Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 54: Tiếng gà trưa (tiết 2)

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 54: Tiếng gà trưa (tiết 2)

I. MỤC TIÊU: ( NHƯ TIẾT 53 )

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

- HỌC SINH: TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (TT)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1) : KIỂM TRA SĨ SỐ

2. KTBC: (5)

ĐỌC THUỘC LÒNG 6 KHỔ THƠ ĐẦU CỦA BÀI THƠ “TIẾNG GÀ TRƯA” CỦA NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH.

NÊU NHẬN XÉT VỀ NHỮNG KỈ NIỆM TUỔI THƠ CỦA TÁC GIẢ?

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN CỦNG CỐ NỘI DUNG TIẾT 1 CHUYỂN TIẾP SANG TIẾT 2.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 54: Tiếng gà trưa (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23 /11/2008 Tuần 14
Ngày dạy : 25/11/2008 Tiết 54
(Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU: ( Như tiết 53 )
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản (tt) 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) : Kiểm tra sĩ số
2. KTBC:	(5’)
Đọc thuộc lòng 6 khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Nêu nhận xét về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả?
3. Bài mới: Giáo viên củng cố nội dung tiết 1 à chuyển tiếp sang tiết 2.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
6’
6’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU 2 KHỔ CUỐI.
GV: Cho HS đọc lại toàn bộ bài thơ một cách diễn cảm.
HS: Đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối.
H: Người chiến sĩ nghe tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào? 
HS: Trên đường đi hành quân.
GV: “Tiếng gà trưa” còn gợi cả những suy tư của con 
 người về hạnh phúc (Khổ 7)
 Về cuộc chiến đấu hôm nay (Khổ 8)
H:”Tiếng gà trưa”lặp lăi lần cuối với dụng ý khác với việc lặp lại ở đoạn trên như thế nào?
HS:Đưa nhà thơ trở về hiện tại ,gợi nghĩ về hạnh phúc,về cuộc chiến đấu hôm nay.
H: Vì sao con người có thể nghĩ rằng:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc”?
HS thảo luận, trả lời:
- Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật, bình yên, no ấm.
 - Tiếng gà trưa thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương.
 - Đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những niềm yêu thương cho con người .
H: Như thế, trong “giấc ngủ hồng những trứng”, con người chỉ có thể mơ những điều gì?
HS: Mơ những điều tốt lành, những điều vui và hạnh phúc.
H: Theo em tình cảm của người cháu đối với bà, đối với quê hương đất nước được thể hiện như thế nào?
HS: Càng nhớ về những kỉ niệm năm xưa, hình ảnh người bà giờ đây càng in đậm trong tâm hồn người cháu. Hình ảnh người bà trở thành một niềm trân trọng kính yêu, sự chân thành biết ơn.
H: Từ sự kính yêu và lòng biết ơn đó người cháu sẽ có những hành động gì? 
HS: Từ sự kính mến, yêu thương dẫn đến tình cảm cao hơn nữa đó là tình yêu xómlàng, quê hương, đất nước: “ Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ Quốc 
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi, cũng vì bà” 
H: Nhận xét ý nghĩa của từ “Vì” được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ?
HS: Khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu cao cả “vì lòng yêu Tổ quốc”; nhưng cũng hết sức bình thường “ Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
H: Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”?
 HS thảo luận nhóm trình bày
HS: Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật, thân thương, quí giá à biểu tượng hạnh phúc ở mỗi miền quê; Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật, quí giá đó.
H: khi chiến đấu vì “Tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà trưa và ổ trứng hồng” Con người sẽ mang 1 tình yêu như thế nào đối với đất nước?
HS: Tình yêu rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TỔNG KẾT. 
GV.Cho HS nhắc lại thể thơ 5 chữ như là nói ở tiết 53.
H:Về số câu,số tiếng em thấy bài thơ này giống bài thơ nào mà em đã được học ở lớp 6 ?
(Đêm nay Bác không ngủ)
H: Vì sao hình ảnh “Tiếng gà trưa” lại được tác giả chọn đặt nhan đề của bài thơ?
 HS:Thảo luận,trình bày
GV:Nhận xét,bổ sung
 Tiếng gà trưa là âm thanh vang vọng,khơi nguồn cảm xúc ,gợi về kỉ niệm với người bà thân yêu và là hình ảnh bao trùm toàn bài thơ.
H: Em hãy nêu nhận xét nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 HS thảo luận ,trình bày
GV bổ sung:
-Nội dung:Cách dùng điệp ngữ,cách biến đổi khổ thơ,cách kể xen biểu cảm và biểu cảm trực tiếp,cách tạo mạch cho hồi ức,cách tả song hành(bà và ổ trứng).
-Nghệ thuật:Từ việc nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và tình bà cháu,nhà thơ đã nâng tình cảm gia đình lên tình cảm quê hương,đất nước một cách tự nhiên.
HS: Thực hiện phần ghi nhớ SGK/115
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LUYỆN TẬP.
HS: Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu?
2. Lúc trưởng thành: 
- Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
à Âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương, niềm vui, hạnh phúc cho con người.
-“Cháu chiến đấu hôm nay vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi, cũng vì bà”
Þ Tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn bà đã khắc sâu thêm đối với quê hương đất nước.
III. TỔNG KẾT
(GHI NHỚ SGK/151)
IV. LUYỆN TẬP:
1. Học thuộc lòng 1 đoạn thơ mà em thích.
2. Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu trong bài thơ.
4. CỦNG CỐ: (5’)
 - Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ ? (Biểu cảm)
 A. Hoài niệm tuổi thơ	C. Tình bà cháu
 B. Tình quê hương đất nước	D. Cả 3 ý trên.
- Ở bài thơ này em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- Đối với bà của em, em có kỉ niệm nào đáng nhớ nhất?
- Em đọc bài thơ nào nói về tình bà cháu hay chưa? “Bếp lửa”
- Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
5.DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc bài, nắm vững nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Chuẩn bị bài mới: ĐIỆP NGỮ.
 + Soạn bài theo câu hỏi SGK
 + Đọc phần ghi nhớ + Bài tập
 + Sưu tầm trong chương trình em đã học có sử dụng điệp ngữ hay không? 
 Lấy ví dụ ( có thể em sưu tầm ở ngoài).
Ngày soạn :23 /11/2008 Tuần 14
Ngày dạy : 25/11/2008 Tiết ĐIỆP NGỮ
(Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU: ( Như tiết 53 )
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản (tt) 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) : Kiểm tra sĩ số
2. KTBC:	(4’)
Đọc thuộc lòng 6 khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Nêu nhận xét về những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả?
3. Bài mới: Giáo viên củng cố nội dung tiết 1 à chuyển tiếp sang tiết 2.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
23’
5’
5’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU 2 KHỔ CUỐI.
GV: Cho HS đọc lại toàn bộ bài thơ một cách diễn cảm.
HS: Đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối.
H: Người chiến sĩ nghe tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào? 
HS: Trên đường đi hành quân.
GV: “Tiếng gà trưa” còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc (Khổ 7)
Về cuộc chiến đấu hôm nay (Khổ 8)
H: Vì sao con người có thể nghĩ rằng:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc”?
HS thảo luận, trả lời:
- Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật, bình yên, no ấm.
 - Tiếng gà trưa thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương.
 - Đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những niềm yêu thương cho con người .
H: Như thế, trong “giấc ngủ hồng những trứng”, con người chỉ có thể mơ những điều gì?
HS: Mơ những điều tốt lành, những điều vui và hạnh phúc.
H: Theo em tình cảm của người cháu đối với bà, đối với quê hương đất nước được thể hiện như thế nào?
HS: Càng nhớ về những kỉ niệm năm xưa, hình ảnh người bà giờ đây càng in đậm trong tâm hồn người cháu. Hình ảnh người bà trở thành một niềm trân trọng kính yêu, sự chân thành biết ơn.
H: Từ sự kính yêu và lòng biết ơn đó người cháu sẽ có những hành động gì? 
HS: Từ sự kính mến, yêu thương dẫn đến tình cảm cao hơn nữa đó là tình yêu xómlàng, quê hương, đất nước: “ Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi, cũng vì bà” 
H: Nhận xét ý nghĩa của từ “Vì” được lặp lại liên tiếp ở các câu thơ?
HS: Khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu cao cả “vì lòng yêu Tổ quốc”; nhưng cũng hết sức bình thường “ Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
H: Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”?
HS: Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật, thân thương, quí giá à biểu tượng hạnh phúc ở mỗi miền quê; Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật, quí giá đó.
H: khi chiến đấu vì “Tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà trưa và ổ trứng hồng” Con người sẽ mang 1 tình yêu như thế nào đối với đất nước?
HS: Tình yêu rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
H: Vì sao hình ảnh “Tiếng gà trưa” lại được tác giả chọn đặt nhan đề của bài thơ?
H: Vậy bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Sự vật nào được mượn để bảy tỏ tình cảm?
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TỔNG KẾT. 
H: Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài, ở vị trí nào và có tác dụng ra sao? 
HS: “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ. Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này gợi ra 1 hình ảnh trong kỉ niệm thơ ấu. Nó vừa là sợi dây liên kết hình ảnh ấy lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
GV nhấn mạnh, củng cố lại thể thơ 5 chữ như là nói ở tiết 53.
H: Em hãy nêu nhận xét nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS: Thực hiện phần ghi nhớ SGK/115
GV củng cố, khắc sâu kiến thức:
 Tác giả sử dụng nhiều từ, ngữ lặp, lời thơ tự nhiên, bình dị. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu qua những chi tiết thật bình thường, giản dị, không có gì đặc biệt mà vẫn xúc động bởi sự chân thành.
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LUYỆN TẬP.
HS: Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu?
2. Lúc trưởng thành: 
- Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
à Âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương, niềm vui, hạnh phúc cho con người.
- “Cháu chiến đấu hôm nay vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi, cũng vì bà”
Þ Tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn bà đã khắc sâu thêm đối với quê hương đất nước.
III. TỔNG KẾT
(GHI NHỚ SGK/151)
IV. LUYỆN TẬP:
1. Học thuộc lòng 1 đoạn thơ mà em thích.
2. Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu trong bài thơ.
4. CỦNG CỐ: (5’)
- Ở bài thơ này em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- Đối với bà của em, em có kỉ niệm nào đáng nhớ nhất?
- Em đọc bài thơ nào nói về tình bà cháu hay chưa? “Bếp lửa”
- Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
5.DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc bài, nắm vững nội dung và nghệ thuật bài thơ
- Chuẩn bị bài mới: ĐIỆP NGỮ.
+ Soạn bài theo câu hỏi SGK
+ Đọc phần ghi nhớ + Bài tập
+ Sưu tầm trong chương trình em đã học có sử dụng điệp ngữ hay không? Lấy ví dụ ( có thể em sưu tầm ở ngoài).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 54.doc