Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- CẢM NHẬN VÀ HIỂU BIẾT NHỮNG TÌNH CẢM ĐẸP ĐẼ CỦA NGƯỜI MẸ ĐỐI VỚI CON NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG.

- THẤY ĐƯỢC Ý NGHĨA LỚN LAO CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI TUỔI TRẺ.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: TRANH ẢNH

IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1/. ỔN ĐỊNH:

2/. KIỂM TRA BÀI CŨ:

KIỂM TRA TẬP BÀI SOẠN CỦA HS VÀ SGK.

3/. BÀI MỚI

GIỚI THIỆU BÀI MỚI: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ ĐÃ RA ĐI NHƯNG NHỮNG SÁNG TÁC CỦA ÔNG MÃI MÃI ĐỂ LẠI CHO ĐỜI NHỮNG GIAI ĐIỆU THẬT ĐẸP, ĐẶC BIỆT LÀ TÌNH CẢM MẸ ĐỐI VỚI CON.

“NGHĨA MẸ BẰNG TRỜI CHÍN THÁNG CƯU MANG”

THẾ ĐẤY, MẸ LO CHO CON TỪ LÚC MANG THAI ĐẾN KHI SINH CON, LO CHO CON “ĂN NGON, NGỦ KHOẺ” RỒI ĐẾN LÚC CON CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO CHÂN TRỜI MỚI “HỌC ĐƯỜNG” ĐỂ HỌC HỎI NHỮNG ĐIỀU HAY MỚI LẠ, ĐÓ CŨNG LÀ LÚC BẬC LÀM CHA MẸ LUÔN QUAN TÂM VÀ MONG MÕI CON MÌNH SẼ “CON NGOAN, TRÒ GIỎI”. ĐỂ THẤU ĐÁO NỖI LÒNG CỦA BẬC LÀM CHA MẸ, CHÚNG TA SẼ CÙNG NHAU TÌM HIỂU VĂN BẢN “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1
Bài 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I. Mục tiêu cần đạt
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:	
Cảm nhận và hiểu biết những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ.
II. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, STK.
III. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh
IV. Tiến hành hoạt động dạy và học
 1/. Ổn định:
2/. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra tập bài soạn của HS và SGK.
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi mãi để lại cho đời những giai điệu thật đẹp, đặc biệt là tình cảm mẹ đối với con.
“Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Thế đấy, mẹ lo cho con từ lúc mang thai đến khi sinh con, lo cho con “ăn ngon, ngủ khoẻ” rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào chân trời mới “học đường” để học hỏi những điều hay mới lạ, đó cũng là lúc bậc làm cha mẹ luôn quan tâm và mong mõi con mình sẽ “con ngoan, trò giỏi”. Để thấu đáo nỗi lòng của bậc làm cha mẹ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích.
GV cho HS đọc hết văn bản
=> Chủ yếu miêu tả tâm trạng.
? Các em hãy cho biết văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?
? Em hãy nhắc lại, thế nào là văn bản nhật dụng?
GV cho HS giải thích một số từ khó trong SGK.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung văn bản.
? Em hãy tóm tắt văn bản bằng một vài câu ngắn gọn?
? Tác giả viết về cái gì, việc gì?
? Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của hai mẹ con. Qua đó cho thấy, tâm trạng của hai mẹ con có gì khác nhau?
? Tại sao bà mẹ không ngủ được?
? Có phải bà mẹ đang trực tiếp nói với con? Theo em, bà mẹ đang tâm sự với ai?
? Cách viết này có tác dụng gì?
? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con. Em thấy mẹ là người như thế nào?
? Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
? Bà mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã sáu năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
? Văn bản viết về tâm trạng người mẹ không ngủ trước ngày khai trường của con. Qua tâm trạng của mẹ, em hiểu được gì về vấn đề mà tác giả đề cập ở đây? 
HĐ4: Luyện tập
GV cho HS đọc bài tập trong SGK/9
? Hãy nhắc lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ?
GV cho HS đọc lại: “Thực sự  bước vào.”
? Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
=> 1 -> 3 HS đọc
=> Văn bản nhật dụng
=> Là loại văn bản đề cập nội dung có tính cập nhật, đề tài có tính thời sự, đề cập đến những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
=> HS tóm tắt
=> Bài văn viết về tâm trạng người mẹ lo lắng trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường.
=> - Mẹ: không ngủ, suy nghĩ
 - Con : thanh thản, vô tư
-> tương phản
=> - Lo lắng cho con.
 - Nhớ về kí ức tuổi thơ, về ngày khai trường năm xưa của mình.
=> Người mẹ không trực tiếp nói với con. Trong lúc nhìn con ngủ, người mẹ như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình.
=> Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu lắng khó nóibằng lời trực tiếp của nhân vật.
=> - Mẹ rất mực yêu thương con.
- Lo lắng tương lai con có cuộc sống sung túc.
- Mong con có tâm hồn trong sáng.
=> “Ai cũng biết rằng  sau này.”
=> Trường là ngôi nhàthứ hai của em. Ơû đo ùcó thầy cô giáo, có bạn bè thân thích. Trường học là nơi cung cấp cho em những tri thức khoa học, những tư tưởng, đạo lí về tình bạn, tình thầy trò để em có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Đó là thế giới kì diệu mà em đã khám phá.
=> HS bám vào Ghi nhớ trả lời.
=> Kỉ niệm là những suy nghĩ chân thành.
I. Đọc – Hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản.
1/. Hoàn cảnh nảy sinh tình cảm.
Vào ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
2/. Diễn biến tâm trạng.
- Không tập trung vào việc nào cả.
- Trằn trọc không ngủ.
- Ấn tượng về buổi khai trường sâu đậm.
- Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.
=> Thao thức, suy nghĩ vì yêu thương lo lắng cho con.
3/. Suy nghĩ của mẹ khi cổng trường mở ra.
- Đi đi con
- Can đảm lên.
- Bước qua cổng trường là thế giới kì diệu.
=> Vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
III. Tổng kết.
(Ghi nhớ SGK/9)
IV. Luyện tập.
BT1/9:
Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Ý kiến này đúng, vì mỗi khi nhớ lại, lòng ta rạo rực những cảm xúc bang khuâng, xao xuyến không bao giờ quên.
BT2/9: HS tự làm
	4/. Dặn dò:
? Qua văn bản này, theo em tại sao người mẹ không ngủ được?
=> Lo lắng cho con, mong con có cuộc sống hạnh phúc.
? Em hãy cho biết tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ như thế nào?
=> HS tự trả lời
	5/. Hướng dẫn chuẩn bị: Học bài và soạn bài mới “Mẹ tôi”
	+ Đọc văn bản.
	+ Tìm hiểu câu hỏi trong SGK.
	. Nguyên nhân bố viết thư cho En-ri-cô?
	. Thái độ của cha đối với En-ri-cô?
	. Lời khuyên nhủ của bố như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET1.doc