Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC :

- HIỂU ĐƯỢC LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN LÀ GÌ? THẤY ĐƯỢC HAI MẶT CỦA SỰ LIÊN KẾT: HÌNH THỨC NGÔN NGỮ VÀ NỘI DUNG Ý NGHĨA.

- VẬN DỤNG ĐỂ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG ĐƯỢC NHỮNG VĂN BẢN CÓ TÍNH LIÊN KẾT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

IV. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. ỔN ĐỊNH

2/. KIỂM TRA BÀI CŨ

KIỂM TRA TẬP BÀI SOẠN CỦA HS.

3/. BÀI MỚI

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 4.
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I.Mục tiêu cần đạt.
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được :
- Hiểu được liên kết trong văn bản là gì? Thấy được hai mặt của sự liên kết: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Vận dụng để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, STK.
IV. Tiến hành các hoạt động dạy và học
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra tập bài soạn của HS.
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Ở lớp 6, các em đã tìm hiểu “Văn bản và phương thức biểu đạt văn bản” thì phải có tính chất chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc thì mới đạt được mục đích trong giao tiếp. Vậy hôm nay chúng ta đi sâu tìm hiểu làm như thế nào để có tính liên kết trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1:
GV cho học sinh đọc mục 1 SGK/17
? Qua đọc mấy dòng theo em En.ri.cô có hiểu bố muốn gì chưa ?
? Nếu En-ri-cô không hiểu ý bố thì hãy tìm lí do nào trong các lí do kể dưới đây?
Vì câu văn khó hiểu.
Câu văn chưa rõ mục đích.
Giữa các câu chưa có sự liên kết.
? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì ?
HĐ2: Cho HS đọc
? Đoạn văn trên ý gì mà nó trở nên khó hiểu.
? Đọc đoạn văn SGK/18, chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng ?
? Ta có thể sửa lại như thế nào ?
? Một văn bản có tính liên kết cần điều kiện gì ?
? Các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì ? 
=> Nếu chỉ căn cứ vào đoạn văn trong SGK thì En.ri.cô không hiểu bố muốn nói điều gì. Chúng ta nên hiểu rằng lời nói không hiểu được khi các câu văn diễn đạt sai ngữ pháp, ý nghĩa câu văn không chính xác.
=> Chọn ý (C)
=> Câu văn phải chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp và giữa các câu có sự liên kết.
=> Thiếu sự liên kết về ý.
=> Thiếu một số từ: còn bây giờ, chép nhầm chữ con = đứa trẻ
=> Một ngày kia  ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến  cái kẹo. Gương mặt  của con  mút kẹo.
=> HS dựa vào mục ghi nhớ SGK/18 Trả Lời.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
1/ Vì sao văn bản cần có tính liên kết 
 Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản có nghĩa, dễ hiểu.
2/ Phương tiện liên kết trong văn bản.
- Một ngày kia (còn bây giờ)
-> Phép nghịch đối
-Giấc ngủ  con.
-> Phép lập.
=> Chưa có sự gắn bó chặt chẽ giữa các câu -> cần liên kết về nội dung
* Ghi Nhớ: SGK/18
II. Luyện Tập :
BT1/18 : Sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lí.
	Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau : “Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con, và họ đây này!”. Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô. Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lạ. Tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh.
BT3/19 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của (bà) và nhớ lại ngày nào (bà) trồng cây,(cháu) chạy lon ton bên bà. (Bà) bảo khi nào cây có quả (bà) sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho (cháu) nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. (Thế là) bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
BT4/19: Hai câu văn trên nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì nó có vẽ rời rạc. Ơû câu (1) nói về mẹ, câu (2) nói về con. Trong văn bản không chỉ có2 câu đó mà còn có câu thứ (3) đứng tiếp sau kết chặt mẹ con ở hai câu trên.
	4/ Dặn dò :
? Liên kết là gì ?
? Muốn văn bản có tính liên kết cần điều kiện gì ?
	5/ Hướng dẫn chuẩn bị. Bài mới : “Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê”
- Đọc văn bản
- Tìm hiểu câu hỏi ở mục tìm hiểu bài SGK/26.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET4.doc