Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

 GIÚP HỌC SINH NẮM ĐƯỢC:

- GÍA TRỊ HIỆN THỰC, GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM – MỘT TRONG NHỮNG TRUYỆN NGẮN ĐƯỢC COI LÀ MỞ ĐẦU CHO TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX.

- THẤY ĐƯỢC BỘ MẶT THẬT CỦA BỌN QUAN LẠI PHONG KIẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG .

- HIỂU VỀ BIỆN PHÁP ĐỐI LẬP , TĂNG CẤP TRONG VĂN HỌC .

2- KỈ NĂNG :

- RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC, KỂ TÓM TẮT TRUYỆN, PHÂN TÍCH NHÂN VẬT QUA CÁC CẢNH ĐỐI LẬP, TƯƠNG PHẢN VÀ TĂNG CẤP.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 105: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/09/08
Tiết : 105
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
 Giúp học sinh nắm được:
- Gía trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm – một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Thấy được bộ mặt thật của bọn quan lại phong kiến trước Cách mạng .
- Hiểu về biện pháp đối lập , tăng cấp trong văn học .
2- Kỉ năng :
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập, tương phản và tăng cấp.
3- Thái độ :
- Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến cũng như một bộ phận "quan lại" đương thời trước những nổi khổ của người nông dân .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
Bình giảng Ngữ văn 7.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc văn bản “Sống chất mặc bay” soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
+ Kiểm tra vở và việc chuẩn bị bài của HS.
+ Nêu sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự , trữ tình ? ( luận điểm , luận cứ , lập luận )
3. Bài mới: (37 phút)
+Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Bước vào thế kỉ XX, văn học nói chung , truyện ngắn Việt Nam nói riêng có nhiều đổi mới, mang tính hiện đại. Truyện ngắn hiện đại thiên về tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn, khắc họa nhiều hình tượng, chi tiết sinh động nhằm phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn con người phong phú, tinh tế hơn truyện cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết thời xưa. Một trong những tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn hiện đại là truyện “Sống chất mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10'
10’
15'
3'
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
* * GV hướng dẫn HS đọc. 
( Giọng kể – tả của tác giả, giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, giọng càng khan của họ cùng với giọng càng bẳn gắt và sung sướng vì được ù ván bài to.)
GV đọc.
GV gọi HS đọc.
GV gọi HS đọc chú thích.
* GV giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn.
GV giải thích những từ khó.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiểu văn bản.
* * Bố cục.
 H1: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần, giới hạn và nội dung từng phần?
H2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Thứ tự kể như thế nào?
H3: Trọng tâm miêu tả của tác phẩm nằm ở đoạn nào?
v Hoạt động 3 :
+ Giáo viên giới thiệu về phép tương phản ( sgk ) 
H4: Đọc kĩ truyện, theo dõi mạch truyện từ đầu đến cuối, em thấy tác giả đã có sử dụng biện pháp nghệ thuật đó không ? Cụ thể?
 Cho học sinh thảo luận về hai mặt tương phản trong truyện .
* * Tìm hiểu hai mặt tương phản cơ bản trong truyện .
H5: Cảnh hộ đê diễn ra vào thời điểm nào? 
Em có nhận xét gì về thời điểm này?
H6: Cảnh hộ đê diễn ra như thế nào? 
H7 Qua miêu tả em thấy có gì đặc biệt về nghệ thuật ?
H8: Trong khi đó , cảnh quan lớn đánh bạc trong đình diễn ra như thế nào ?
H9: Thái độ của bọn nha lại , của tên quan phủ khi có người xông vào báo tin đê vỡ như thế nào ?
H10 : Em hãy nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản nầy ?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS luyện tập.
- Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện sự phê phán của tác giả về sự vô cảm của quan phụ mẫu trước nỗi khổ của người dân . Đọc diễn cảm đoạn văn nầy .
- Nêu cảm nghĩ của em về thái độ đó ?
HS đọc.
HS đọc chú thích.
TL: Văn bản có thể chia làm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu  hỏng mất.
Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡõ của người dân.
Phần 2: Tiếp  Điếu, mày!
Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê.
Phần 3: Còn lại.
Cảnh đê vỡ và nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu.
TL: Kể theo ngôi thứ 3, theo trình tự thời gian và sự việc.
TL: Nằm ở đoạn 2.
+ Tương phản giữa cảnh hộ đê bên ngoài và cảnh trong đình tên quan phụ mẫu đang đánh tổ tôm .
+ Học sinh thảo luận =>
TL: Gần một giờ đêm.
Thời điểm khuya, càng làm tăng thêm khó khăn cảnh hộ đê.
TL:
 +Trời mưa tầm tã, không dứt và ngày càng to, nước sông cuồn cuộn dâng lên.
Hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ cuốc, người thuổng, . Bì bõm, dưới bùn lầy, lướt thướt như chuột lột.
+ Cuối cùng khi đê vỡ thì nước chảy xoáy thành vực sâu , nhà cửa trôi băng . , lúa má ngập hết . Tiếng người kêu rầm rĩ , tiếng ào ào như nước chảy xiết .
TL: Tô đậm sự bất lực của con người trước sức trời. Sự yếu dần của thế đê trước thế nước.
TL : Trong đình đèn thắp sáng trưng . . . quan nhàn nhã , đường bệ đánh bài 
TL : Bọn nha lại sợ hãi . Quan lớn thản nhiên sung sướng vì sắp ù ván bài to 
HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
( Cảnh đối lập trên làm nổi bật bản chất xấu xa của bọn quan lại phong kiến : Vô trách nhiệm , táng tận lương tâm , không lo cho dân mà hưởng thụ trên xương máu dân , sống vô cảm trước nỗi đau của người nông dân )
+ Học sinh chỉ ra : " Ấy đó . . . . ấy là hạnh phúc " -> đọc diễn cảm .
+ Học sinh nêu cảm nghĩ .
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích.
+ Tác giả : Phạm Duy Tốn ( 1883-1924 ) - Quê : Hà Nội . Nhà văn , nhà báo .
+ Xuất xứ : Nam Phong , số 18 -1918
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: 3 phần
P 1: Từ đầu  hỏng mất.
Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
P 2: Tiếp  Điếu, mày!
Cảnh quan phủ cùng
nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê.
P 3: Còn lại.
Cảnh đê vỡ và nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu.
2- Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện " Sống chết mặc bay "
+ Cảnh dân hộ đê và cảnh quan lớn đánh bạc 
a- Cảnh dân hộ đê :
+ Lam lũ vất vả chống chọi một cách tuyệt vọng trước thiên tai :
-Tiếng trống , tiềng ốc , tiếng người hỗn loạn , tuyệt vọng .
- Đê vỡ . Nước xoáy , nhà trôi , lúa má ngập hết . . . 
=> Sức người bất lực trước sức trời .
b- Cảnh quan đánh bạc trong đình :
+ Vô cảm trước nổi khổ củ người dân :
-Đèn sáng trưng .
-Quan ung dung đánh tổ tôm bên cạnh kẻ hầu người hạ , hưởng thụ xa hoa vật chất .
-Mừng rơn , khoái trá khi ù ván bài to : Ừ ! thông tôm chi nẩy ngay khi đê vỡ .
=> Quan lại vô trách nhiệm với nhân dân 
* Khái quát bộ mặt thật của bọn quan lại phong kiến đương thời .
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn bài phần còn lại của bài.
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 105.doc