Tiết 18 : Kiểm tra học kỳ I
A. YÊU CẦU
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra .
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
B. MỤC TIÊU
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương, đặc điểm của nguồn âm, độ to của âm, độ cao của âm, môi trường truyền âm.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 18 : Kiểm tra học kỳ I A. Yêu cầu - Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng. - Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra . - Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học. B. Mục tiêu - Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương, đặc điểm của nguồn âm, độ to của âm, độ cao của âm, môi trường truyền âm. C. Ma trận thiết kế đề kiểm tra Mục tiêu Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nguồn sáng. 1 0,5 1 0,5 Định luật truyền thẳng của ánh sáng. 1 0,5 1 0,5 Định luật phản xạ ánh sáng. 1 0,5 1 0,5 Gương phẳng. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 1 2,5 1 2,5 Gương cầu lồi, gương cầu lõm 1 0,5 1 0,5 2 1 Đặc điểm nguồn âm. 1 0,5 1 0,5 Độ to, độ cao của âm. 2 1 1 2 3 3 Môi trường truyền âm. 1 0,5 1 1 2 1,5 Tổng 5 2,5 3 1,5 1 2 1 0,5 2 3,5 12 10 D. Thành lập câu hỏi theo ma trận Phòng giáo dục và đào tạo Bát Xát Trường THCS Quang Kim Kiểm tra học kì I Họ và tên: Môn: Vật lí 7 Lớp:. Thời gian: 45 phút I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng 1. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt trời B. Ngọn đuốc đang cháy C. Mặt trăng D. Con đom đóm đang bay lập loè trong đêm 2. Chiếu một tia sáng tới gương phẳng, ta có tia phản xạ tạo với tia tới một góc: A. Bằng góc phản xạ B. Bằng góc tới C. Bằng nửa góc tới D. Bằng hai lần góc phản xạ 3. Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng được đi xa? A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại B. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song. C. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy vật ở xa 4. Âm phát ra càng thấp khi: A. Tần số dao động càng nhỏ B. Vận tốc truyền âm càng nhỏ C. Biên độ dao động càng nhỏ D. Thời gian để thực hiện một dao động càng nhỏ 5. Khi ta đang nghe đài thì : A. Màng loa của đài bị nén B. Màng loa của đài bị bẹp C. Màng loa của đài bị dao động D. Màng loa của đài bị căng ra 6. Âm phát ra càng to khi: A. Nguồn âm có kích thước càng lớn B. Nguồn âm dao động càng mạnh C. Nguồn âm dao động càng nhanh D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn II- Dùng từ (cụm từ ) thích hợp trong ô điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau: 7. Hiện tượng (1)...................... xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Hiện tượng (2)....................... xảy ra khi ta đứng trên Trái đất trong vùng bóng tối của Mặt trăng. 8. Khi một vật đặt cách 3 gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau thì ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng (3)...................... ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lồi và (4)....................... ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm. 9. Khi đưa một vật đang phát ra âm vào trong môi trường chân không thì vật đó vẫn (5)........................ nhưng ta không nghe được âm đó nữa vì (6)................................... phát ra âm dao động nhỏ hơn nhật thực lớn hơn nguyệt thực chân không không thể truyền được âm III. Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 10. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm. a) Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách (áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và áp dụng định luật phản xạ ánh sáng) b) ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không? 11. Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích. 12. Hải đang chơi ghi ta: a) Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh, gảy nhẹ ? b) Dao động của các dây đàn ghi ta khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao nốt thấp? E. Đáp án và biểu điểm I.(3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm 1.C 2.D 3.B 4.A 5.C 6.B II.( 1,5 điểm): Mỗi từ (cụm từ) điền đúng được 0,25 điểm. 7. (1) nguyệt thực (2) nhật thực 8. (3) lớn hơn (4) nhỏ hơn 9. (5) phát ra âm (dao động) (6) chân không không thể truyền được âm III.( 5,5 điểm) 10.a)- Vẽ được ảnh của điểm sáng dựa vào tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (0,1 điểm) - Vẽ được ảnh của điểm sáng dựa vào định luật phản xạ ánh sáng (0,1 điểm) b) ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau (0,5 điểm) 11. ánh sáng truyền đi trong không khí với vận tốc (khoảng 3.108m/s) lớn hơn rất nhiều so với vận tốc của âm khi truyền trong không khí (340m/s). Vì vậy ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. (1 điểm) 12.( 2 điểm) a)- Khi gảy mạnh dây đàn: Dây đàn dao động mạnh, biên độ dao động lớn (0,5điểm) - Khi gảy nhẹ dây đàn: Dây đàn dao động yếu, biên độ dao động nhỏ (0,5điểm) b)- Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn nhanh (0,5điểm) - Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn chậm (0,5điểm)
Tài liệu đính kèm: