Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 2

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 2

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

- Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.

- Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.

B. Chuẩn bị:

 GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, đồ dùng.

 HS: Đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

C. Kiểm tra bài cũ:

 GV: Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.

 H: Nêu nội dunh văn bản “Cổng trường mở ra” và văn bản “Mẹ tôi” ?

D. Các hoạt động dạy và học:

 GV: Giới thiệu bài.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 5,6: Văn bản: cuộc chia tay của những con búp bê
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS: 
- Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.
- Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, đồ dùng.
	HS: Đọc, tìm hiểu chú thích, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
C. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.
	H: Nêu nội dunh văn bản “Cổng trường mở ra” và văn bản “Mẹ tôi” ?
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Chú ý chú thích 1 – SGK trang 26.
GV: Giảng mở rộng.
HS: Đọc, chú ý tâm trạng nhân vật, lời kể, đối thoại, tâm lí.
GV, HS: Đọc truyện; nhận xét cách đọc.
HS: Tìm hiểu một số chú thích.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H: Tuyện viết về ai? Việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?
H: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chon ngôi kể này có tác dụng gì?
H: Tại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện?
H: Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? Trong truyện chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì?
H: Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa truỵên?
H: Hai anh em Thành và Thủy rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm đến nhau. Em hãy tìm chi tiết chứng minh điều đó?
H: Tâm trạng Thủy mâu thuẫn ntn khi chia tay những con búp bê và anh trai?
H: Tâm trạng Thành lúc đó ra sao?
H: Có cách nào để giải quyết mâu thuẫn ấy?
H: Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết ntn? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?
H: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học khiến cô giáo bàng hoàng?
H: Chi tiết nào làm em cảm động? Vì sao?
H: Vì sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trang của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”?
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của t/g?
H: Qua câu chuyện này, em thấy t/g muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
HS: Đọc ghi nhớ trong SGK.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập.
I/. Tìm hiểu chung.
1) Giới thiệu vài nét về truyện (chú thích* SGK)
2) Đọc, tóm tắt và tìm hiểu chú thích.
- Đọc.
- Tóm tắt.
- Chú thích.
II/. Tìm hiểu văn bản.
1). Nhân vật, ngôi kể, nhan đề truyện.
a) Nhân vật.
 Hai anh em Thành – Thủy và cuộc chia tay.
b) Ngôi kể.
- Ngôi 1: Thành. Tác dụng: chi tiết, tỉ mỉ sự việc, tâm lí (trong cuộc) -> chân thực, thuyết phục.
c) Nhan đề.
- Búp bê: đồ chơi ngộ nghĩnh của trẻ thơ -> ngây thơ, trong sáng, vô tội.
- Trong truyện chúng và hai anh em Thành – Thủy trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì  thế mà phải chia tay.
- Tên truyện buộc người đọc phải theo dõi -> góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng của t/g.
2). Các chi tiết trong truyện.
a) Hai anh em và những con búp bê.
- Thủy mang kim chỉ ra tận sân vân động vá áo cho anh.
- Thành giúp em học.
- Thành đón em đi học về vừa dắt tay, vừa trò chuyện.
- Thành nhường đồ chơi cho em.
- Thủy nhường anh con Vệ sĩ.
* Tâm trạng:
- Thủy: + giận dữ không muốn chia sẻ 2 con búp bê.
 + Thương anh không có con Vệ sĩ canh giấc ngủ
 + Bối rối.
- Thành: Cố nén nhưng nước mắt vẫn tuân trào.
* Hướng giải quyết:
Gia đình Thủy – Thành phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay.
* Cách lựa chon của Thủy:
- Để lại con Em nhỏ bên cạnh con Vệ sĩ để chúng không bao giờ xa nhau.
-> Sự chia tay là vô lí, không nên.
b). Với lớp học và cô giáo.
- Cô giáo bàng hoàng: Thủy cho biết “mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
- Cô tặng Thủy cây bút, quyển vở.
3). Nghệ thuật miêu tả tâm lí.
- Thành kinh ngạc: xung quanh vẫn bình yên, đẹp-> Thành – Thủy lại phải chia tay => Mất mát và đổ vỡ quá lớn.
- Tâm hồn sôi động, trào dâng khi phải chia tay Em nhỏ, thân thiết khi xung quanh vẫn bình yên.
- Diễn biến tâm lí được miêu tả chuẩn xác tăng thêm nỗi buồn, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.
4). Bài học.
- Gia đình là vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thơ.
- Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.
- Đảm bảo quyền sống đối và hạnh phúc của trẻ em.
* Ghi nhớ (SGK).
III/. Luyện tập.
 Đọc thêm (SGK).
* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 7.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:..
..
..
===============================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 7: bố cục trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS hiểu rõ:
	- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
	- Hiểu thế nào là một bố cục ràng mạch hợp lí để bước đầu XD bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.
	- Tính tổ chức và sự hợp lí dạng bố cục 3 phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm mở bài, thân bài và kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, tài liệu liên quan đến bài học.
	HS: Soạn bài ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	H: Thế nào là liên kết trong văn bản? Có những phương tiện liên kết nào?
	GV: Kiển tra HS chuẩn bị ở nhà.
D. Các hoạt động dạy và học.
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Gợi dẫn.
HS: Làm việc với VD 1.a SGK.
GV: Đua 1 VD khác đơn giản hơn.
H: Theo em 1 đơn xin phép nghỉ học cần có nội dung nào? Có thể cho lời hứa lên trước lí do nghỉ học không? Vì sao? (không, làm cho văn bản lộn xộn)
GV: Minh họa 1 số VD khác.
H: Như thế nào là 1 bố cục của văn bản ?
H: Vì sao khi XD văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục?
GV: Nhấn manh ghi nhớ (1) SGK.
GV: Hướng dẫn HS làm việc với VD 2.a
HS: Đọc 2 truyện trong SGK.
H: Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? Các ý trong văn bản được sắp xếp ntn?
H: Với sự sắp xếp như trên đã làm cho ý nghĩa của văn bản ntn?
GV: Nêu bố cục đúng của văn bản.
H: Theo em cách kể chuyện ở VD (b) ntn? Vô lí ở chỗ nào? ý nào đã được thay đổi vị trí?
H: Từ sự thay đổi vị trí trên làm mất đi tính gì trong bố cục văn bản?
H: Muốn văn bản hợp lí, rõ ràng ta phải làm gì?
H: Trong văn bản miêu tả và tự sự nhiệm vụ của 3 phần MB, TB, KB như thế nào?
H: Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ mỗi phần không? Vì sao?
GV: Sử dung câu hỏi 3. c,d SGK.
H: Văn bản cần XD theo bố cục mấy phần? (3)
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập.
HS: Lam các bài tập và nhận xét.
I/. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1). Bố cục của văn bản.
a) VD: Đon xin phép nghỉ học.
Nội dung:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên đơn.
- Nơi gửi đơn.
- Họ tên, lớp.
- Lí do nghỉ.
- Lời hứa, lời cảm ơn.
- Địa điểm, ngày,tháng, năm viết đơn.
=> Bố cục: Sự sắp xép nôị dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí.
b) Không có bố cục văn bản sẽ lộn xộn.
2). Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
a) - Bố cục: 2 phần
 - Các ý: lộn xộn.
+ Thời gian, sự việc bị đảo lộn
 “ Trước kia – trước đó”.
 “ ếch – trâu”
+ Văn bản tối nghĩa, vô lí.
b) – Các ý lộn xộn.
 - Bị đảo lộn: anh mặc áo mới khoe trước anh lợn cưới.
=> Mất đi tính bất ngờ và gây cười, thiếu sự phê phán.
=> Nội dung phải thống nhất chặt chẽ, phân biệt rạch ròi, trình tự hợp lí -> ngươi tiếp nhận dễ dàng.
3). Các phần của bố cục.
- MB: Nêu đề tài.
- TB: Nêu chi tiết cụ thể.
- KB: Tổng kết bài.
* Nội dung các phần thống nhất chặt chẽ song cũng phải có sự phân biệt rach ròi.
VD: Bố cục trong văn bản tự sự.
+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ TB: Diễn biến phát triển sự việc.
+ KB: Kết thúc câu chuyện.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Luyện tập.
Bài 1,2 (SGK)
Bài 3: Bố cục chưa rành mạch và hợp lí. Các điểm 1, 2, 3 mới kể lại sự việc học tốt chữ chưa trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm 4 không nói về học tập.
* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 8 “Mạch lạc trong văn bản”.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
....
.
=======================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 8: mach lạc trong văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
	- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
	- Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu.
	HS: Soạn theo yêu cầu trong SGK ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ.
	GV: Kiểm tra HS chuẩn bị bài.
	H: Nêu bố cục của văn bản ? Bố cục có vai trò như thế nào trong văn bản ?
D. Các hoạt động dạy và học.
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Giúp HS có những hiểu biết bước đầu về k/n mach lạc trong văn bản.
HS: Đọc phần a (SGK).
H: Dựa vào những hiểu biết trên, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong những tính chất ở SGK ( Tr/ 31)
H: Có người cho rằng: Trong văn bản mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
GV: Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
HS: Đọc mục 2.a (SGK).
H: Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào?
HS: Đọc mục 2.b (SGK).
GV: Nêu câu hỏi.
HS: Trả lời.
GV: Sử dụng câu hỏi mục 2.c (SGK/ Tr. 32)
GV: Có thể không gian nêu trước thời gian, ý nghĩa, tâm lí. Nhưng nó vẫn cần một sự hợp lí để tạo ra sự chặt chẽ
HS: Đọc phần 2 (Ghi nhớ).
GV: Tổng kết.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 phần b.
Phần a HS làm ở nhà.
GV: Trình tự 3 phần nhất quán và rõ ràng, làm cho mạch văn bản thông suốt, bố cục mạch lạc.
I/. Mạch lạc và những yêu cầu về mach lạc trong văn bản.
1). Mạch lạc trong văn bản.
a) – Mạch lạc trong đông y: là mach máu trong thân thể.
 - Mạch lạc trong văn bản: có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần thống nhất lại.
 - Mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:
+ Trôi chảy thành dòng, thành mạch.
+ Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản.
+ Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Định nghĩa hoàn toàn chính xác.
2). Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.
a) Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có rất nhiều sự việc, nhân vật. Nhưng nội dung luôn bám sát đề tài, xoay quanh một sự việc chính, nhân vật chính.
+ Sự việc: những con búp bê chia tay.
+ Nhân vật chính: Thành – Thủy.
+ Đề tài: Cha mẹ li hôn, con cái chia tay -> bất hạnh.
b) Mạch văn chính: Sự chia tay.
+ Hai anh em Thành, Thủy buộc phải chia tay.
+ Hai con búp bê.
+ Tình anh em. => Không thể chia tay.
Tất cả các phần trong truyện đều liên quan đến “sự chia tay” (chủ đề).
=> Mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau, mạch văn bản thể hiện dần dần, diễn biến mới mẻ.
c) Liên hệ.
+ Thời gian.
+ Không gian.
+ Tâm lí.
+ ý nghĩa.
=> Hợp lí, tự nhiên.
* Ghi nhớ (SGK).
III/. Luyện tập.
1)
a) HS làm ở nhà.
b) 
- ý chủ đạo, xuyên suốt trong đoạn văn của Tô Hoài là: sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa -> dẫn dắt hợp lí:
+ Đầu: giới thiệu bao quát (thời gian, không gian)
+ Tiếp: những biểu hiện của sắc vàng trong không gian, thời gian đó.
+ Cuối: nhận xét, cảm xúc về màu vàng.
2) Nừu thuật lại làm cho ý chủ đạo bị phân tán, không thống nhất, làm mất sự mạch lạc.
* GV: Củng cố nội dung bài học
	* Dặn dò: HS soạn tiết 9, 10.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
.
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 2 - Nam học 2011-2012.doc