Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 64 đến tiết 66

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 64 đến tiết 66

A . Điểm cần đạt:

 - Hs cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bác được tái hiện trong bài tuỳ bút.

- Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.

B . Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

? Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?

Hoạt động 2: (40p) Tìm hiểu bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 64 đến tiết 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14 tháng 12 năm 2009
Tiết 64
Văn bản: mùa xuân của tôi
 Vũ Bằng
A . Điểm cần đạt:
 - Hs cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bác được tái hiện trong bài tuỳ bút.
Thấy được tình quê hương, đất nước thiết tha, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
? Nhắc lại những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
Hoạt động 2: (40p) Tìm hiểu bài mới:
Gv cho hs đọc đoạn 2
? Theo dõi phần 2 trong văn bản để tìm câu văn gợi tử cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội, đất Bắc?
? Từ có lặp lại nhiều lần và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?
? Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc mùa xuân đất Bắc?
? Những dấu hiệu điển hình nào tạo không khí mùa xuân đất Bắc?
? Những dấu hiệu đó gợi một bức tranh đất Bắc ntn?
Theo dõi đoạn văn tiếp theo và cho biết:
? Tác giả gọi mùa xuân đất Bắc – Hà Nội là mùa xuân thánh thần của tôi - điều đó có ý nghĩa gì?
? Câu văn “ nhựa sống ở trong người căng lêncặp uyên ương đứng cạnh đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân?
? Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn: “ nhang trầm, đèn nếnmở họi liên hoan”?
?Nhận xét về biện pháp ngôn từ nổi bật trong hai câu văn trên? Tác dụng của biện pháp nt đó?
? Cách dùng giọng điệu, dấu câu có gì đặc biệt?
?Tác dụng của biện pháp này?
? Qua đoạn văn trên tác giả đã cảm nhận được những điều kì diệu nào của mùa xuân?
? Từ đây, tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân đất Bắc được bộc lộ?
Gv: Theo dõi phần cuối văn bản sẽ thấy mùa xuân của nửa sau tháng giêng được đặc trưng bởi bầu trời và bữa cơm gia đình sau tết.
? Điều đó được gợi tả bằng những chi tiết nào?
? Những chi tiết đó cho thấy sự tinh tế nào trong cách cảm thụ đời sống của nhà văn?
? Các chi tiết đó tạo thành cảnh tượng riêng nào của mùa xuân đất Bắc vào độ tháng giêng?
? Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người?
? Nhà văn cảm thấy yêu tháng giêng nhất. điều đó cho thấy con người ở đây đã yêu mùa xuân đất Bắc bằng một tình yêu ntn?
Gv: Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đỏi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng.
? Em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm từ tuỳ bút Mùa xuân của tôi?
? Nếu biết tác giả Vũ Bằng là người Hà Nội sống những năm xa cách đất Bắc thời Mỹ nguỵ, em sẽ hiểu thêm tình cảm cao quý nào của nhà văn dành cho mùa xuân?
Gv: Văn bản Sài Gòn tôi yêu là sự cảm nhận bằng tình yêu của tác giả với những vẻ đẹp của Sài Gòn.
? Có mấy nội dung lớn được phản ánh trong văn bản?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Gv cho hs thảo luận nhóm trả lời các nội dung sau:
? Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn được ghi nhận ở những vẻ đẹp nào?
? Tác giả đã miêu tả và bình luận một cách cụ thể và tự tin. Theo em, do đâu tác giả có thể viết như thế?
? Con người Sài Gòn có những vẻ đẹp riêng nào?
?Những biểu hiện riêng đó làm thành vẻ đẹp chung nào của con người Sài Gòn?
? Yêu Sài Gòn, tác giả cảm thấy thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của.Từ đây, em hiểu tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn là tình cảm ntn?
(26p)Đọc – Tìm hiểu chi tiết.
Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân.
Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc.
- “ mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt.đẹp như thơ như mộng”
- Liệt kê để nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất Bắc.
- Gợi ra những vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân.
- “ Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đêm xanh..”
- “ Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình”
-> Không khí hài hoà với cảnh sắc tạo thành một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.
Tác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng kì diệu của mùa xuân đất Bắc.
Mùa xuân có sức khơi dậy sinh lực cho muôn loài, trong đó có con người.
Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quý của con người như đạo lí, gia đình, tổ tiên.
Tạo các hình ảnh so sánh mới mẻ: 
+ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của nai, như mầm non của cây cối
+ Trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan
Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân 
Giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết. Câu dài, được bằng nhiều dấu phẩy.
Phản ánh cảm xúc bồng bột, mãnh liệt của tâm hồn.
Tạo nhạc cho lời văn, cuốn hút bạn đọc.
Mùa xuân khơi dậy năng lực sống cho muôn loài.
Khơi dậy năng lực tinh thần cao quý của con người.
Khơi dậy tình yêu cuộc sống, quê hương.
Hân hoan, biết ơn, thương nhớ mùa xuân đất Bắc.
Cảm nhận mùa xuân trong tháng giêng nơi đất Bắc.
Những vệt xanh tươi hiện lên ở trên trời, những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
Bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá
Nhà văn cảm giác được cả những cái vô hình (những làn sáng hồng hông rung động)
không gian dần rộng rãi, sáng sủa.
Không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật.
Vui vẻ, phấn chấn trước một năm mới (cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa)
Cụ thể, tinh tế, dồi dào, sâu sắc, bền bỉ, rộng mở
IV.(4p)Tổng kết:
Nghệ thuật:
-Cảm xúc mãnh iệt
- chi tiết tinh tế.
- Lời văn giàu hình ảnh và nhịp điệu
2. Nội dung:
- Tình cảm thuỷ chung với quê hương
- Tình yêu bền chặt với mùa xuân đất Bắc
- Lòng mong mỏi cho đất nước hoà bình thống nhất để có mùa xuân sum họp
V.(10p) Hướng dẫn học thêm:
 Sài Gòn tôi yêu
- Có 2 nội dung lớn: + Vẻ đẹp Sài Gòn
+ Tình yêu của tác giả với Sài Gòn
2 phần: 
Phần 1: từ đầu đến hàng triệu người khác”
Cuộc sống Sài Gòn với sự hấp dẫn của một thành phố trẻ, hoà hợp, thiên nhiên khí hậu nhiệt đới.
Phần 2: còn lại:
Con người Sài Gòn với phong cách sống cởi mở, chân thành, lễ độ, tự tin.
Vẻ đẹp Sài Gòn:
a, vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn
- Sài Gòn cứ trẻ hoài như cây tơ đang độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt
- Sài Gòn nhiều nắng, nhiều mưa, nhiều gió, khí hậu thay đổi
- Cuộc sống cộng đồng hoà hợp trong lao động.
-> tác giả đã sống gắn bó lâu năm bằng tình yêu tha thiết với Sài Gòn.
-> Tác giả coi Sài Gòn như quê hương mình.
b, Vẻ đẹp của con người Sài Gòn
- Những nét đẹp riêng: trang phục, dáng vẻ, xã giao
- Vẻ đẹp chung: giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ, tự tin.
2. Tình yêu với Sài Gòn:
- Yêu quý Sài Gòn đến độ hết lòng.
- Muốn được đóng góp sức mình cho Sài Gòn.
- Mong mọi người hãy đến và hãy yêu Sài Gòn
Hoạt động 3: (2p) Củng cố và dặn dò
 Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk
 Về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ
 Soạn bài: Luyên tập sử dụng từ
 Làm các bài tập trong sgk
Ngày dạy: 15 tháng 12 năm 2009
Tiết 65
 Luyện tập sử dụng từ
A . Điểm cần đạt:
 - Hs ôn tập tổng hợp về từ thông qua một hệ thống bài tập thực hành
 - Rèn luyện kỹ năng về dùng từ, sửa chữa lỗi dùng từ
 - Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao khả năng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Hoạt động 2(40p) Tìm hiểu bài mới:
? Em hãy nhắc lại cách phân loại từ?
? Tìm các từ có chứa các yếu tố Hán Việt sau và giải nghĩa?
a, Nguyên, b, Tiêu, c, Viên, d, Xuân.
? Tìm các thành ngữ trong đó có từ đầu?
? giải bài đố vui sau?
Lễ gì?
Lễ gì nhộn nhịp tưng bừng
Mở đầu năm học xin đừng ai quên?
Lễ gì đối với người trên?
Lễ gì chỉ có một đêm ở nhà thờ?
 Lễ gì xứ phật mong chờ?
Một năm ngày ấy ngồi mơ Niết bàn?
Lễ gì ai cúng hân hoan 
Bốn phương trẩy hội bạt ngàn ngựa xe?
Lễ gì cả nước hướng về 
Đã thành quốc lễ cực kỳ thiêng liêng?
Lễ gì vừa chung vừa riêng
Để cho hai họ, xóm giềng cùng vui?...
? Đặt câu với mỗi từ sau?
a, hồi phục- khôi phục, quy phục, khuất phục, khắc phục.
b, phản ánh, phản ảnh, phản chiếu, phản hồi, phản bội, phản ứng,
c, xuất giá, xuất gia, xuất xứ, xuất sắc, xuất khẩu, xuất bản.
Gv: cho hs chơi theo chủ đề:
? Tìm các tiếng có thể kết hợp với các từ sau:
a, Chủ đề ngày 27/7 (ngày thương binh liệt sĩ)- Từ thương binh
b, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 =- Từ giáo viên
c, Ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12 – quân đội
- Cách chơi: các tổ cử đại diện lên bảng viết ra các từ ghép có chứa các yếu tố đã cho trong thời gian 30s, tổ nào viết được nhiều từ thì thắng cuộc.
Phân loại từ:
Về từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, lượng từ
Về cấu tạo từ: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy, thành ngữ
Về nguồn gốc: từ thuần Việt, từ vay mượn
Về quan hệ so sánh, ý nghĩa: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Về biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ
Từ Hán Việt:
a, Nguyên: ( bắt đầu, đứng đầu) nguyên đại, nguyên lão, nguyên soái, nguyên thủ.
( nguồn gốc) tài nguyên, đào nguyên ( vùng đất rộng) thảo nguyên, bình nguyên, cao nguyên ( cái gốc ban đầu) nguyên đơn, nguyên cáo, nguyên thuỷ
b, Tiêu: (đêm) nguyên tiêu, ba tiêu, chuối tiêu(cây chuối), tưới tiêu, tiêu nước(thải bỏ, liên quan đến nước), tiêu du, tiêu diêu (rong chơi, nhàn nhã)
c, Viên: (người) diễn viên, nhân viên, biên tập viên, viên chức, giáo viên, báo cáo viên, công tố viên( tròn, đầy đủ) viên mãn, chính viên, ( vườn) công viên, điền viên, hoa viên
d, Xuân: (mùa xuân) lập xuân, xuân phân, xuân sơn, xuân thuỷ ( năm) Xuân Quý Mùi, tân xuân (tuổi trẻ) thanh xuân, hồi xuân, trường xuân bất lão..
3. Sử dụng từ, thành ngữ:
a, - Đầu xuôi đuôi lọt
- Đầu sóng ngọn gió; Đầu tắt mặt tối
- Đầu trâu mặt ngựa, Đầu đường xó chợ
- Đầu bạc răng long, Đầu cơ trục lợi
- Đầu gà mái lợn, Đầu voi đuôi chuột
- Đầu bò đầu bướu, Đầu gối tay ấp
- Đầu trộm đuôi cướp, Đầu chày đít thớt
- Đầu bù tóc rối, Đầu xanh tuổi trẻ
- Đầu làng cuối xóm, Đầu mày cuối mắt
- Cứng đầu cứng cổ
b, Lễ khai giảng, lễ mừng thọ, Lễ Nôen, Lễ phật đản (8/4), Lễ hội chùa Hương, Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ cưới.
4. sửa lỗi dùng sai âm, sai chính tả:
 Hs đặt câu
5.
a, Thương: yêu, mến, xót, đau, nhớ, tình, hại, nhau
- Binh: lính, sĩ, nghiệp, pháo, chủng, thư, chiến, cường
b, Giáo: viên, dục, án, sư, huấn, vụ, trưởng, 
- Viên: nhân, quan, đoàn, đội, đảng, hội, thành, nghị, uỷ
c, Quân: nhân, hiệu, lệnh, tình nguyện, y, y viện, sự, sứ, số, phục, pháp, ngũ, lực, lính
-Đội: ngũ, sổ, trưởng, viên, bảng, tuyển, lốt. 
Hoạt động 3(2p) Củng cố và dặn dò
 - Gv cho hs nhắc lại những điểm cần nắm khi sử dụng từ
 - Về nhà tự kiểm tra lại những lỗi chính tả khi viết văn và giao tiếp
 - Soạn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình:
Đọc – trả lời các câu hỏi trong sgk
Lập bảng hệ thống những tác phẩm đã học theo gợi ý sgk
Ngày dạy: 15 tháng 12 năm 2009
Tiết 66
 ôn tập tác phẩm trữ tình
A . Điểm cần đạt:
 - Hs bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện.
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (3p) ổn định lớp và kiểm tra vở soạn của hs
Hoạt động 2: (40p) Tìm hiểu bài mới:
Gv yêu cầu hs lập bảng hệ thống những kiến thức đã học về từng tác phẩm văn học:
TT
Tác phẩm
tác giả
Thể loại
Nội dung tư tưởng
1
 Sông núi nước
LTK
TTĐL
ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
2
Phò giá về kinh
TQK
NN
 Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dt ta ở thời đại nhà Trần
3
Buổi chiều
TNTông
TT
Cảnh tượng vùng quê trầm lặng màv không khí đìu hiu. Sự hoà hợp giữa sự sống của con người và cảnh vật
4
Bài ca côn sơn
NT
Lục bat
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên
5
Bánh trôi nước
HXH
TTĐL
Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt của người phụ nữ VN ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận của họ
6
Qua đèo ngang
BHTQ
TNBCĐL
Nỗi nhớ thương quá khứ cùng với nỗi đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang vu
7
Bạn đến chơi nhà
NK
TNBCĐL
Tình bạn đậm đà, thắm thiết
8
Xa ngắm thác núi lư
Lí Bạch
TT
Tình yêu thiên nhiên đằm thắm 
9
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ls Bạch
NNTT
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng
10
Ngẫu nhiên viết nhân
Hạ tri Chương
TTĐL
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về
11
Bài ca nhà tranh bị 
 Đỗ Phủ
8 chữ
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
12
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
HCM
TT
- Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan
13
Tiếng gà trưa
XQ
 NN
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuỏi thơ
Đặc điểm thể thơ:
a, So sánh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt?
b, Nêu đặc điểm thể thơ lục bát?
Gv cho hs thảo luận – chuyển sang tiết 2
Hoạt động 3: (2p) Củng cố và dặn dò:
Gv nhắc lại một số điểm cần nắm về đặc điểm của các thể thơ và nội dung tư tưởng
Về nhà ôn lại các kiến thức về các tác phẩm trữ tình
Chuẩn bị nội dung tiết 2: Tìm hiểu đặc điểm các thể thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docga NV7.17.doc