Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình

A . Điểm cần đạt:

 - Hs bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình

- Củng cố những kiến thức cơ bản đã được cung cấp và rèn luyện đặc biệt là cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.

B . Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: ( 3p) ổn định lớp và kiểm tra vở soạn của hs

Hoạt động 2: (40p) Ôn tập:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Học kì I năm 2009 - 2010 - Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 19 tháng 12 năm 2009
Tiết 67
 ôn tập tác phẩm trữ tình
A . Điểm cần đạt:
 - Hs bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình
Củng cố những kiến thức cơ bản đã được cung cấp và rèn luyện đặc biệt là cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình.
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: ( 3p) ổn định lớp và kiểm tra vở soạn của hs
Hoạt động 2: (40p) Ôn tập:
? Những thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học? Lấy ví dụ điển hình?
? Nêu những nội dung lớn của các chùm ca dao dân ca đã học?
? Nghệ thuật cơ bản của các chùm ca dao, dân ca đó?
? Nội dung chung của các tác phẩm thuộc thể thơ trữ tình trung đại?
?Nội dung cơ bản của thơ hiện đại?
? Nghệ thuật cơ bản?
? Các tác phẩm tuỳ bút chứa đựng nội dung cơ bản nào?
? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua 2 bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê?
Gv chốt:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm được biểu hiện lúc ở xa quê
Biểu hiện trực tiếp (tư – nhớ)
Thể hiện một cách nhẹ nhàng sâu lắng
? So sánh cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện qua 2 bài thơ: Phong kiều dạ bạc và Rằm tháng giêng?
Gv cho hs thảo luận theo bàn
Gọi đại diện trả lời- nhận xét
Gv chốt:
Các thể loại và đặc điểm của các tác phẩm trữ tình cùng thể loại.
Thể loại ca dao, dân ca.
Thơ trữ tình trung đại và hiện đại
Thể tuỳ bút
Nội dung cơ bản của các tác phẩm trữ tình cùng thể loại.
a, Thể loại ca dao, dân ca:
- Những câu hát về tình cảm gia đình: Tình cảm cha mẹ dành cho con cái, tình cảm của con cái đối với mẹ, tình cảm của con cháu với ông bà, tình cảm anh em.
- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người: Tình yêu, niềm tự hào, sự gắn bó sâu sắc của con người VN đối với quê hương xứ sở tươi đẹp của mình.
- Những câu hát than thân: Phản ánh rõ nét đời sống hiện thực của người nông dân, người lao động xưa. Người lao động xưa làm lụng vất vả chăm chỉ nhưng cs vẫn khổ cực trăm bề.
- Những câu hát châm biếm: Phê phán những thói hư tật xấu trong một bộ phận người lao động, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.
+ Nghệ thuật: - Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị gợi cảm, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, hát đố, sử dụng mô típ quen thuộc.
b, Thơ trữ tình:
- Tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình.
- Phê phán chiến tranh phi nghĩa, tiếng lòng xót xa cho thân phận long đong mà vẫn son sắt, thuỷ chung, tâm trạng ngậm ngùi da diết nhớ về một thủa vàng son đã mất của nước nhà.
-Tình yêu gia đình, quê hương đất nước.
+ Thể thơ TNBCĐL, TTĐL, NN, LB
+ Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ
c, Thể tuỳ bút:
- Tình yêu cuộc sống, quê hương, gia đình
3. Luyện tập:
Bài tập 1:
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê.
Biểu hiện gián tiếp: kể – tả (tình huống)
Đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi
Bài tập 2:
+ Giống nhau:- Về thời gian, hình ảnh: đêm khuya, thuyền, trăng, sông
cảnh và tình hoà quyện với nhau
+ Khác nhau: - Phong kiều dạ bạc: ->Cảnh yên tĩnh, u tối, lạnh, đượm buồn
-> Lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ.
- Rằm tháng giêng: -> cảnh huyền ảo, sống động trong sáng. Người chiến sĩ cách mạng ung dung thanh thản, vui vẻ vừa hoàn thành một cong việc trọng đại đv sự nghiệp cách mạng.
Hoạt động 3 (2p) Củng cố và dặn dò:
Gv cho hs nhắc lại những nội dung cần nắm về các tác phẩm trữ tình
Về nhà ôn tập kỹ các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra học kì 1
Ngày dạy: 22 tháng 12 năm 2009
Tiết: 68 – 69
 Kiểm tra học kỳ I
A . Điểm cần đạt:
 Nhằm đánh giá hs trên các phương diện: - Việc nắm các nội dung cơ bản của ba phân môn trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1.
Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của 3 phân môn trong bài kiểm tra.
Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập bài viết.
Biết cách vận dụng những nội dung và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá.
B . Tiến trình lên lớp:
Hoạt động 1: (2p) ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
Hoạt động 2 (5p) Gv ghi đề 
Đề ra: 
Câu 1: Hãy nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn trong bài thơ Bài ca Côn Sơn? Em có cảm nghĩ ntn về tác giả Nguyễn Trãi qua tác phẩm này?
Câu 2: Thế nào là điệp ngữ? Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau? Xác định dạng điệp ngữ và cho biết tác dụng của các điệp ngữ đó?
. “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Câu 3: Quê hương yêu dấu.
Hoạt động 3: (80p) Hs làm bài
Hoạt động 4: (3p) Thu bài và dặn dò
 Soạn bài : ôn tập tiếng việt
 Trả lời các câu hỏi trong sgk
Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: (2đ) 
Cảnh tượng Côn Sơn: Cảnh hoang sơ, thoáng mát, thanh tĩnh, nên thơ (1đ)
Cảm nghĩ về tác giả: Yêu thiên nhiên, quý trọng những giá trị của thiên nhiên, sống hoà hợp, giao hoà với thiên nhiên. Tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc(1đ)
Câu 2: (3đ)
Khái niệm điệp ngữ: Là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại từ ngữ có dụng ý nghệ thuật trong một ngữ cảnh nhất định (0,5đ)
Tìm điệp ngữ:đừng thương, ai cấm được (0,5đ)
Dạng điệp ngữ: cách quãng (0,5đ)
Tác dụng : (1,5đ)
+ Khẳng định, nhấn mạnh tình yêu của con người đối với mùa xuân, là một thứ tình cảm tự nhiên, là quy luật tất yếu, tình cảm đẹp và rất nhân bản (1đ)
+ Tạo nhịp điệu tha thiết, mềm mại cho lời văn theo dòng cảm xúc.(0,5đ)
Câu 3 (5đ)
Viết đúng kiểu bài, xác định đúng đối tượng biểu cảm
Tình cảm chân thành, sâu sắc
Bố cục rõ ràng
Biết vận dụng các cách lập ý thường gặp và biết sử dụng yếu tố tả, tự sự
 + MB: Giới thiệu về quê hương và tình cảm, cảm xúc đối với quê hương.
 + TB: - Trình bày tình cảm, cảm xúc của em đối với quê hương một cách sâu sắc.
 Có thể: Tả một số nét nổi bật của quê hương
 Kể về sự gắn bó, một kỷ niệm nào đó của em với qh
 Tâm trạng khi xa quê, khi ở quê.
 Nghĩ về qh trong tương lai
+ KB : Khẳng định lại tình cảm của em đối với qh 

Tài liệu đính kèm:

  • docga NV7.18.doc