I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Sơ giảng về tc giả Xun Huỳnh.
- Cơ sở của long yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống mỹ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng sâu nặng nghĩa tình
- Nghệ th uật sử dụng điệp từ, điệp ngữ của câu
2/ Kỹ năng
-Đọc- Hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình cĩ sử dụng yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản .
3/ Thái độ
Yêu quê hương đất nước tôn trọng kỷ niệm tuổi thơ.
II. Phương tiện:
HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập , để thảo luận nhóm .
GV: Phương pháp: Nhóm, vấn đáp
Phương tiện: SGK, giáo án , tranh,
Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu.
Tuần: 14 Ngày soạn: 08/ 11/ 2010 Ngày dạy: 15/ 11/ 2010 Tiết : 53 TIẾNG GÀ TRƯA Xuân Huỳnh Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Sơ giảng về tác giả Xuân Huỳnh. - Cơ sở của long yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống mỹ: Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng sâu nặng nghĩa tình - Nghệ th uật sử dụng điệp từ, điệp ngữ của câu 2/ Kỹ năng -Đọc- Hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình cĩ sử dụng yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản . 3/ Thái độ Yêu quê hương đất nước tôn trọng kỷ niệm tuổi thơ. Phương tiện: HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập , để thảo luận nhóm . GV: Phương pháp: Nhóm, vấn đáp Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1p) Kiểm tra sỉ số HS Bài cũ: ( 3p) Đọc thuộc lòng bài thơ, nêu nội dung tóm tắt toàn bài (Cảnh khuya) Đọc lại bài thơ Rằm tháng giêng. Nêu nội dung tóm tắt toàn bài. Tiến hành bài mới: (1p) Giới thiệu: Xuân Quỳnh như con chuồn chuồn trong giông bão, Xuân Quỳnh viết về những tình cảm gần gũi bình dị trong đời sống gia đình. * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung văn bản. (10p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - GV gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - GV nhận xét và bổ sung. - HS chú ý rút ra tác giả, tác phẩm. - HS nhận xét cho nhau 1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) ở làng La Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại. Tác phẩm: bài được viết tay trong thời đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” 1968. Thể thơ 5 chữ. * Hoạt động 2: Đọc – hiểu căn bản( 25p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - Yêu cầu HS đọc văn bản. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK . - Giải thích từ khó. - Gọi HS nêu lại bố cục bài thơ. - GV nhận xét, bổ sung. - HS đọc diễn cảm. - HS đọc và tìm hiểu từ khó SGK. - Giải thích thêm: tiếng gà trưa, gà mái mỏ, lang mặt, chất chim, gà toi - HS thực hiện. - HS nhận xét, bổ sung. 2. Chú thích (xem SGK) 3. Bố cục: - Khổ 1: Tiếng gà trưa gợi ký ức của chiến sĩ trẻ xa nhà. - Khổ 2: kỷ niệm về những con gà mái tơ, mái vàng. - Khổ 3, 4, 5, 6: kỷ niệm về bà. - Khổ 7, 8: Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của cháu. Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - GV hướng dẫn HS phân tích bài thơ theo bố cục : + Theo em tại sao tác giả lại đặt tên là tiếng gà trưa? + Điệp ngữ tiếng gà trưa được nhắc đến mấy lần? + Khổ 1 là lời nói của ai? Khổ 2 trong cách kể, tả, giọng thơ có gì thay đổi? + Sự thay đổi đó nói lên điều gì? + Phân tích 2 điệp ngữ “nghe” “này”? - HS chú ý trả lời. + “Tiếng gà trưa” nhác nhở 6 lần ở các câu. + Vì tiếng gà trưa gợi lên kỷ niệm khó phai của tác giả trên đường đi hành quân. + Khổ 1: chủ thể trữ tình anh bộ đội trên đường hành quân (ngôi thứ 3) + Khổ 2: giọng nhân vật trữ tình, tự sự, tả giọng nhân vật trữu tình. - HS suy luận phát biểu căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể của 2 khổ thơ. + Điệp từ “nghe” gây những hiện tượng nghệ thuật khác nhau,cảm giác khác nhau => trừu tượng,lan tỏa trong lòng người nghe * Kỉ niệm tuổi thơ của anh chiến sỹ: - Nhấn mạnh ấn tượng tiếng gà trưa vang lên à ám ảnh, là chất keo chất chứa liền mạch trong suốt trong bài thơ à làm nhan đề cho bài thơ. - giới thiệu đầy hồi hởi, vui sướng hân hoan, kéo quá khứ tuổi thơ xa xăm về với hiện tại làm cho người đọc như nhìn thấy con gà mái tơ lông trắng vàng vừa đẻ trứng xong. Củng cố tổng kết: (3p) Hãy tóm tắt lại nội dung chính khổ 1, 2 Tác dụng nghệ thuật của điệp từ “nghe, này” Hướng dẫn học bài ở nhà( 2p) Về xem bài ở khổ 1, 2. Chuẩn bị bài cho tiết sau. Rút kinh nghiệm: Tiết 2 Tuần: 14 Ngày soạn: 08/ 11/ 2010 Ngày dạy: 15/ 11/ 2010 Tiết : 54 TIẾNG GÀ TRƯA Xuân Huỳnh Mục tiêu: Như tiết 1. Phương tiện: Như tiết 1. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1p) Kiểm tra sỉ số HS Bài cũ: Lồng vào bài mới Tiến hành bài mới: (1p) Giới thiệu: Học tiếp tiết 2 * Hoạt động 1:hướng dẫn phân tích 3, 4, 5, 6, 7, 8 ( 28p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt -Gọi HS đọc diễn cảm các khổ thơ còn lại: + Từ đây đến cuối bài cách xưng hô của nhân vật có sự thay đổi như thế nào? + Sự thay đổi này làm góp phần giọng điệu trữ tình của bài thơ sao? + Hình ảnh người bà hiện lên qua những kỷ niệm gì? + Em có những mơ ước gì giống như anh bộ đội hồi còn nhỏ? - GV đặt vấn đề thêm về hình ảnh cậu bé ở nông thôn à Gọi HS đọc khổ 7, 8 còn lại + Em hiểu cảm giác ngũ hồng sắc trứng như thế nào? + Khổ cuối nói lên điều gì về tình cảm gia đình? Quê hương và tình yêu Tổ quốc? - GV nhận xét, chốt lại - HS đọc diễn cảm khổ 3, 4, 5, 6 và trả lời câu hỏi: - HS liên hệ phân tích trình bày + Giọng kể tả và hồi nhớ chủ thể trữ tình đã hòa nhập sâu với tâm hồn nhân vật. + Nhân vật trữ tình là anh bộ đội trò chuyện với nhân vật khác là người bà. An gọi bà xưng cháu tạo sự khắng khít. + Hình ảnh người bà gợi lên mắng của bà. Gà đẻ mà mầy nhìn Rồi sau mày láng mặt à đó là tính tò mò của trẻ thơ dù rất sợ xấu xí. - HS phân tích, liên hệ thêm. - HS đọc diễn cảm khổ cuối (7, 8) + Giác ngũ hồng sắc trứng – ổ trứng hồng tuổi thơ là hai hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. + Thể hiện tình cảm gia đình hết sức chân thật và giản bị bằng những sự vật, âm thanh, việc làm gần gũi với con người, với quê hương => thêm yêu quê hương, đất nước. - HS nhận xét, bổ sung. - Kỉ niệm về bà: Niềm vui của tuổi thơ ngèo khổ ở nông thôn thật đơn giản và giản dị, cảm động biết bao, kỉ niệm ấy gắn với niềm yêu thương chăm sóc của bà. - Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của cháu: Đó là mơ ước là hạnh phúc nhỏ bé giản dị trong lành tinh khiết. Đó là lý do mục đích cao quý để tâm trạng chiến đấu hy sinh cả đời. * Hoạt động 5: hướng dẫn tổng kết (10p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - Qua bài thơ Tiếng gà trưa em rút ra được nội dung gì? - HS dựa vào phần phân tích trả lời. - nội dung: gợi lại kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. - Nghệ thuật: thể thơ 5 tiếng diễn đạt tình cảm tự nhiên hình ảnh bình dị chân thật. Tự sự miêu tả trữ tình, điệp từ, điệp ngữ. 4/ Củng cố tổng kết: ( 3p) Yêu cầu HS nêu lại nội dung toàn bài thơ Đọc thuộc lòng bài thơ. 5/Hướng dẫn học bài ở nhà( 2p) Hướng dẫn luyện tập: Chọn học thuộc lòng 10 dòng trong bài thơ. Chuẩn bị bài tiết sau: ĐIỆP NGỮ Rút kinh nghiệm: Tuần: 14 Ngày soạn: 10 / 11/ 2010 Ngày dạy: 17/ 11/ 2010 Tiết : 55 ĐIỆP NGỮ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Khái niệm điệp ngữ. Các loại điệp ngữ. Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản 2/ Kỹ năng Nhận biết điệp ngữ. Phân tích tac dụng của điệp ngữ. Sử dụng các phép điệp ngữ phù hợp Với ngữ cảnh Lựa chon các phép tu từ điệp ngữ phù hợp với đặc điểm giao tiếp 3/ Thái độ Sử dụng điệp ngữ trong cuộc sống, thêm yêu quê hương cuộc sống. Phương tiện: HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập , để thảo luận nhóm . GV: Phương pháp: mẫu để nhận ra các phép tu từ điệp ngữ tác dụng của việc sử dụng của việc sử dụng chung phân tích tình huống, Nhóm, vấn đáp Phương tiện: SGK, giáo án , tranh, bảng phụ Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1p) Kiểm tra sỉ số HS Bài cũ: ( 3p) Thành ngữ là gì? Cho ví dụ minh hoạ? Nêu tác dụng của thành ngữ? Tiến hành bài mới: Giới thiệu: (1p) Ơû lớp 6 đã học về phép lặp, biện pháp tu từ. Tìm hiểu tu từ mới à điệp ngữ. Vậy chúng có tác dụng như thế nào và các dạng ra sao * Hoạt động 1: Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ(15p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 1, 2 mục I + Tìm những từ lặp lại trong bài “Tiếng gà trưa” ở khổ đầu – khổ cuối. + Các từ lặp lại có tác dụng gì? - Yêu cầu HS chốt lại. - HS tìm thêm ví dụ minh hoạ. - HS đọc bài SGK và trả lời: + Nghe xao động vắng xưa Nghe bàn chân đỡ mỏi. Nghe gọi về tuổi thơ. à làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. - HS chốt lại điệp ngữ và tác dụng của nó. - Khi nói và viết dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là điệp ngữ, lặp từ gọi là điệp từ. * Hoạt động 2: tìm hiểu các dạng điệp ngữ(10p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - Cho HS tìm hiểu bài ở phần 2 và trả lời câu hỏi. + So sánh điệp ngữ, điệp từ trong các khổ thơ. + Điệp ngữ có mấy dạng - HS đọc và trả lời - HS so sánh tìm ra đặc điểm của mỗi dạng: a) rất lâu, rất lâu nối tiếp khăn xanh, khăn xanh b) thấy, thấy chuyển tiếp ngàn dâu, ngàn dâu c) điệp ngữ chuyển tiếp: - Điệp ngữ có nhiều dạng à như trên - Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quảng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp. * Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập: (10p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - Cho HS thảo luận nhóm làm bài 1, bài 2 - GV nhận xét, bổ sung - HS thảo luận làm bài 1, 2 - Tương tự HS tìm câu b B1: Tìm điệp từ, điệp ngữ à tác giả nhấn mạnh điều gì: a) Một dân tộc đã gan gốc (2 lần) Dân tộc đó phải được (2 lần) => ý chí gang thép giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam . khẳng định phải được tụ do và độc lập. b) Trông (8 lần) => mong mỏi thành công đến ngày thu hoạch B2: Tìm điệp ngữ nói ra các dạng: a) xa nhau: điệp ngữ cách quảng b) một giấc mơ: điệp ngữ chuyển tiếp 4/Củng cố tổng kết: Thế nào là điệp ngữ, tác dụng của chúng. Các dạng của điệp ngữ. 5/Hướng dẫn học bài ở nhà Hướng dẫn làm bài 3 (không sử dụng điệp ngữ mà mắc lỗi lặp ngữ) làm cho câu văn rườm rà, sửa lại bằng cách bỏ bớt. Chuẩn bị bài cho tiết sau. LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Rút kinh nghiệm: .. .. Tuần: 14 Ngày soạn: 11/ 11/ 2010 Ngày dạy: 22/ 11/ 2010 Tiết : 56 LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học. - Những yêu cầu khi trình bày văn nĩi biểu cảm về mơt số tác phẩm văn học. 2/ Kỹ năng - Luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý và diễn đạt bằng lời nói, luyện nói trước lớp. -Diễn đạt mạch lạc, rỏ ràng những tình cảm của bản thân về một số tác phẩm văn học. -Giao tiếp trình bày cảm nghĩ trước tập thể 3/ Thái độ Yêu thích tự tin nói trước lớp. Phương tiện: HS: SGK, bài soạn, đồ dùng học tập , để thảo luận nhóm . GV: Phương pháp:Phân tích trình bày tình huống thực hành giao tiếp trước hồn cảnh Thảo luận Nhóm phân tích vấn đề,vấn đáp Phương tiện: SGK, giáo án , bảng phụ Yêu cầu đối với HS: học bài, soạn bài theo yêu cầu. Tiến trình dạy học: Ổn định: (1p) Kiểm tra sỉ số HS Bài cũ: ( 3p) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Tiến hành bài mới: (1p) Giới thiệu: GV giới thiệu về cảm nghĩ tác phẩm văn học. Hôm nay tiến hành luyện nói cho kiểu bài cảm nghĩ này. * Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu cho phần chuẩn bị ở nhà(15p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn HS đi vào phần tìm hiểu đề. - yêu cầu HS tìm hiểu đề và tìm ý. - yêu cầu HS lập dàn ý. - chuẩn bị đoạn văn mới - Cho HS các nhóm luyện nói và nhận xét cho nhau. - HS đọc đề bài và tìm hiểu yêu cầu đề bài. 1) Lập ý: Hai bài thơ hiện lên một bức tranh thiên nhiên đẹp, một tấm lòng ưu ái với nước, với dân. Từ đó thấy được vẻ đẹp cao quý của con người Bác, hồn thơ Bác. 2) Lập dàn ý: a) Mở bài: nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ. b) Thân bài: phát biểu cảm nghĩ của em. + về âm thanh của tiếng suối. + về hình ảnh bóng trăng lồng vào cây, hoa. + về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. => Qua đó em có cảm nghĩ về tác giả bài thơ. (sử dụng cả biểu cảm trực tiếp và gián tiếp, các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, so sánh) c) Kết bài: tình cảm của em đối với bài thơ. 3) chuẩn bị đoạn văn nói: - HS khác dựa vào nội dung SGK luyện nói trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. Đề bài 1: phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. - HS lập ý - Lập dàn ý. - Chuẩn bị đoạn văn nói * Hoạt động 2: Thực hành trên lớp( 20p) Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt - cho HS thựuc hành phát biểu trong tổ. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. - HS thực hành luyện nói theo yêu cầu đà bài. - Mỗi nhóm làm theo 1 yêu cầu đề bài (1-3; 2-4) - các nhóm đọc, nhóm khác nhận xét bổ sung theo yêu cầu. + giới thiệu tác phẩm + giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình. + cảm nhận chung về hình ảnh trong bài + cảm nghĩ theo từng câu thơ, sử dụng các biện pháp. + tình cảm của mình đối với bài thơ - phát biểu cảm nghĩ về bài “ Cảnh khuya” - phát biểu cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng” Củng cố tổng kết: ( 3p) GV gọi HS nêu lại cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Nhận xét chung cho phần luyện nói. Hướng dẫn học bài ở nhà( 2p) HS về làm lại cho hoàn chỉnh theo yêu cầu đề bài: phát biểu cảm nghĩ một trong bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. HS chú ý và thực hiện. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: