Giáo án môn Ngữ văn 7 (cả năm)

Giáo án môn Ngữ văn 7 (cả năm)

I. Mục tiêu cần đạt:

1) Kiến thức:

+ Hs hiểu được tâm trạng của một người mẹ trong một đêm không ngủ được vì lần đầu tiên con mình đến trường

+ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

2) Kỹ năng:

Rèn kỹ năng cảm nhận tình cảm thiên liêng

3) Thái độ:

Yêu quý, kính trọng những tình cảm thiên liêng, đẹp đẽ của cuộc đời mỗi con người.

 

doc 208 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
+ Hs hiểu được tâm trạng của một người mẹ trong một đêm không ngủ được vì lần đầu tiên con mình đến trường
+ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng cảm nhận tình cảm thiên liêng
Thái độ:
Yêu quý, kính trọng những tình cảm thiên liêng, đẹp đẽ của cuộc đời mỗi con người.
Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên:
Giáo án, SGK, sgv, tư liệu
Học sinh:
Chuẩn bị bài mới, SGK, chuẩn bị phần đọc tư liệu
Phương pháp:
 Diễn giải, đàm thoại
Các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Có câu ca dao:
 “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm”
Mẹ là cao cả là thiên liêng trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Mẹ luôn lo lắng cho ta từ giấc ngủ, miếng ăn và lo cả việc học hành. Vậy ngày đầu tiên con đi học, tâm trạng mẹ sẽ như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”
Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Gv đọc trước 1 lần và hướng dẫn Hs cách đọc
Hs đọc bài
A. Đọc hiểu văn bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu văn bản
20
Gv : hãy cho biết đại ý của văn bản trên là gì?
(Tác giả viết về điều gì? Của ai?
Đêm trước khi con đi học, tâm trạng của mẹ và con khác nhau như thế nào?
Gv trình bày bảng phụ
Vì sao mẹ không ngủ được?
Aán tượng về ngày tựu trường đầu tiên là rất quan trọng. Vậy ấn tượng của các em về ngày này như thế nào?
Gv: có phải người mẹ trực tiếp nói với con những cảm xúc của mình?
Gv: vì sao em biết?
Gv: theo em thì người mẹ đang tâm sự với ai?
Gv cái hay của cách viết này là gì?
Hs: tâm trạng lo lắng cho con khi ngày đầu tiên con đi học
Hs: tâm trạng của mẹ: lo lắng
Tâm trạng của con: thanh thản.
Hs
a) Sợ con không ngủ được
b) Chuẩn bị đồ cho con
c) Nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên của mình
Hs: phát biểu ý kiến
Hs: mẹ không nói trực tiếp với con
Hs: vì con ngủ
Hs: đang nói chuyện với chính mình.
Hs: người mẹ dễ nói hơn tâm sự của mình
B. Tìm hiểu văn bản:
1/ Đại ý:
Bài văn viết về tâm trạng người mẹ trong một đêm không ngủ được vì lần đầu tiên con mình đến trường
2/ Tâm trạng của mẹ và con:
Mẹ
Con 
Không ngủ được thao thức
Nhẹ nhàng, thanh thản đi vào giấc ngủ
Suy nghĩ triền miên
Vô tư
Mẹ không ngủ được không phải vì lo lắng mà vì mẹ nhớ lại chuyện ngày xưa, ngày khai trường đầu tiên của mình.
Người mẹ không nói trực tiếp với con vì con ngủ
Người mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, tự ôn lại kỹ niệm của riêng mình
 cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa những tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói
10
Hãy cho biế cảm nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 là rất quan trọng
3/ Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ
Ngày khai trường là ngày rất quan trọng, là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
Câu văn “Ai cũng biết rằng sau này” thể hiện tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
C. Tổng kết
 	4. Củng cố: (3’)
	Một bạn cho rằng: Trong đời có rất nhiều ngày tựu trường, nhưng ngày tựu trường vào lớp 1 là để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Theo em vì sao?
	5. Dặn dò:
	- Về nhà học bài
	- Chuẩn bị bài mới: “Mẹ tôi”
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tuần 1:
Tiết 2 MẸ TÔI
Ét – môn – đô – đơ A – mi – xi
Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiên liêng của cha mẹ đối với con
- Khi mắc lỗi lầm hãy dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi
- Giáo dục lòng tôn kính, yêu quý cha mẹ
Đồ dùng dạy – học
Học sinh:
Chuẩn bị bài, sgk
Giáo viên:
Giáo án, sgv, SGK, tư liệu tham khảo
Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản:
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Gv đọc trước một lần
Sau đó gọi Hs đọc tiếp
Gv: cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm
Gv yêu cầu Hs tìm hiểu phần chú thích
Hs đọc bài
E. A – mi – xi là nhà văn Ý
Là tác giả có những tác phẩm rất nổi tiếng
Hs tìm hiểu
I. Tìm hiểu văn bản
1/ Đọc văn bản
2/ Tác giả, tác phẩm
E. A – mi – xi (1846 – 1908) là nhà văn Ý
Oâng có những tác phẩm nổi tiếng như: cuộc đời của các chiến binh, nhưng tấm lòng cao cả,
3/ Chú thích: (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
25
Gv: hãy cho biết đây là thư của ai viết cho ai?
Gv: tại sao lại có nhan đề là Mẹ tôi?
Gv: khi En – ri – cô bệnh, mẹ đã lo lắng như thế nào?
Gv: Tâm trạng của mẹ ra sao khi nghĩ rằng mình có thể mất con?
Gv: để đổi lấy hạnh phúc của con, người mẹ có thể làm gì?
 Mẹ cao cả là thế! Cho nên khi phát hiện ra En – ri – cô phạm lỗi với mẹ, thái độ của bố như thế nào?
+ Sự buồn bã thể hiện ra sao?
+ Sự tức giận được thể hiện như thế nào?
+ Bố khuyên En – ri – cô như thế nào?
Gv: tình cảm của bố dành cho En – ri – cô?
+ Có đồng tình với hành động của con không?
+ Bố mong muốn điều gì ở En – ri – cô?
+ Theo em vì sao người bố không nói trực tiếp mà viết thư cho En – ri – cô?
Hs: lá thư của người cha viết cho con
Hs: nội dung của văn bản nói lên sự hi sinh của mẹ và lỗi lầm của con đối với mẹ
Hs: thức suốt đêm để trông chừng con
Hs: quằn quại vì lo sợ khóc nức nở
Hs: hi sinh 1 năm hạnh phúc đi ăn xin để nuôi con
Hi sinh cả mạng sống để cứu con
Hs: bố rất buồn bã và thất vọng
Hs sự hỗn láo của con là những nhát dao đâm vào tim bố.
Hs: con không được phép tái phạm nữa
Con phải đi xin lỗi mẹ và cầu xin mẹ tha lỗi cho con.
Hs: rất thương con
Hs: không đồng tình
Hs: nhìn nhận sai lầm và sữa chữa
Hs: cách nói tế nhị, kín đáo nhưng có sức thuyết phục cao
Không muốn tổn thương lòng tự trọng của En – ri – cô.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Đại ý:
Văn bản là bức thư của người cha viết cho con nhưng lại có nhan đề là “Mẹ tôi” vì thư nói lên công lao vất vã, sự hi sinh lớn lao của mẹ
2/ Hình ảnh của người mẹ:
+ Mẹ thức suốt đêm cúi mình bên chiếc nôi, trông chừng hơi thở hổn hểnh của con.
+ Mẹ quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng mình sẽ mất con.
+ Mẹ sẵn sàng bỏ 1 năm hạnh phúc để đổi lấy 1 giờ đau đớn của con
+ Mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh cả mạng sống để cứu con.
3/ Thái độ của bố trước lỗi lầm của con.
- Bố rất buồn bã và tức giận
+ Sự hỗn láo của con là những nhát dao đâm vào tim bố.
+ Con không được phép tái phạm nữa.
+ Con phải đi xin lỗi mẹ và cầu xin mẹ tha lỗi cho con.
 Bố rất thương con nhưng không đồng tình với hành động của En – ri – cô. Bố mong muốn En – ri – cô nhìn nhận sai lầm, sửa chữa
Người bố không nói trực tiếp mà viết thư là vì:
+ cách nói tế nhị, kín đáo nhưng có sức thuyết phục cao
+ Không muốn tổn thương lòng tự trọng của con (sợ con mắc cỡ).
5’
Vậy thông điệp mà tác giả muốn gởi gắm cho chúng ta là gì?
Hs:
Hãy yêu mẹ, đừng làm mẹ giận
Hãy xin mẹ tha thứ khi ta phạm lỗi lầm
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK.
 	4. Củng cố (3 phút)
	- Hãy chọn trong văn bản 1 đoạn có nội dung thể hiện vai trò lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc lòng.
	- Hãy kể lại một sự việc mà em lỡ gây ra khiến bố mẹ phải muộn phiền.
	5. Dặn dò: (2’)
	- Về nhà học bài
	- Chuẩn bị bài: “Từ ghép”
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tuần 1:
Tiết 3 TỪ GHÉP
Mục tiêu cần đạt:
Giúp Hs:
+ Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
+ Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép
+ Làm được các BT ứng dụng và mở rộng
Đồ dùng học tập
- Giáo viên: Giáo án, SGK, sgv, bảng phụ
- Học sinh: chuẩn bị bài, SGK.
Các hoạt động trên lớp
Oån định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Trong chương trình lớp 6, chúng ta đã biết: từ đơn là gì? Từ ghép là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các loại của từ ghép và công dụng của nó.
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ ghép chính phụ
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
5’
Gv: yêu cầu Hs đọc
Gv hãy cho biết các từ: bà ngoại, thơm phức. Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ?
Gv: hãy cho biết trật tự của tiếng chính và tiếng phụ
Gv: vậy từ ghép chính phụ là gì?
Gv: hãy cho một số ví dụ về từ ghép chính phụ
Hs đọc thông qua bảng phụ
 Bà ngoại
Bà: tiếng chính
Ngoại: tiếng phụ
 Thơm phức:
Thơm: tiếng chính
Phức: tiếng phụ
Hs: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
Hs trả lời
I/ Các loại từ ghép:
1/ Từ ghép chính phụ
a/ Tìm hiểu ví dụ
b/ Ghi nhớ:
- Có tiếng chính và tiếng phụ
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
- Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ: ông nội, ông ngoại, xanh thẳm, xanh lè,
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ghép đẳng lập
5’
Gv dán bảng phụ
Gv yêu cầu Hs trả lời
+ Hãy cho biết các từ: quần áo, trầm bổng có cấu tạo như thế nào?
Gv: vậy từ ghép đẳng lập là gì?
Gv: hãy cho ví dụ về từ ghép đẳng lập?
Hs: đọc bài
Quần áo, trầm bổng
Hai từ trên không phân ra tiếng chính và tiếng phụ
Hs là từ ghép không có tiếng chính và tiếng phụ
Hs trả lời
2/ Từ ghép đẳng lập:
a/ Tìm hiểu ví dụ
b/ Ghi nhớ
Từ ghép đẳng lập là từ ghép không có tiếng chính và tiếng phụ
Bàn ghế, giày dép, mền gối,
Hoạt động 3: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép
10
Gv: yêu cầu Hs so sánh nghĩa của từ ghép “bà ngoại” với từ “bà”
Vậy nghĩa của từ “bà ngoại” rộng hay hẹp hơn so với nghĩa của từ “bà”
 ... hông khí mùa xuân của đất trời và trong lòng người?
Cảnh sắc riêng của đất trời trong ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc?
Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tên tác giả, tác phẩm
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Gv: hãy nêu tên tác giả của những tác phẩm sau:
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
Phò giá về kinh
Trần Quang Khải
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Hồi hương ngẫu thi
Hạ Tri Chương
Bạn đến chơi nhà
Nguyễn Khuyến
Thiên trường vãn vọng
Trần Nhân Tông
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
I/ Lý thuyết
Câu 1:
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung chính trong từng tác phẩm
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Sắp xếp lại tên tác phẩm với nội dung tư tưởng được biểu hiện
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
Qua Đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa rừng hoang sơ
Hồi hương ngẫu thư
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc trở về quê
Nam quốc sơn hà
Yù thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm tuổi thơ
Côn Sơn ca
Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên
Tĩnh dạ tứ
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc của Bác.
Câu 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu thể thơ
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Hãy sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với thể thơ
Tên tác phẩm
Thể loại
Sau phút chia ly
Song thất lục bát
Bài ca Côn Sơn
Lục bát
Qua Đèo Ngang
Thất ngôn bát cú
Tĩnh dạ tứ
Tuyệt cú Đường Luật
Tiếng gà trưa
Thơ tự do
Nam quốc sơn hà
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3:
Hoạt động 4:
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
3’
Gv: chọn câu mà em cho là chính xác
a) Đã là thơ thì nhất thiết phải dùng phương thức biểu cảm
e) thơ trữ tình được  cảm xúc
i) Thơ trữ tình phải có cốt truyện  đa dạng
k) Thơ trữ tình có lập luận chặt chẽ.
Câu 4
Hoạt động 5:
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
2’
Điền vào chỗ trống những từ thích hợp
Câu a) tập thể, truyền miệng
Câu b: lục bát
Câu c: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ
Câu 5
Hoạt động 6: Luyện tập
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
45
Hãy nói rõ những nội dung và hình thức thể hiện của bài thơ
Phân biệt sự khác nhau của 2 bài thơ: tĩnh dạ tứ và hồi hương ngẫu thư
“Suốt ngày ôm nỗi ưu tư”
Đêm lạnh quàng chăng ngủ chẳng yên”
Đây là câu thơ thấm đượm một nỗi lo buồn sâu lắng: đấy là lo cho đất nước
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”
Lo cho nước cho dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của nhà thơ
Tĩnh dạ tứ
Hồi hương ngẫu thư
Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê
Tình cảm quê hương được thể hiện lúc mới về quê
Biểu thị trực tiếp
Biểu thị gián tiếp
Tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng
Màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi
II/ Luyện tập
Câu 1
Câu 2:
Cho biết điểm giống nhau và khác nhau trong 2 bài thơ. Phong kiều dạ bạc và Rằm tháng giêng.
Chọn câu mà em cho là đúng
Giống nhau: cảnh vật (đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông)
Khác nhau: 
Phong kiều dạ hạc
Rằm tháng giêng
Cảnh vật: yên tĩnh, chìm trong u tối
Cảnh vật: sống động và sáng sủa
Tình cảm: không ngủ được vì nhớ nhà xa xứ
Tình cảm: không ngủ được vì lo lắng cho đất nước
Câu b) tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhận xét
c) Tùy bút sử dụng phương thức chủ yếu
e) Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự
Câu 3:
4/ Dặn dò:
	Chuẩn bị học kì I
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 18
Tiết : 71, 72: KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:
Đánh giá việc nắm nội dung cơ bản của cả 3 phần trong SGK Ngữ văn 7 tập 1
Kỹ năng:
+ Năng lực vận dụng phương thức tự sự và kỹ năng TLV nói chung để tạo lập một bài viết
+ Biết cách vận dụng những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức đánh giá mới
Thái độ:
Sử dụng linh hoạt theo hướng tích cực là tích hợp các kiến thức của 3 phần: văn, tập làm văn vào bài kiểm tra.
Đồ dùng dạy – học
+ Giáo viên: đề kt
+ Học sinh: chuẩn bị bài
Các hoạt động trên lớp
Oån định lớp 
Phát đề
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 
Tiết : 70 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Oân lại các kiến thức, kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra
Kỹ năng
Nhận thức ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra
Thái độ
Có hướng phát huy và xử lí những sai sót
Đồ dùng dạy – học:
+ Giáo viên: đề kiểm tra
+ Học sinh: nhận và sửa chữa
Các hoạt động trên lớp :
Oån định lớp
Phát đề.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 
Tiết : 69: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Củng cố lại tất cả các kiến thức về: từ láy, từ ghép, quan hệ từ, đại từ, yếu tố Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ, điệp ngữ và chơi chữ đã học ở lớp 7.
Kỹ năng: 
Nhận biết và giải các bài tập tương ứng
Thái độ:
Cẩn thận khi làm bài
Đồ dùng dạy – học:
+ Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, bảng phụ
+ Học sinh: chuẩn bị bài, SGK.
Các hoạt động trên lớp :
Oån định lớp 
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu 1: 
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6’
Từ phức
 Từ ghép	 Từ láy
Từ ghép 	Từ ghép	Từ láy 	 Từ láy
Chính phụ	đẳng lập	bộ phận	toàn bộ
	Láy 	láy vần
	Phụ âm
	Đầu	
Gv: dán bảng phụ
+ Yêu cầu Hs đọc
+ nêu lại các định nghĩa
Đại từ
Đại từ để trỏ	Đại từ để hỏi
Trỏ 	trỏ 	trỏ	Hỏi	Hỏi 	Hỏi
Người	số	hoạt động, 	người,	số 	hoạt động.
Sự vật 	lượng	tính chất	sự vật	lượng	tính chất
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu 2:
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6’
Gv: dán bảng phụ
 Từ loại
Yù nghĩa 
và
Chức năng
Danh từ, Động từ, Tính từ
Quan hệ từ
Yù nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái
Biểu thị ý nghĩa
Chức năng
Có khả năng làm thành phần cụm từ của câu
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu
So sánh quan hệ từ với D. Đ, T về ý nghĩa và chức năng?
Câu 2:
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu 3
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6
Gv: dán bảng phụ
+ Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt.
Hs:
Bạch: trắng
Bán: nửa
Cư: ở, nơi ở
Cửu: chín
Dạ: đêm
Đại: lớn
Điền: đất
Hà: sông
Hậu: sau
Hồi: trở về
Hữu: có
Lực: sức
Mộc: cây
Nguyệt: trăng
Nhật: ghi chép
Tam: ba
Tâm: lòng
Thảo: cỏ
Thiên: nghìn
Thiết: sắt, thép
Thiếu: trẻ
Thôn: làng
Thư: sách
Tiền: trước
Câu 3
Hoạt động 4: tìm hiểu câu 4
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6
Gv dán bảng phụ
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Có mấy loại từ đồng nghĩa?
 khái niệm từ đồng nghĩa
 có 2 loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
 Câu 4
Hoạt động 5: Tìm hiểu câu 5
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6
Thế nào là từ trái nghĩa?
Thành ngữ là gì? 
 từ trái nghĩa
 thành ngữ
Câu 5
 Hoạt động 6: Tìm hiểu câu 6
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6
Gv: yêu cầu Hs đọc
Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa?
 bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng
Bán tín bán nghi: nửa tin, nửa ngờ
Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc
Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng một bồ dao găm
Câu 6
Hoạt động 7: Tìm hiểu câu 7:
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
6’
Gv: dán bảng phụ
Thay từ in đậm bằng thành ngữ tương đương
 đồng ruộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh
Phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát
Làm cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: mũi dại lái chịu đòn
Giàu có, nhiều tiền bạc trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt tường đổ vách
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(11).doc