Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 24

Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 24

A. Mức độ cần đạt:

* Giúp học sinh :

- Hiểu bước đầu về thể chiếu.

- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Chiếu : thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

2. Kỹ năng :

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Ngày soạn:17/02/13
TIẾT 89 Ngày dạy: 19/02/13
 CHIẾU DỜI ĐÔ
	Lý Công Uẩn 
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Hiểu bước đầu về thể chiếu.
- Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lý Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
- Chiếu : thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Kỹ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3.Thái độ:
Thấy được sự tự tôn dân tộc và ý chí tự cường của nhân dân ta từ đó thêm yêu đất nước.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.	
2. Bài cũ: 
 ?Đọc thuộc lòng và diễn cảm vb phiên âm chữ Hán và bản địch thơ 2 bài Ngắm trăng và Đi đường. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của mỗi bài thơ 
?Qua 2 bài thơ, em nhận rõ hơn tâm hồn của người tù cộng sản như thế nào ? 
Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Trải qua hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc ta luôn nêu cao niềm tự hò, tự tôn dân tộc. Điều đó được ghi nhận sâu sắc quanhững trang văn hào hùng. Vậy tinh thần ấy được thể hiện như thế nào qua văn bản Chiếu dời đô. Bài học hôm nay là cơ hội để chúng ta tìm hiểu cụ thể điều đó.
* Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung :
Gọi hs đọc chú thích dấu sao 
? Hãy nêu vài nét về tác giả? ( sgk)
- Gv giới thiệu chân dung tác giả.
? Em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
? Thế nào là thể chiếu?
- GV hướng dẫn HS bước đầu so sánh giữa: chiếu, cáo, hịch.
? Quan sát vb chiếu dời đô cho biết : Bài chiếu này thuộc kiểu vb nào đã học ? Vì sao em biết được điều đó ? (Kiểu vb nghị luận vì nó được viết = phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe và người đọc )
HS: dựa vào chú thích * trả lời.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
GV cùng hs đọc ( yêu cầu : giọng điệu trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình ) 
Giải thích từ khó 
?Từ chú thích, hãy cho biết : Đặc điểm cb của thể chiếu trên các phương diện : mục đích, nội dung, hình thức? sgk
? Nếu là văn nghị luận thì vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì ? 
Sự cần thiết phải dời khinh đô 
? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy mấy luận điểm ? Mỗi luận điểm ứng với đoạn nào vb Chiếu dời đô? 
- Luận điểm 1 : Vì sao phải dời đô ( từ đầu đến không thể không dời đô)
- Luận điểm 2 : Vì sao Đại la xứng đáng là kinh đô bậc nhất ? ( đoạn còn lại )
 Gọi hs đọc đoạn 1 
? Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ ( tức là một số lí lẽ và dẫn chứng ) . Theo dõi vb hãy cho biết : Luận điểm vì sao phải dời đô được làm rõ những luận cứ nào ? 
- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại .
- Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chỗ là một hạn chế ) 
? Theo dõi luận cứ 1 cho biết : Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? 
- Nhà thương năm lần dời đô, nhà chu ba lần dời đô 
- Không phải theo ý riêng mà vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn , tính kế muôn đời cho con cháu 
- Khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phần vinh 
?Tính thuyết phục của các chứng cớ và lì lẽ đó là gì ? (Có sẵn trong lịch sử , các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích lâu dài và phần vinh cho dân tộc)
?Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của LCU, cũng như của dân tộc ta thời lí ? (Noi gương sáng, không chịu thua các triều đại hưng thịnh đi trước . Muốn đưa đất nước ta đến hùng mạnh lâu dài )
?Theo dõi luận cứ 2 cho biết : Những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ? 
- GV gợi dẫn : Hai nhà Đinh , Lê không noi theo dấu cũ , cứ đóng yên đô thành. Khiến cho triều đại không được lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi 
?Tính thuyết phục của các lí lẽ, chứng cớ trên là gì ? ( Đề cập đến sự thật của đất nước liên quan đến nhà Đinh , nhà Lê định đô ở Hoa Lư . Điều này không đúng với kinh nghiệm lịch sử, khiến đất nước ta không trường tồn, phồn vinh )
?Bằng những lí lẽ hiểu biết lịch sử , giải thích lí do hai triều Đinh, Lê vẫn phải dựa vào vùng núi Hoa Lư để đóng đô ? ( Thời Đinh , Lê nước ta luôn phải chống chọi với nạn ngoại xâm ) 
?Vậy tình thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi người viết lồng vào cảm xúc của mình : Trẫm rất đau xót về việc đó , không thể không dời đổi . Cảm xúc đó phản ánh khát vọng gì của LCU ? 
- Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đết nước đến hùng cường 
?Từ việc phân tích ở trên, em hãy khái quát nghệ thuật nghị luận của tác giả, từ đó nhận xét về quết định dời đô và con người LCU?
 Gọi hs đọc đoạn 2 
? Luận điểm thứ hai được trình bày bằng những luận cứ nào ? 
Cái lợi thế của thành Đại La 
Đại La là thắng địa của đất Việt 
?Theo dõi luận cứ 1 cho biết : Để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào ? 
- Là kinh đô của Cao Vương. Là nơi trung tâm trời đất , có thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi 
?Theo dõi luận cứ 2 cho biết : Đất như thế nào gọi là thắng địa ? 
- Địa thế rộng mà bằng ; cao mà thoáng . Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi
? Khi tiên đoán được như thế thì tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ ? 
- Khát vọng sự thông nhất đất nước, hi vọng về sự bần vững của quốc gia , khát vọng về đát nước hùng mạnh 
?Cuối bài chiếu là lời tuyên bố : trẫm muốn dực vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, cac khanh nghĩ thế nào ? Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của LCU qua lời tuyên bố này ? 
- Cách kết thúc manh tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. 
? Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật nghị luận cũng như khát vọng của tác giả ở phần 2?
? Khái quát lại giá trị nghệ thuật của văn bản?
?Học qua vb này, em hiểu khát vọng nào của của nhà vua và dân tộc ta phản ánh ? 
- HS trả lời, gV chốt ý, liên hệ giáo dục HS ( chú ý liên hệ với sự kiện kỉ niệm 1000 năm Thăng Long). 
- Gọi HS đọc ghi nhớ .
?Từ bài Chiếu dời đô, em trân trọng những phẩm chất nào của LCU ? 
? Vì sao nói: Có thể coi “ Chiếu dời đô” là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta với sự kế thừa và phát triển tư tưởng của bài Nam quốc sơn hà?
- HS trả lời, Gv chốt ý, giáo dục các em về niền tự hào đân tộc.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học :
- GV hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung: 
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
 - Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại: thành Đại La( ngày nay là thủ đô hà Nội) trở thành kinh đô của nước đại Việt từ thời Lí – Lí Công Uẩn làm vua.
- Thể loại: chiếu
II. Đọc - tìm hiểu văn bản 
1. Đọc – tìm hiểu nghĩa từ khó 
2. Tìm hiểu văn bản: 
2.1. Bố cục: 2 phần 
2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
2.3. Phân tích 
a Lí do phải phải dời đô :
* Kinh nghiệm từ nước khác: Nhà Chu, nhà Thương
* Tình hình nước ta: nhà Đinh, nhà Lê.
-> Dẫn chứng cụ thể, lập luận sâu sắc, thuyết phục.
=> Dời đô là quyết định đúng đắn thể hiện khát vọng phát triển đất nước đến hùng cường. Lí Công Uẩn là ông vua sáng suốt.
b. Nguyên nhân chon Đại La làm kinh đô:
- Là nơi trung tâm đất trời .
-Có thế rồng cuộn hổ ngồi .
-Đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây ; tiện hướng nhìn sông dựa núi .
-> Chứng cớ có sức thuyết phục trên nhiều mặt : lịch sử , địa lí , dân cư. Lập luận chặt chẽ , bố cục hợp lí .
=>Khát vọng đất nước thống nhất, quốc gia vững bền. Tác giả là người yêu nước nồng nàn, ý chí cao cả, tầm nhìn sáng suốt, tin tưởng vào tương lai .
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Văn bản thể hiện ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
III. Hướng dẫn tự học 
- Đọc chú thích.
- Tập đọc Chiếu dời đô theo yêu cầu thể loại.
- Sưu tầm tài liêu về Lý Thái Tổ và Hà Nội.
- Chuẩn bị bài tiết sau : Câu cảm thán
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 24 Ngày soạn:17/02/13
TIẾT 90 Ngày dạy: 19/02/13
 CÂU CẢM THÁN
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Nắm vững đặc điểm hình thức chức năng của câu cảm thán.
- Biết dùng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái độ:
Thấy được sự phong phú đa dạng và thêm yêu tiếng Việt .
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.	
2. Bài cũ: Kiểm tra 15’ 
I. Đề ra
Trường THCS Lê Hồng Phong	Kiểm tra 15 phút số 4
Họ và tên 	Môn: Ngữ Văn 8
Lớp 8A 	
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Đề ra
A. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
 A. Dùng để bộc lộ cảm xúc.	B. Dùng để cầu khiến.
 C. Dùng để phủ định.	D. Dùng để hỏi.
Câu 2: Câu mang đặc điểm hình thức, chức năng của câu cầu khiến là câu?
 A. Mẹ đi chợ ạ? 	 B. Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này.
 C. Cháu uống nước đi! 	 D. Sao lại bảo cháu uống nước đi. 
Câu 3: Biện pháp tu từ trong câu thơ sau là gì?
 “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.”
 A. Nhân hóa.	 	B. So sánh.	 
 C. Ẩn dụ.	D. Hoán dụ. 	
Câu 4: Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
 A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên. B.Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ.
 C. Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế. D. Lòng thương người và niềm hoài cổ.
Câu 5: Nhận định nào đúng nhất về ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”?
 A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ. 
 B. Gợi ra thời điểm được nói tới trong bài thơ.
 C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ. 
 D. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
Câu 6: Con người Bác hiện lên trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” như thế nào?
 A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
 B. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
 C. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
 D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
B. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
 Câu 1: (2.0 điểm) Nêu đặc điểm hình thức v ... 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
C
B
D
B
C
B. Tự luận:
Câu
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm
Câu 1: 
Câu 2: 
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 
- Ví dụ: Ông giáo hút trước đi.
Yêu cầu:
 a. Hình thức:
 - Viết đoạn văn theo đúng yêu cầu về số câu (7 – 10 câu)
 - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Lời văn trong sáng, mạch lạc. Câu văn đúng chính tả, ngữ pháp.
 b. Nội dung:
- Giới thiệu bài thơ làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được Bác sáng tác trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Thông qua hình ảnh trăng, bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm; phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, luôn làm chủ hoàn cảnh của Bác.
** Lưu ý: Phần tự luận là định hướng chấm mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ bài làm cụ thể của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
1.5 điểm
0.5 điểm
điểm
 4.0 điểm
	III. Thống kê chất lượng bài làm
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
 3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Ngoài việc sử dụng hành động thì con người còn biết sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc. Tiếng Việt có một kiểu câu có vai trò tích cực để thể hiện cảm xúc. Bài học hôm nay chúng sẽ tìm hiểu cụ thể về kiểu câu này.
*Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức chức năng câu cảm thán 
- Gv yêu cầu học sinh đọc hai phần trích.
? Xác định câu cảm thán ở mỗi phần trích .
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ?
? Tác dụng của câu cảm thán trong nói và viết ?
- GV lưu ý HS phân biệt chức năng bộc lộ cảm xúc của câu nghi vấn với câu cảm thán.
-Thử đặt tiếp hai câu cảm thán .
-Khi viết đơn, biên bản hay trình bày cách giải một bài toán có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ? ( không nên vì không phù hợp với việc dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc )
* Gọi hai em đọc ghi nhớ .
- GV lưu ý HS : Văn biểu cảm sử dụng phổ biến hơn kiểu câu cảm thán ( so với những kiểu văn bản khác)
Hoạt động 2 :Hướng dẫn luyện tập :
Gv nêu yêu cầu, gợi ý để học sinh giải các bài tập . GV theo dõi để nhận xét, sửa sai. (nếu có)
Học sinh làm miệng bài hai , gv chú ý nghe để giúp các em phân biệt : cũng là bộc lộ cảm xúc nhưng không phải câu cảm thán .
HS đặt câu theo yêu cầu.
Bài 3: : Đặt câu theo mẫu :
a-Cha ơi, tình yêu cha dành cho con thiêng 
liêng biết bao!
b- Đẹp thay cảnh mặt trời buổi sáng!
Bài 4: : Câu nào trong bốn câu bên không phải là câu cảm thán ?
-Thế thì con biết làm thế nào được!
(Ngô Tất Tố ) *
-Thảm hại thay cho nó. (Nam Cao)
-Lúc bấy giờ ta cùng .biết chừng nào? (Trần Quốc Tuấn)
-Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tố Hữu)
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung:Đặc điểm hình thức và chức năng .
1.Phân tích ví dụ:
Ví dụ 1-2 Đoạn văn của Nam Cao, thơ của Thế Lữ.
Hỡi ơi Lão Hạc!
Than ôi!
> Kết thúc bằng dấu chấm than.
Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. 
 (người viết)
 2.Ghi nhớ : SGK 
II Luyện tập : 
Bài 1: Xác định câu cảm thán trong các đoạn trích.
-Than ôi !Lo thay! Nguy thay !Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! Chao ôi , của mình thôi.
Bài 2: : Cảm xúc được thể hiện qua các câu được trích:
a-Lời than của người nông dân trước chế độ 
phong kiến.
b-Lời than của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra .
c-Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước thực tế 
cách mạng.
d-Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết oan của Dế Choắt.
-> Không phải là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này .
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
- Làm lại bài tập.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Câu trần thuật.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 24 Ngày soạn:18/02/13
TIẾT 91 Ngày dạy:20/02/13
 CÂU TRẦN THUẬT 
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Nắm vững đặc điểm hình thức chức năng của câu trần thuật.
- Biết dùng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
- Chức năng của câu trần thuật.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái độ:
Thấy được sự phong phú đa dạng và thêm yêu tiếng Việt .
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.	
2. Bài cũ: 
- Nêu đặc điểm hình thức, chức năng của câu cảm thán ?
 3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Khi phân loại câu theo mục đích nói, ngoài những kiểu câu đã học chúng ta còn có thêm những kiểu câu khác. Một trong số đó là kiểu câu trần thuật. Vậy kiểu câu này có đọc điểm và chức năng ntn chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức chức năng câu trần thuật. 
Gv yêu cầu học sinh đọc cho cả lớp nghe ví dụ được trích dẫn trong sách .
?Những câu nào không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán ?
?Cho biết những câu ấy dùng để làm gì ?
?Theo em trong các kiểu câu đã học và kiểu câu vừa xác định, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ?
* Gọi đó là câu trần thuật, hãy nêu ý em hiểu về kiểu câu này?
Thảo luận : Nhận xét về dấu câu dùng kết thúc các câu trần thuật?
* Gọi hai em đọc ghi nhớ.
  Hoạt động 2 :Hướng dẫn luyện tập.
 Gv nêu yêu cầu từng bài, gợi dẫn để học sinh thực hiện.
Bài 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng 
a, Câu cầu khiến; b, Câu nghi vấn 
c, âu trần thuật 
Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến ( có chức năng giống nhau )
Câu b, c thể hiện ý cầu klhiến nhẹ nhàng hơn câu a
Bài 4 : Tất cả các câu trong phần này đều là câu trần thuật , trong đó câu a và câu được dẫn lại ở câu b dùng để cầu khiến 
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung :Đặc điểm hình thức chức năng câu trần thuật. 
 1. Phân tích ví dụ:
-Ví dụ ( a.b.c.d. - trang 45 ) :
-Câu “Ôi Tào Khê “ có đặc điểm hình thức của câu cảm thán .
- Phần còn lại là câu trần thuật .
->Dùng để kể, thông báo, nhận định , miêu tả 
=> Câu trần thuật.
2. Ghi nhớ : sgk .
II Luyện tập :
Bài 1 : Xác định các kiểu câu 
a, cả 3 câu đều là câu trần thuật . cấu dùng để kể, còn câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
b, câu 1 là câu trần thuật dùng để kể . Câu 2 là câu cảm thán ( được đáng dấu bằng từ quá ) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3, 4 : là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc 
Bài 2 : Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của HCM là câu nghi vấn ( giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán : Đối thử klương tiêu nại nhược hà ? ), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó 
III. Hướng dẫn tự học :
- Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật.
- Chuẩn bị bài tiết sau : Chương trình địa phương.
+ Tác giả, tác phẩm viết về danh lam thắng cảnh ở địa phương.
+ Tìm hiểu tư liệu về Đà Lạt ( lâm Đồng) nói chung, Hồ Xuân Hương nói riêng.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 24 Ngày soạn:18/02/13
TIẾT 92 Ngày dạy: 20/02/13
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 	(Phần Tập làm văn)
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
Bước đầu biết vận dụng kiến thức của văn thuyết minh để giới thiệu một di tích, thắng cảnh của quê hương.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
1. Kiến thức
- Những hiểu biết về một di tích, thắng cảnh của quê hương.
- Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về một di tích, thắng cảnh của quê hương.
2. Kỹ năng :
- Quan sát tìm hiểu, nghiên cứu ... về đối tượng một di tích, thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyế minh có độ dài 300 chữ.
3.Thái độ:
Thấy được sự phong phú đa dạng của Hướng dẫn HS di tích, thắng cảnh của quê hương và thêm yêu quê hương, dất nước. 
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.	
2. Bài cũ:  ?Nêu các yêu cầu cơ bản của một tiết luyện nói  và các bước làm một bài văn thuyết minh ?
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Là một tỉnh được khí hậu ưu đãi, lại có địa hình độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh. Tự hào về điều đó chúng ta sẽ giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê mình qua tiết Chương trình địa phương.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
Trên cơ sở, hs đã chuẩn bị, gv yêu cầu các em trình bày theo mẫu bên .
Gv lưu ý :
Địa phương được hiểu là quê cũ hay nơi ở hiện tại.
Gọi những hs ở những địa phương khác nhau .
Hs bổ sung cho bảng danh sách lẫn nhau .
Gv yêu cầu hs đọc bài đã sưu tầm .Trình bày thêm ý cảm nhận của hs về bài đó và lí do chọn bài của các em .
- Yêu cầu HS nhận xét lẫn nhau sau đó GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
- Gv hướng dẫn, HS thực hiện và trình bày, nhận xét.
- GV chữa bài.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học :
- Tiếp tục tìm hiểu và thuyết minh về các đối tượng.
- Chuẩn bị bài tiết sau : Hịch tướng sĩ.
I. Tìm hiểu chung:
* ĐỀ BÀI :
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 1. Gợi ý nội dung thuyết minh: ( Có thể thuyết minh về Hồ Xuân Hương- Đà Lạt)
-Vị trí hồ : nằm ở trung tâm Thành phố .
-Chu vi hồ : 5000m 
-Diện tích hồ : 4-5 ha
-Độ cao của hồ : 1477m
-Nguồn gốc của hồ : Bắt nguồn từ dòng suối của các dân tộc : Lat , Chil .
-Các tên của hồ : Grand Lac ( hồ lớn ) -1934- Hồ Xuân Hương -1953
-Tác dụng ý nghĩa : Tăng thêm vẻ duyên dáng , yêu kiều cho Thành phố , hấp dẫn khách du lịch . -Hồ Xuân Hương là một trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia do Bộ Văn Hóa – Thông Tin và Thể Thao công nhận ngày 16. 11. 1988.
3. Viết bài văn thuyết minh ngắn ( khoảng 300 chữ) về một danh lam thắng cảnh – về Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt.
* Lưu ý:
- Viết đoạn thân bài : Giới thiệu về ngồn gốc, vị trí của Hồ Xuân Hương.
II. Luyện tập:
* Câu hỏi: Lập dàn ý chi tiết và tìm ý cho đề bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
III. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành nội dung phần luyện tập- viết thành một bài thuyết minh hoàn chỉnh khoảng 300 chữ.
- Chuẩn bị bài: Hịch tướng sĩ.
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TUAN 24.doc