Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 6

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 6

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Kiến thức:Cảm nhận được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài "Côn Sơn ca"

 - Kĩ năng:Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ Đường, thơ lục bát.

 - Thái độ: Thêm yêu thơ Đường, thơ lục bát.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo; bảng phụ, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.

 - Trò: Học thuộc bài cũ, soạn bài mới theo câu hỏi đọc hiểu VB.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch + HĐ cá nhân, nhóm + Phát vấn, đàm thoại, trao đổi và thực hành.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 I. ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thuộc lòng bài thơ " Nam quốc sơn hà" Hoặc "Phò giá về kinh" ( phiên âm - Dich thơ) và nêu cảm nhận của em về bài thơ?

 ( HS thuộc lòng - nêu ND phần ghi nhớ - SGK)

 

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 Tuần 6
Ngày giảng:.././2009 Bài 6: Văn bản Tiết 21
bài ca Côn sơn
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Cảm nhận được sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài "Côn Sơn ca" 
 - Kĩ năng:Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ Đường, thơ lục bát.
 - Thái độ: Thêm yêu thơ Đường, thơ lục bát.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo; bảng phụ, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
 - Trò: Học thuộc bài cũ, soạn bài mới theo câu hỏi đọc hiểu VB.
C. phương pháp
 - Diễn dịch + HĐ cá nhân, nhóm + Phát vấn, đàm thoại, trao đổi và thực hành.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuộc lòng bài thơ " Nam quốc sơn hà" Hoặc "Phò giá về kinh" ( phiên âm - Dich thơ) và nêu cảm nhận của em về bài thơ?
 ( HS thuộc lòng - nêu ND phần ghi nhớ - SGK) 
 III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
? Đọc chú thích dấu * Trình bày những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi và đoạn trích trong VB "Côn Sơn ca"? 
HS: Nêu những nét cơ bản như chú thích.
 Dưới lớp gạch chân bằng bút chì vào SGK
GV: Giới thiệu: Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán đoạn trích đang học là bản dịch theo thể thơ lục bát.
? Nêu 1 vài đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát mà em biết?
HS: * Lục bát: 
+ Câu 6 tiếng, câu 8 tiếng, không hạn định số câu.
+ Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8; chữ cuối câu 8 lại vần chữ cuối của câu 6 tiếp theo; cứ 2 câu thì đổi vần.
+ Vần bằng.
+ Cũng có luật B-T ( học ở bài 13)
GV: Nêu yêu cầu đọc: giọng điệu êm ái đ phong thái chậm rãi, ung dung. Nhịp 2/2/2
? Giới thiệu về địa danh Côn Sơn? Em biết gì về loại đàn cầm?
HS: - Giải thích chú thích: Côn Sơn, đàn cầm /80
 - Tự tìm hiểu những chú thích khác.
Họat động 2: Phân tích tác phẩm .
? "Bài ca Côn Sơn" có phải là một văn bản biểu cảm không ? 
 Nếu là VB biểu cảm thì cách biểu cảm ở đây là gì?
HS: Là văn bản biểu cảm, vì nó bày tỏ cảm xúc, tình cảm của người viết. Hơn nữa, đây là một bài thơ trữ tình.
 - Biểu cảm: trực tiếp và gián tiếp.
? Trong các văn bản thơ trữ tình thường tồn tại đan xen nhân vật trữ tình (người bộc lộ cảm xúc) và đối tượng trữ tình (Cảnh vật được nói tới) Hãy xác định?
HS: - Nhân vật trữ tình: ta.
Đối tượng trữ tình: cảnh vật Côn Sơn.
? Trong bài thơ, nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình luôn sóng đôi, lồng ghép vào nhau. Hãy chỉ ra điều đó?
HS: Suối chảy rì rầm / ta nghe.
Đá rêu phơi / ta ngồi trên đá.
Thông mọc như nêm / ta lên ta nằm.
Bóng trúc râm / ta ngâm thơ.
? Sự lồng ghép, sóng đôi giữa cảnh vật và “ta” cho ta thấy mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên như thế nào?
HS: Mối quan hệ gắn bó, thân thiết.
? Quan sát và đặt tên cho bức tranh?
HS: bộc lộ.
HS: Đọc lại đoạn thơ.
? Cảnh vật ở Côn Sơn được tác giả gợi tả qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó được miêu tả ra sao?
HS: - Cảnh vật Côn Sơn có: suối, đá, thông, trúc.
HS: - Suối chảy rì rầm.
 - Trúc bóng râm
 - Đá rêu phơi 
 - Thông như nêm.
? Với cách miêu tả của tác giả đã gợi ra trong em một khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
HS: - Suối tả bằng âm thanh rì rầm.
- Đá được tả bằng màu xanh thẫm.
- > Một thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ.
? Trong quan niệm xưa, thông và trúc là loài cây gợi sự thanh cao. Vậy cảnh trí Côn Sơn còn hiện lên với vẻ đẹp nào?
HS: Thanh cao, mát mẻ, trong lành.
GV: Những hình ảnh trên gợi cảnh trí thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ. Vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn, nên thơ.. Đó là khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, trong lành, mát mẻ vừa có các tĩnh, vừa có những âm thanh sống động, cảnh Côn Sơn còn gợi sự thanh cao, cứng cỏi của những bậc "chính nhân quân tử"
? Nhận xét về cảnh tượng ở Côn Sơn?
HS: Tự bộc lộ.
? Tìm trong đoạn thơ có mấy từ "ta"? Nhân vật"ta" ở đây là ai?Việc lặp lại đại từ “ta” như vậy có tác dụng gì?
HS: "Ta" nhắc lại 5 lần đ ta - Nguyễn Trãi.
- Tạo ra một giọng điệu ung dung, tự tại. Đồng thời nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn. Khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.
 ? Cảnh sống và tâm hồn của NV "ta" hiện lên ntn qua đoạn thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của NV "ta"? Qua những từ ngữ đó, em hình dung ntn về cuộc sống của Nguyễn Trãi?
HS: - Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm đ Cuộc sống thảnh thơi, thư thái, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn đ của 1 thi sĩ.
? Hãy phân tích các cặp câu để thấy rõ cuộc sống thảnh thơi, thư thái của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn?
HS:
 - Nghe tiếng suối Côn Sơn đ âm thanh êm ái. 
du dương bất tận như tiếng của đàn cầm.
- Nguyễn Trãi ngồi trên tảng đá phủ rêu-> như ngồi chiếu êm.
- Nguyễn Trãi nằm ngủ -> bóng mát của rừng thông vi vu như ru -> Nguyễn Trãi như quên hết mọi sự vướng bận, hoá thân vào thiên nhiên.
- Trong màu xanh mát, ken dày của bóng trúc -> "ta" ngâm thơ nhàn tản, tự do.
GV: - Qua hành động, cử chỉ: ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta nằm, ta ngâm thơ -> Quả thật là một cuộc 
sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của thiên nhiên.
- Nhưng có lẽ đây là sự rỗi rẵi bất đắt dĩ vì trong đáy sâu thẳm tâm hồn, Nguyễn Trãi có khi nào không suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Chẳng qua vì bọn gian thần lộng hành nên ông phải lui về ẩn dật chờ thời cơ giúp đời, giúp nước. Ông luôn canh cánh 1 nỗi niềm vì dân, vì nước. 
- Tuy nhiên vốn là 1 thi sĩ bẩm sinh nên đây là một dịp để Nguyễn Trãi thảnh thơi thả hồn trong cảnh, sống một cuộc sống tự do phóng khoáng, giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên.
? Trong đoạn thơ những hình ảnh, biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đó?
HS:Tự bộc lộ 
 - Từ ngữ gợi tả: rì rầm, phơi 
 - Hình ảnh so sánh, ví von. điệp từ ta, có
=> Nổi bật vẻ đẹp của cảnh Côn Sơn, vừa cho thấy được tình cảm gắn bó, tâm hồn thi sỹ của Nguyễn Trãi trước thiên nhiên, đồng thời tạo cho giọng thơ: nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái.
 ? Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật “ta” ngâm thơ nhàn "trong màu xanh mát" của "trúc bóng râm" từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
HS: Tự bộc lộ.
GVbình : 2 câu thơ tạo nên sự gắn bó, giao hoà gần gũi giữa người và cảnh, con người - thiên nhiên như muốn nhập làm một. 2 câu thơ tạo nên 1 vẻ đẹp rất lãng mạn, được tạo bởi 2 yếu tố: hoạ và thơ: có màu sắc xanh mát của bóng trúc, có âm thanh réo rắt trầm bổng du dương của điệu thơ ngâm => thi sĩ Nguyễn Trãi là 1 người có tâm hồn thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ.
Hoạt động 3: Tổng kết :
? Cảm nhận những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích "Côn Sơn ca"?
HS: PBYK (Nguyễn Trãi, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, PTBĐ)
GV: Chốt ghi bảng:
 Có thể nói trí tưởng tượng, nghệ thuật miêu mả, so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn và tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng trở thành những vật dụng gần gũi, thân thương với con người. Tất cả thể hiện 1 đôi tai nhạy cảm, 1 xúc giác tinh tế, 1 ngọn bút tài hoa, 1 tâm hồn thanh cao của 1 thi sỹ, một nghệ sỹ lớn đã thổi hồn vào cảnh trí thiên nhiên ở Côn Sơn
HS: Đọc ghi nhớ SGK (81)
Họat động 4: Luyện tập .
? Đọc lại bài thơ? Làm bài tập trong phần luyện tập?
HS: Tự bộc lộ
GV: Khái quát lại
* Giống nhau:
 - Cả 2 đều là những sản phẩm tinh thần của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hoà nhập với thiên nhiên.
 - Nghe tiếng suối mà như nghe âm nhạc...
* Khác nhau: thời điểm cảm nhận.
- Một bên là tiếng suối được ví như âm thanh tiếng đàn cầm vang lên từ ngón gẩy, một bên tiếng suối trong trẻo như âm thanh tiếng hát của con người.
I.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
1. Tác giả : Nguyễn Trãi 
 ( 1380 -1442)
- Là nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Là danh nhân văn hoá thế giới. 
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: SGK.
- Nguyên tác chữ Hán.
- Bản dịch: lục bát.
3. Đọc - chú thích.
II. Phân tích văn bản
 1.Kết cấu, bố cục. 
 - PTBĐ: biểu cảm.
- Bố cục: 2phần
2. Phân tích.
a. Cảnh trí Côn Sơn 
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ, hấp dẫn -> có nhạc, hoạ.
b. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
- Từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh đặc sắc. 
=> Phong thái ung dung, tự do giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên cuộc sống thanh cao, tâm hồn thi sĩ.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: 
- Kết hợp tả + biểu cảm hài hoà, hợp lý.
- Từ ngữ, hình ảnh gợi tả.
- Phép so sánh điệp từ đặc săc.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai.
2. Nội dung: ghi nhớ SGK (81)
IV. Luyện tập 
IV. Củng cố :
 HS: Nhắc lại kiến thức bài học.
 GV? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ?
 HS: Thảo luận nêu ý kiến. 
V. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới.
 - Học bài: Thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ, phân tích.
 - Soạn bài: Thiên Trường vãn vọng.
E. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 6
Ngày giảng:.././2009 Bài 6: Văn bản, tiếng Việt Tiết 22
Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. (“Thiên Trường vãn vọng”- Hướng dẫn đọc thêm )
 Từ Hán Việt 
A. mục tiêu bài học
 -Kiến thức:+Giúp học sinh cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông. +Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
- Kĩ năng: Đọc và phân tích thơ Đường; Sử dụng đúng từ H-V. - Thái độ: Có ý thức sử dụng từ HV đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Tránh lạm dụng từ HV.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SBT, VBT, Sách tham khảo.
 - Trò: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu SGK. Làm đủ BT.
C. phương pháp
 - Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận nhóm, qui nạp luyện tập.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
 III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc thêm Thiên Trường vãn vọng.
? Căn cứ vào chú thích, hãy giới thiệu một vài nét cơ bản về tác giả và hoàn cảnh ra đ ... u tả 1 cách cụ thể, rõ ràng, dễ hình dung.
 - Biểu cảm: thường mượn cảnh vật -> bày tỏ tình cảm.
Hoạt động 2. Luyện tập
HS: đọc kỹ VB "Hoa học trò"
? Bài văn bày tỏ tình cảm gì?Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này?
HS: Tự bộc lộ
GV: Chốt ghi.
? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
HS: Trả lời.
? Hãy tìm mạch ý của bài văn ?
HS: Thảo luận nhóm.
? Nêu phương thức biểu cảm?
HS : Biểu cảm trực tiếp và BC gián tiếp.
I. Tìm hiểu đặc điểm của VB biểu cảm
1. Ví dụ: SGK/84
2. Nhận xét.
a, VB “Tấm gương”
- ND Biểu cảm: ca ngợi sự trung thực phê phán sự dối trá nịnh nọt
- Cách biểu cảm chọn hình ảnh ẩn dụ “tấm gương” để gián tiếp ca ngợi người trung thực.
- Bố cục: 3 phần
- Tình cảm, sự đánh giá rõ ràng chân thực, đúng đắn -> Có sức khêu gợi, suy tưởng, có ý nghĩa giáo dục.
b, Đoạn văn biểu cảm.
- Nội dung BC: Tình cảm cô đơn cầu mong được sự chở che, bảo vệ, yêu thương.
- Cách BC: Trực tiếp qua tiếng kêu, lời than, câu cảm thán, câu hỏi.
3. Ghi nhớ: SGK
II.Luyện tập
Bài văn: Hoa học trò
a. ND biểu cảm: Nỗi buồn khi phải xa trường xa bạn.
- Mượn hoa phượng để nói đến những cuộc chia li, thể hiện t/c buồn nhớ khi xa trường, xa bạn lúc nghỉ hè.
* Cách biểu cảm:
- Gọi hoa phượng là hoa học trògbiểu tượng của sự chia li ngày hè đối với tuổi HS.
b. Mạch ý của VB: Sắc đỏ hoa phượng cháy lên trong nỗi buồn nhớ của học trò lúc chia tay. Phượng càng đỏ thì nỗi buồn nhớ càng tăng. Phượng và người sóng đôi, gắn bó cùng chia sẻ nỗi buồn nhớ ấy .
- Phượng nở.. Phượng rơi
- Phượng nhớ: người sắp xa... 1 trưa hè.. 1 thành xưa
- Phượng khóc ... mở ...nhớ
-> Bố cục bài văn được tổ chức theo mạch tình cảm.
c. Phương thức BC: vừa biểu cảm trực tiếp vừa bc gián tiếp.
- BC trực tiếp: Nỗi niềm của tg.
- BC gián tiếp: Mượn hoa phượng để nói lên lòng người.
-> Hiệu quả NT cao có tác động truyền cảm sâu sắc.
IV. Củng cố:
 ? Nhắc lại đặc điểm của văn bản biểu cảm? Phương thức biểu cảm thường gặp? (biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp)
 - Chọn đáp án đúng với đặc điểm của văn bản biểu cảm:
A. Văn bản biểu cả là bài viết để khen, chê, bày tỏ tình cảm yêu ghét đối với con người và sự việc ngoài đời.
B. Văn biểu cảm cốt để biểu cảm thôi còn tình cảm với ai, với việc gì không quan trọng.
C. Văn bản biểu cảm kể ra các thuộc tính, phẩm chất của người, việc.
D. Cốt yếu của biểu cảm là suy tư, miêu tả đậm màu sắc cảm xúc.
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
1. học thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập SGK
- Làm bài tập 2,3 (SBT)
2. Tiết sau: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
E. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 6
Ngày giảng:../../2009 Bài 6: Tập làm văn Tiết 24
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 -Kiến thức:Nắm được kiểu đề văn biểu cảm.Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
 -Kĩ năng: Phân tích đề và lập dàn ý bài văn biểu cảm.
 -Thái độ: Có ý thức tập trung rèn luyện cách làm văn biểu cảm.
B. chuẩn bị
- Thầy: SGK, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: Học thuộc bài cũ, làm đủ BT.
C. phương pháp
 - Phương pháp quy nạp: hoạt động nhóm, cá nhân, trao đổi, đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ
 ? Đặc điểm của VB biểu cảm? Lấy ví dụ về 1 văn bản biểu cảm đã học?
 III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: tìm hiểu phần lý thuyết
Bước 1: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
HS: Đọc đề bài trong SGK
? Xác định từ ngữ quan trọng trong đề bài?
HS: Xác định từ quan trọng: cảm nghĩ, dòng sông quê hương, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây, vui buồn, em yêu.
? Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Hãy chỉ ra các điều đó trong các đề bài trên?
HS: * Đối tượng biểu cảm: 
- Đề1: Dòng sông quê hương.
- Đề 2: Đêm trăng trung thu.
- Đề 3:Nụ cười của mẹ.
- Đề 4: Tuổi thơ.
- Đề 5: Loài cây.
* Tình cảm thể hiện:
- Đề1, 2, 3: Cảm nghĩ...
 - Đề 4: Vui, buồn...
- Đề 5: Em yêu...
? Đề văn biểu cảm thường có những nội dung nào?
HS: PBYK
GV: Chốt ghi.
Bước 2: Các làm bài văn biểu cảm.
GV: Chép đề bài lên bảng.
? Để tạo lập 1 VB theo yêu cầu của đề bài trên em phải thực hiện những bước nào?
HS: Tìm hiểu đề - tìm ý- lập dàn ý- viết bài và sửa 
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo 4 bước đã nêu.
?Đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện ở đề?
HS: Nhắc lại.
GV: Chốt ghi
? Muốn tìm ý cho bài văn BC ta phải làm gì?
HS: - Hình dung đối tượng BC trong mọi trường hợp.
 - Nêu cảm xúc, tình cảm của mình.
GV: Chốt ghi => biểu cảm qua tự sự, miêu tả cụ thể.
? Em hình dung và hiểu ntn về đối tượng ấy ?
GV: Đưa ra những câu hỏi gợi ý:
? Từ thưở ấu thơ đến giờ, có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ?
? Mẹ thường cười khi nào? Cảm nhận về nụ cười ấy?
? Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không?
?Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy ntn?
? Làm sao luôn được thấy nụ cười của mẹ?
HS: lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV: Chốt ghi bảng phụ - giáo viên treo bảng phụ với các ý đã tìm cho học sinh quan sát => không cần ghi bảng chính:
- Không ít lần nhìn thấy nụ cười của mẹ.
- Mẹ cười khi:
+ Em biết đi - Biết nói, lần đầu đến trường,...
+ Động viên, kích lệ đối với sự thái độ của em.
+ Tràn ngập tình yêu thương đối với con...
+ Nụ cười hạnh phúc, hoan hỉ...
+ Trẻ trung, tươi tắn.
- Không phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười( Nguyên nhân)
- Cảm giác khi vắng nụ cười.
? Hãy sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần MB, TB, KB?
HS: Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần -> trình bày dàn ý.
GV: Nhận xét, rút ra kết luận về 1 dàn ý chung để học sinh tham khảo.
(Dàn ý được viết lên bảng phụ - học sinh quan sát)
? Dự kiến cách viết các phần? Em sẽ viết ntn để bày tỏ hết niềm thương yêu, kính trọng đối với mẹ? Theo em, lời văn trong đoạn văn biểu cảm phải ntn?
HS: Thích hợp, gợi cảm xúc.
? Sau khi viết xong có cần đọc và sửa lại bài không? Vì sao?
HS: - Cần -> bước cuối cùng để hoàn chỉnh bài viết; sửa chữa những sai sót => kết quả tốt nhất.
? Hãy rút ra những điều cần ghi nhớ về đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm?
HS: Đọc nội dung ghi nhớ /88
GV: chốt ghi nhớ.
Hoạt động2: Luyện tập
HS: Đọc bài văn của Mai Văn Tạo.
? Xác định đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu đạt trong bài văn? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề, 1 đề văn thích hợp?
HS:Trao đổi.
2. Lập dàn ý
Học sinh nêu dàn ý của bài - nội dung từng phần
Giáo viên treo bảng phụ: dàn ý.
? Phương thức biểu cảm của bài văn?
HS: Nêu ý kiến.
I. Đề văn BC và các bước làm văn BC.
1. Đề văn biểu cảm
a, Ví dụ : SGK/88
b, Nhận xét
- Đề văn biểu cảm:
 + Nêu đối tượng biểu cảm.
 + Định hướng tình cảm cho bài văn.
2. Các bước làm bài văn bc.
*Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a, Tìm hiểu đề
- Đối tượng BC: Nụ cười của mẹ. 
- Tình cảm biểu cảm: cảm nghĩ (tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ)
b, Tìm ý:
* Lập dàn bài
- MB: Cảm xúc của em về nụ cười của mẹ.
-TB: Nêu các biểu hiện sắc thái khác nhau của nụ cười của mẹ.
- Nụ cười vui mừng hp:
 + Khi con biết đi biết nói, lần đầu tiên đến trường.
 +Nụ cười vui mừng, động viên khích lệ..
 +Nụ cười hp khi con ngoan.
 +Nụ cười trẻ trung tươi tắn.
- Những khi vắng nụ cười:
 + Gia đình có chuyện buồn.
 + Con hư, học hành không chăm chỉ.
KB: Cảm xúc khi mẹ vắng nụ cười.
- Để mẹ luôn có nụ cười.
c, Viết bài:
- Chọn lời văn biểu cảm thích hợp, gợi cảm.
d, Đọc - sửa bài.
3. Ghi nhớ
II. Luyện tập
Bài văn: SGK/89
- Đối tượng biểu cảm: quê hương An Giang.
- Tình cảm biểu đạt: tình yêu quê hương AN Giang tha thiết.
- Nhan đề: An Giang quê mẹ mến yêu (An Giang quê tôi, Đất mẹ)
+ Đề văn: cảm nghĩ về quê hương An Giang yêu dấu.
* Dàn ý :
a) MB: giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
b) TB: biểu hiện tình yêu mến quê hương.
- Tình yêu tha thiết, nồng nàn qua ký ức về quê hương.
- Niềm tự hào về quê hương An Giang - mảnh đất anh hùng.
c) KB: tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
*Phương thức biểu cảm của bài văn:
- Biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình qua miêu tả tự sự, hoài niệm.
- Biểu cảm gián tiếp qua cảnh sắc thiên nhiên, con người, mảnh đất quê hương.
- Giọng văn dào dạt, thiết tha.
IV. Củng cố:
GV? Đăc điểm của văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm?
HS: Tóm tắt lại những kiến thức vừa học.
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 1 Học thuộc ghi nhớ: hoàn chỉnh dàn ý chi tiết cho bài luyện tập
 2. Tiết sau: Học bài Bánh trôi nước.
E. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc