức: đôi chỗ diễn đạt còn lúng túng.
 + Điểm 3- 4:
-Hình thức: Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Nội dung: Bài viết yếu hoặc chỉ là một đoạn văn ngắn
+ Điểm 1- 2: Lạc đề, không nắm được phương pháp làm bài.
 IV. Củng cố:
Thu bài, nhận xét giờ làm bài của học sinh.
 V. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:
 - Tiếp tục ôn tập văn biểu cảm
 - Đọc và chuẩn bị bài sau: Tiếng gà trưa.
E. Rút kinh nghiệm.
 ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49.doc