Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 120: Văn bản đề nghị

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 120: Văn bản đề nghị

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị (mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm văn bản này)

 - Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề ghị : Khi nào viết văn bản đề nghị ? Viết để làm gì ?

 - Biết cách viết văn bản đề nghị đúng quy cách .

 - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị .

 - Có ý thức học tập .

B. Chuẩn bị :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 120: Văn bản đề nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 120
Bài dạy : VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị (mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm văn bản này) 
	- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề ghị : Khi nào viết văn bản đề nghị ? Viết để làm gì ? 
	- Biết cách viết văn bản đề nghị đúng quy cách .
	- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị .
	- Có ý thức học tập .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Văn bản hành chính là gì? Khi nào cần viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?
	F Những yêu cầu cần có khi viết văn bản hành chính ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
11’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản đề nghị 
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị :
F Em hãy nhắc lại khi nào cần viết văn bản đề nghị (kiến nghị) ?
- Gọi hs đọc ví dụ sgk 
F Viết văn bản đề nghị để làm gì ? (mục đích) 
F Giấy đề ghị cần chú ý đến những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
F Hãy nêu tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp mà em thấy cần thiết viết giấy đề nghị ? 
F Trong các tình huống a,b,c,d sgk, tình huống nào cần phải viết giấy đề nghị ? Giải thích ? 
- Gv chốt lại .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs đọc 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs nêu một số tình huống . 
- Tình huống a và c 
- Đại diện hs giải thích, các hs khác nhận xét, bổ sung .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức .
1) Tìm hiểu văn bản sgk: 
* Mục đích : Nêu lên ý kiến của mình cho nơi có thẩm quyền để thoả mãn một nhu cầu, 1 quyền lợi chính đáng của một cá nhân hay tập thể . 
* Những yêu cầu cần có:
- Nội dung : 
+ Ai đề nghị 
+ Đề nghị ai 
+ Đề nghị điều gì 
- Hình thức : 
+ Ngắn gọn 
+ Theo mẫu 
2) Các tình huống a và c cần viết văn bản đề nghị 
11’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs cách làm văn bản đề nghị :
II. cách làm văn bản đề nghị :
- Gọi hs đọc vd sgk 
F Các mục trong văn bản đề nghị trình bày theo thứ tự nào ? (có những nhiệm vụ nào, các nhiệm vụ ấy sắp xếp theo thứ tự nào?) 
F Cả 2 văn bản có điểm nào giống và khác nhau ?
F Từ đó rút ra cách làm một văn bản đề ghị ?
F Một văn bản đề nghị cần có những nhiệm vụ gì ? 
F Trong khi trình bày văn bản thì tên văn bản thường được viết như thế nào ? 
F Các nhiệm vụ của văn bản được trình bày ra sao? 
- Gv chốt lại 
- Gọi hs đọc ghi nhớ .
- Học sinh đọc 
+ Ai đề nghị ?
+ Đề nghị ai ?
+ Đề nghị nội dung gì ?
+ Đề nghị để làm gì ? 
- Giống : Cách trình bày các mục .
- Khác : Nội dung 
- Trình bày theo quy định sẵn , nhất thiết phải có những mục theo quy định.
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thứ
- Hs đọc 
1) Tìm hiểu ví dụ (sgk) 
2) Dàn mục một văn bản đề nghị : 
a) Quốc hiệu và tiêu ngữ 
b) Địa điểm, ngày tháng
c) Tên văn bản 
d) Nơi nhận 
e) Người đề nghị 
f) Sự việc, lí do 
g) kí tên .
3) Kết luận: 
Ghi nhớ sgk 
11’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập 
III. Luyện tập 
- Gv hướng dẫn hs lần lượt giải các bài tập . 
1) Bài tập 1 : Tìm những điểm giống nhau và khác nhau của viết đơn và đề nghị ? 
- Gv chốt lại 
2) Bài tập 2 : Trong văn bản đề nghị thường có những lỗi nào ? 
- Gv chốt lại 
- Hs thảo luận làm theo sự hướng dẫn của gv .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức .
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
1) Bài tập 1 :
a) Giống : Viết đơn và đề nghị đều đề đạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để giải quyết .
b) Khác : 
+ Viết đơn : là nguyện vọng của cá nhân, chỉ cần trình bày lí do đề đạt nguyện vọng .
+ Đề nghị : Nhu cầu của tập thể ; không những trình bày lí do mà còn có thể cần phải cắt nghĩa , nói rõ lí do ấy cho người tiếp nhận hiểu sự đúng sai mà giải quyết .
2) Bài tập 2 : Lỗi trong văn bản đề nghị có thể là viết dài dòng, luộm thuộm, không theo mẫu quy định. 
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv yêu cầu hs nêu lại các nội dung vừa học
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài và ghi nhớ sgk 
	- Làm các bài tập còn lại vào vở 
	- Soạn bài “Ôn tập văn học” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 120.doc