I.MỤC TIÊU.
1. KIẾN THỨC. - CẢM NHẬN ĐƯỢC TÂM TRẠNG HỒI HỘP, CẢM GIÁC BỠ NGỠ CỦA NHÂN VẬT “TÔI” Ở BUỔI TỰU TRƯỜNG ĐẦU TIÊN TRONG ĐỜI.
- THẤY ĐƯỢC NGÒI BÚT VĂN XUÔI ĐẦY CHẤT THƠ, GỢI DƯ VỊ TRỮ TÌNH MAN MÁC CỦA THANH TỊNH.
2. KỸ NĂNG. - RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM VĂN BẢN HỒI ỨC, BIỂU CẢM, PHÂN TÍCH TÂM
TRẠNG NHÂN VẬT.
3. THÁI ĐỘ .- YÊU THÍCH VĂN HỌC. LIÊN TƯỞNG ĐẾN NHỮNG KỈ NIỆM TỰU TRƯỜNG CỦA BẢN THÂN.
II. CHUẨN BỊ .
- .GIÁO VIÊN: SÁCH GIÁO KHOA, GIÁO ÁN. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- .HỌC SINH BÀI SOẠN , VỞ GHI.
Ngày giảng: Tiết:1. tôi đi học (Thanh Tịnh ) I.Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phân tích tâm Trạng nhân vật. 3. Thái độ .- yêu thích văn học. Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân. II. Chuẩn bị . - .Giáo viên: sách giáo khoa, giáo án. tài liệu tham khảo. - .Học sinh Bài soạn , vở ghi. III.Tiến trình bài dạy. 1.ổn định tổ chức : (1phút) .............................................. 2. Kiểm tra; .(5phút) ? Kiểm tra vở bài soạn của HS. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Họat động1:.(1phút) Giới thiệu bài Là học sinh ai cũng có lần đầu tiên cắp sách tới trường với bao điều bỡ ngỡ vì mới lạ với thầy cô, bạn bè, lớp học. . Nhân vật xưng “Tôi” trong văn bản các em học hôm nay cũng đồng tâm trạng với các em ngày đó. Hoạt động 2:.(20 phút) HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản ? GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc, HS nhận xét, GV nhận xét? ? Gọi HS đọc phần chú thích? ?Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh ?. ?Nêu những nét cơ bản về tác phẩm. ? Giải nghĩa các từ sau : -Ông đốc ? ( ông hiêu trưởng.) -Lạm nhận? (nhận những điều không phải của mình ) - Tại sao lớp 5 là lớp nhỏ nhất thời xưa ? ?Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần? - Phần 1. Từ đầu đến tưng bừng rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ. - Phần 2. Tiếp đến trên ngọn núi: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tựu trường. - Phần 3. Tiếp đến trong các lớp: Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn. - Phần 4. Tiếp đến chút nào hết: Tâm trạng của tôi khi nghe giọi tên và rời mẹ vào lớp học. - Phần 5. Còn lại: Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên. Hoạt động 3:.(14 phút) HDHS tìm hiểu văn bản ? Văn bản Tôi đi học thuộc kiểu văn bản nào đã học ? -> Văn bản biểu cảm. ?Nhân vật chính là ai ? ? Em chỉ ra đoạn văn mang tính tự sự và đoạn văn mang tính miêu tả trong văn bản ? -> Đoạn đầu : Tự sự. -> Đoạn ba : miêu tả. ? Nội dung chính của văn bản là gì ? -> Bộc lộ tâm trạng nhân vật. ? Vậy nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào trong buổi tựu trường chúng ta tìm hiểu phần một? ? Nỗi nhớ của buổi tựu trường của tôi được khơi nguồn vào thời điểm nào ? ? Tìm những chi tiết gây ấn tượng với tôi trong ngày đầu tiên đến trường ?. > Cảnh thiên nhiên, con người, trường lớp, đều có sự thay đổi lạ thường.: con đường quen -> thấy lạ . ? Em hãy lí giải tại sao nỗi nhớ buổi tựu trường lại được khơi nguồn từ thời điểm đó? -> Vì đó chính là sự liên tưởng tương đồng , tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân. ? Tại sao tôi lại cảm thấy cảnh vật thay đổi như vậy? -> Vì chính lòng nhân vật tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. ? Trước sự thay đổi đó tôi có tâm trạng như thế nào? ? Em hãy phân tích giá trị biẻu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc đó? -> Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường. đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng. ? Cảm giác và tâm trạng của tôi có trái ngược nhau không ? -> Không trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau thể hiện cảm xúc thực của tôi. I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục 1. Đọc. 2. Tìm hiểu chú thích. a.Tác giả.-Thanh Tịnh-Trần Văn Ninh.(1911-1988) ở Huế. -Vừa dậy học, viết báo tham gia kháng chiến, vừa viết văn và làm thơ. b.Tác phẩm. Tác phẩm “Tôi đi học “ in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941 c.Tìm hiẻu từ khó. 3. Bố cục. II. Tìm hiểu văn bản. 1.Khơi nguồn kỉ niệm của “Tôi”trong ngày tựu trường. -Thời điểm : Cuối thu ( Tháng 9 khai trường) -Thiên nhiên : Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. - Cảnh sinh hoạt : Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường. - Tâm trạng : nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. -> Những cảm giác, kỷ niệm sâu sắc trong sáng nảy nở trong lòng. 4. Củng cố. (3phút) ? Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật tôi ở đầu đoạn văn ? 5. Hướng đẫn về nhà.(1phút) ? Đọc, tìm hiểu tiếp văn bản trên. ? Kể lại tâm trạng của em trong ngày đầu tiên đến trường.(viết ra giấy). * Những lưu ý, rút kinh nghiệm sau khi dạy. . Ngày giảng: Tiết 2 Tôi đi học (Tiếp) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời học sinh. -Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường và tại sân trường ở lớp học. - Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích nội tâm nhân vật. 3. Thái độ .- yêu thích văn học. Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : SGK, giáo án, tài liệu tham khảo. - .Học sinh: Soạn bài , vở ghi. III.Tiến trình tổ chức dạy - học 1.ổn định tổ chức lớp : ( 1phút).................................................................................. 2 .Kiểm tra bài cũ : (5phút) ? Khơi nguồn kỉ niệm của nhân vật tôi trong ngày tựu trường được thể hiện như thế nào? Đáp án: -Thời điểm : Cuối thu ( Tháng 9 khai trường) -Thiên nhiên : Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. - Cảnh sinh hoạt : Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường. - Tâm trạng : nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. -> Những cảm giác, kỷ niệm sâu sắc trong sáng nảy nở trong lòng. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. (30 phút) HDHS Tìm hiểu văn bản ?Tâm trạng khi tôi trên con đường cùng mẹ tới trường như thế nào? ? Những chi tiết nào diễn tả tâm trạng của tôi khi ở sân trường ? ->Sự chuyển biến tâm trạng từ háo hức hăm hở sang bỡ ngỡ... là sự chuyển biến hợp quy luật tâm lí trẻ em. ? Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS tâm trạng của tôi như thế nào? ?Khi chuẩn bị bước vào lớp học tâm trạng của tôi như thế nào? ? Tâm trạng và cảm xúc của tôi khi bước vào chỗ ngồi như thế nào? ->Cảm giác nhận bừa chỗ ngồi, nhìn người bạn mới chưa quen ... là sự biến đổi tự nhiên của tâm lí nhân vật. ? Hình ảnh Một con chim liệng đến đứng ben bờ cửa sổ , hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao gợi cho em suy nghĩ gì? -> Hình ảnh đó gợi nhớ, nhớ tiếc những ngày trẻ thơ hoàn toàn chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới trong cuộc đời. ? Thái độ của người lớn đối với các em nhỏ như thế nào ? ->Các bậc phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên. -> Ông đốc là hình ảnh một người thầy từ tốn bao dung, giàu tình thương yêu. ? Nhà trường có vai trò như thế nào trong công tác giáo dục ? ->Vô cùng quan trọng.) ? Văn bản tôi đi học đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? -> Miêu tả, tự sự, so sánh. ? Gọi HS đọc ghi nhớ? . Hoạt động 2: ( 5phút) HDHS luyện tập. ?Em hãy chỉ ra các chi tiết so sánh đã được sử dụng trong văn bản? -> Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười gữa bầu trời quang đãng. -> Tôi không lội qua sông thả diều và không đi ra đồng nô đùa như thằng Quý, như thằng Sơn nữa. -> ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục II. Tìm hiểu văn bản. 1.Khơi nguồn kỉ niệm của “Tôi”trong ngày tựu trường. 2. Tâm trạng của “ Tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường. - Con đường quen -> thấy lạ - Cảnh vật thay đổi - Lòng tôi có sự thay đổi lớn-> tôi đi học. - Năng niu mấy quyển vở, muốn được cầm cả bút, thước như các bạn. -> Cảm giác, bỡ ngỡ, lạ lùng, trang nghiêm, ngây thơ, non nớt. 3. Tâm trạng và cảm giác của “Tôi” khi đến trường, vào lớp học. - Tâm trạng: lo sợ, bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ... - Đã lúng túng lại càng lúng túng hơn hồi hộp chờ nghe tên mình. - Dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc. - Cảm giác cái gì cũng thấy lạ và hay hay - Các em nhỏ được quan tâm chăm sóc, chu đáo của mọi người. . * Ghi nhớ : SGK( T. 9) III Luyện tập. 4. Củng cố (3 phút’) ? Tâm trạng và cảm giác của “Tôi” khi đến trường, vào lớp học như thế nào? 5. Hướng dẫn về nhà.(1 phút’) ? Làm bài tập 2 SGK- 9. ? Tìm và học thuộc bài hát ”Đi học” của Bùi Đình Thảo? * Những lưu ý, rút kinh nghiệm sau khi dạy. . Ngày giảng: 28.8.2008. Tiết 3. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức : Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2.Kỹ năng : rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. 3.Thái độ : tìm hiểu và yêu thích Tiếng Việt. II.Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, phiếu học tập. - HS : Soạn bài. III.Tiến trình tổ chức dạy và học. 1.ổn định tổ chức (1phút)........................................................................................... 2.Kiểm tra bài cũ:(5phút) ? Kiểm tra bài soạn của học sinh.? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1.(18 phút) HDHS tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. ? GV treo bảng phụ viết sơ đồ mục I SGK? ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao? ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Vì sao? ? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Vì sao? ? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Vì sao? ? Vậy em hiểu cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì? * Hoạt động nhóm(5 phút) - GV giao nhiệm vụ: Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ cây, cỏ, hoa và từ ngữ cónghĩa rộng hơn ba từ đó? - Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét-> GV nhận xét. ? Gọi HS đọc phần nghi nhớ? Hoạt động 2.(17 phút) HDHS luyện tập. ? Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của ngghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ sau? -> GV hướng dẫn HS làm bài tập. * Hoạt động nhóm:( 5phút) - GV giao nhiệm vụ: Tìm các từ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ có trong bài tập 3. - Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét -> GV nhận xét. ? GV hướng dẫn HS làm bài tập-> HS làm bài -> GV kiểm tra? ? Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ trong bài tập 4? -> GV hướng dẫn HS làm bài tập I.Từ ngữ nghĩa rộng-Từ ngữ nghĩa hẹp. -Nghĩa rộng: Từ động vật. - - Nghĩa hẹp hơn từ động vật là từ thú, chim, cá. - - Nghĩa hẹp hơn từ thú, chim, cá là từ voi, tu hú, cá rô... *Ghi nhớ : SGK (T.10) II.Luyện tập. 1.Bài tập1. 2.Bài tập 2. a. Chất đốt. b. Nghệ ... 8B: .5.2009. 8C: .5.2009. Tiết 139 Luyện tập làm văn bản thông báo I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho HS. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu. 3.Thái độ : Yêu thích phân môn tập làm văn. II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức : 8B 8C... 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1( phút ) HDHS Ôn tập lí thuyết. ? Tình huống nào cần làm văn bản thông báo? ? Ai thông báo? ? Thông báo cho ai? ? Nội dung thông báo và thể thức một văn bản thông báo? Hoạt động 2(phút) HDHS luyện tập. ? Lựa chọn văn bản thích hợp trong các trường hợp của bài tập ? * Hoạt động nhóm.(10 phút) - GV giao nhiện vụ: Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo và chữa lại cho đúng. - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét-> GV nhận xét. ? Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo ( Nêu đầy đủ người thông báo, người nhận thông báo, nội dung thông báo)? ? Hãy viết một bản thông báo trong các tình huống vừa nêu? I. Lí thuyết - Tình huống cần viết thông báo: Cần thông báo về một vấn đề nào đó cho người dưới quyền, người quan tâm đến nội dung thông báo được biết. + Người thông báo: Cấp trên hoặc cơ quan Đảng, nhà Nước, Người đại đại diện tổ chức nào đó + Thông báo: Cho những người có liên quan. * Nội dung: + Ai thông báo (xác định chủ thể) + Thông báo cho ai(xác định đối tượng ) + Trong tình huống nào ( Xác định nguyên nhân, điều kiện). + Thông báo về việc gì ( Xác định nội dung) cần cụ thể chuẩn xác rõ ràng. + Thông báo như thế nào ( Xác định hình thức bố cục). * Thể thức: Hành chính. II. Luyện tập. 1. Bài tập 1. a. Thông báo b. Báo cáo. c. Thông báo. 2. Bài tập 2. * Những chỗ sai. - Không có số công văn , thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo. - Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra * Sửa lại. ( HS tự làm) 3. Bài tập 3. - GV chủ nhiệm -> gia đình phụ huynh của lớp chủ nhiệm-> thu các khoản tiền đầu năm học. - GV chủ nhiệm -> Gia đình học sinh cá biệt trong lớp -> Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt trong tuần. - Hiệu trưởng -> Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh -> Kế hoạch tổ chức đi tham quan thực tế ở Hà Nội. - BCH đoàn TNCSHCM -> Toàn thể đoàn viên -> Kế hoạch hoạt động hè năm 2009. 4. Bài tập 4. 4.Củng cố (3 phút) ? Thế nào là văn bản thông báo? 5.Hướng dẫn về nhà(1 phút) ? Ôn tập chuẩn bị thi học kì? Giảng: 8B: .5.2009. 8C: .5.2009. Tiết 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp I.Mục tiêu 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3.Thái độ : II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức : ( 1phút) 8B. 8C.. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới. 4.Củng cố (3 phút) 5.Hướng dẫn về nhà(1 phút) Giảng: 8B: .5.2009. 8C: .5.2009. Ôn tập văn nghị luận I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố lại và khắc sâu phương pháp làm văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Có kỹ năng vận dụng khi làm một bài viết cụ thể. 3. Thái độ: Yêu thích viết văn nghị luận. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập lại phần lí thuyết văn nghị luận . III. Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức : ( 1phút) 8B. 8C.. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 ( 20phút)nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. ? Em hãy nêu thêm các câu hỏi về những vấn đề tương tự ? ? Gặp các vấn đề và câu hỏi như trên, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, tự sự, biểu cảm không ? ? Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày em thường gặp những kiểu văn bản nào ? ? Thế nào là văn bản nghị luận? ? Luận điểm là gì? ? Luận cứ là gì? ? Thế nào là lập luận? ? Bố cục của văn bản nghị luận gồm mấy phần? ? Phần mở bài nêu vấn đề gì? ? Phần thân bài trình bày vấn đề gì? ? Phần kết bài nêu vấn đề gì? Hoạt động 2 ( 20phút) HDHS luyện tập. * Hoạt động nhóm.(10 phút) - GV giao nhiện vụ: Lập dàn ý cho đề bài. - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét-> GV nhận xét. I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. 1. Nhu cầu nghị luận. - Theo bạn, như thế nào là một người bạn tốt ? - Vì sao học sinh phải học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ? - Bạn có nên quá say mê với các trò chơi điện tử hay “chat” trên mạng không ? - Chớ nên nói chuyện riêng trong lớp. Bạn đồng ý không ? - Không thể dùng các kiểu văn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm để trả lời các câu hỏi trên vì bản thân các câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lý lẽ, tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời, người nghe mới tin và hiểu được. -> Văn bản nghị luận. - Các kiểu văn bản nghị luận thường gặp: Chứng minh, giải thích, xã luận, bình luận, phê bình, hội thảo, 2.Văn bản nghị luận. - Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc , người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị uận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. 3. Đặc điểm của văn bản nghị luận. - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế mới có sức thuyết phục. - Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khhiến cho luận điểm có sức thuyết phục. - Lập luận: là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. 4. Bố cục văn bản nghị luận. - Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát, tống quát) - Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm nhỏ). - Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. II. Luyện tập: - Lập dàn ý cho đề bài sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hãy giải thích bài ca dao trên * Mở bài: - Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài hay nói về tình cảm gia đình. - Bài ca dao trên ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nêu lên nghĩa vụ của con cái là phải hiếu nghĩa với cha mẹ. * Thân bài: - Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: + Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc. + Nước trong nguồn là nguồn nước không bao giờ cạn. + Câu ca dao khẳng định công lao to lớn của cha mẹ khó có gì so sánh nổi. + Cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo ban dạy dỗ con cái nên ngời. công lao của cha mẹ vô cùng to lớn. * Kết bài: - Làm con phải kính yêu cha mẹ. Đó là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của mỗi người. 4.Củng cố (3 phút) ? Thế nào là văn bản nghị luận? 5.Hướng dẫn về nhà(1 phút) ? Viết thành bài văn cho dàn ý đã làm ở phần bài tập? Giảng: 8B: .5.2009. 8C: .5.2009. Ôn tập văn nghị luận chứng minh I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Củng cố lại và khắc sâu phương pháp làm văn nghị luận chứng minh. 2. Kĩ năng: Có kỹ năng vận dụng khi làm một bài chứng minh. 3. Thái độ: Yêu thích văn nghị luận chứng minh. II. Chuẩn bị. - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập lại phần lí thuyết văn nghị luận chứng minh . III. Tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức : ( 1phút) 8B. 8C.. 2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong bài) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 ( 10phút) HDHS ôn tập mục đích và phương pháp chứng minh. ? Trong đời sống, khi cần chứng tỏ người khác tin rằng lời nói của em là thật thì em phải làm gì ? ? Vậy qua đó, em có thể cho biết thế nào là chứng minh ? Hoạt động 2 ( 10phút) HDHS ôn tập các bước làm bài văn chứng minh. ? Hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh? ? Phần mở bài nêu vấn đề gì? ? Phần thân bài nêu vấn đề gì? ? Phần kết bài nêu vấn đề gì? Hoạt động 3 ( 20phút) HDHS luyện tập. ? HS lập dàn ý cho đề bài? ? Gọi HS trình bày phần dàn ý của mình-> HS nhận xét-> GV nhận xét? I. Mục đích và phương pháp chứng minh: - Khi bị người khác nghi ngờ, chúng ta cần đưa ra những bằng chứng để thuyết phục. Bằng chứng ấy có thể là nhân chứng, vật chứng, sự việc, số liệu, => Chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. II. Các bước làm bài văn chứng minh. - Tìm hiểu đề và tìm ý. - Lập dàn bài. + Mở bài: nêu luận điểm cần được chứng minh. + Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. - Viết bài. - Đọc lại và sửa chữa III. Luyện tập. Lập dàn bài cho đề bài sau đây: Nhân dân ta thường nói “ có chí thì nên” hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. *Mở bài: - Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. đó là một chân lí. * Thân bài: - Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. - Không có chí thì không làm được việc gì. - Những người có chí thì đều thành công ( nêu dẫn chứng). - Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được ( nêu dẫn chứng) * Kết bài:Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn. 4.Củng cố (3 phút) ? Thế nào là văn bản nghị luận chứng minh? 5.Hướng dẫn về nhà(1 phút) ? Viết thành bài văn cho dàn ý đã làm ở phần bài tập? Giảng: 8B: .5.2009. 8C: .5.2009. Ôn tập văn học I.Mục tiêu 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3.Thái độ : II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức : ( 1phút) 8B. 8C.. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới. Giảng: 8B: .5.2009. 8C: .5.2009. Tiết 140 Trả bài kiểm tra tổng hợp I.Mục tiêu 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3.Thái độ : II. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV - HS: Soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức : ( 1phút) 8B. 8C.. 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới.
Tài liệu đính kèm: