Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

I/ MỤC TIÊU :

1- KIẾN THỨC :

· NHỮNG NÉT CHUNG VỀ SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT QUA SỰ PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH CỦA TÁC GIẢ.

· NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT NGHI LUẬN CỦA BÀI VĂN: LẬP LUẬN CHẶT CHẼ, CHỨNG CỨ TOÀN DIỆN, VĂN PHONG CÓ KHOA HỌC.

2- KỈ NĂNG :

· HỌC TẬP CÁCH VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN.

3- THÁI ĐỘ :

· YÊU THÍCH TIẾNG VIỆT .

II/ CHUẨN BỊ :

1. GIÁO VIÊN:

V THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:

O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.

O HỆ THỐNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O BÌNH GIẢNG NGỮ VĂN 7.

2. HỌC SINH:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/01/08
Tiết : 85
 SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
(Đặng Thai Mai)
I/ MỤC TIÊU :
1- KIến thức :
Những nét chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.
Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghi luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có khoa học.
2- Kỉ năng :
Học tập cách viết văn nghị luận.
3- Thái độ :
Yêu thích tiếng Việt .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 7.
Bình giảng Ngữ văn 7.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”– soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
H1: Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được chia làm mấy phần? Giới hạn và yêu cầu của từng phần?
- Bố cục 3 phần: 
Phần 1: Đoạn 1: Khẳng định và giá trị của lòng yêu nước.
Phần 2: Đoạn 2,3: Chứng minh tình thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Phần 3: Đoạn 4: Bàn luận về lòng yêu nước, xác định nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước.
H2: Nghệ thuật lập luận của tác giả qua văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và những đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt?
 -Nghệ thuật lập luận: 
Tác giả đưa ra dẫn chứng rồi sắp xếp trình tự từ xưa cho đến nay:
+ Từ các cụ gì tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.
+ Từ những kiều bào  đến đồng bào vùng tạm bị chiếm.
 -Những đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của bài văn.
 + Hình ảnh so sánh. Giúp người đọc hình dung tinh thần yêu nước một cách cụ thể như có thể nhìn thấy được.
 + Dùng lối liệt: Biểu hiện sự đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, trong mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp.
3. Bài mới: 
 + Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Chúng ta là người Việt nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của toàn dân – Tiếng Việt – để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng Việt có những đặc điểm, những giá trị gì và đặc điểm ra sao. Trong thơ và âm nhạc đã có vài ba người ca ngợi vẻ đẹp và nét độc đáo của Tiếng Việt. Song muốn hiểu sâu cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói dân tộc, ta hãy đi tìm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ văn chương. Một trong những người đó là giáo sư Đặng Thai Mai, tác giả bài sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Cụ thể bài nghị luận này như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn HS đọc. 
( Đọc mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát khi thể hiện những câu dài, nhiều thành phần phụ.)
GV đọc.
GV gọi HS đọc.
GV gọi HS đọc chú thích.
* GV giới thiệu về tác giả: Đặng Thai Mai.
GV giải thích những từ khó.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiểu văn bản.
H1: Tìm bố cục của văn bản trên?
(Văn bản gồm có mấy phần? Giới hạn và nội dung của từng phần?)
H2: Luận đề của văn bản trên là gì?
H3: Luận đề chủ chốt của văn bản thể hiện ở câu nào? Luận đề gồm có mấy luận điểm chính?
H4: Em hãy cho biết nhận định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu văn bản như thế nào?
* GV: Đây là đoạn mở đầu cho bài nghiên cứu dài, nó có nhiệm vụ giới thiệu những vấn đề chính sẽ được đề cập và lí giải ở các đoạn sau.
H5: Hai câu cuối cùng của đoạn có tác dụng gì?
* GV: Đặc sắc của đoạn mở bài là nó rất mạch lạch và mẫu mực từ bố cục nhỏ đến từng câu, từng hình ảnh.
* GV hướng dẫn HS phân tích phần 2 – đoạn này tập trung chứng minh cho nhân định cơ bản đã nêu ở phần mở đầu của bài.
H6: Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
* GV gợi ý dẫn dắt cho HS trả lời.
H7: Tác giả đã chứng minh những đặc điểm hay và đẹp của Tiếng Việt ở những phương diện nào? 
H8: Em hãy nêu một vài dẫn chứng trong thơ văn hoặc trong lời nói hàng ngày mà em biết để minh họa cụ thể thêm những dẫn chứng và bình luận của Đặng Thai Mai?
H9 : Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở nhứng phương diện nào?
H10: Tìm một số dẫn chứng để làm rõ nhận định của tác giả?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tổng kết.
H11: Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận của bài văn?
H12: Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
Hoạt động 4:
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 2.
HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
HS đọc.
HS đọc chú thích.
TL: 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu  thời kì lịch sử.
Nhận định Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và giải thích nhận định đó.
+ Phần 2: Còn lại.
Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của Tiếng Việt về mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
TL: Luận đề: Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp và hay.
TL: Câu: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Cụ thể có 2 luận điểm cơ bản cần làm rõ: 
+ Tiếng Việt rất đẹp.
+ Tiếng Việt rất hay.
TL: Tác giả đã giải thích gọn mà rõ ràng về đặc tính đẹp mà hay của Tiếng Việt. Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của Tiếng Việt “Tiếng Việt có những đặc sắc  tiếng hay.”
Tiếp đó giải thích ngắn gọn nhận định đó:
+ Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
+ Rất tế nhị.
+ Có đầy đủ khả năng để biểu đạt tình cảm tư tưởng của người Viêt.
TL: Giải thích rõ hơn một cách khái quát hai đặc điểm hay và đẹp của Tiếng Việt. Cách giải thích của tác giả rất mạch lạc, khúc chiếc bằng quán ngữ – điệp ngữ:
+ Nói thế có nghĩa là nói rằng;
+ Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng 
Và vừa mở rộng, vừa nhấn mạnh ý văn.
+ Hài hòa âm hưởng, thanh điệu là nói về mặt phát âm, ngữ âm.
+ Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu là xuất phát trên bình diện cú pháp, ngữ pháp.
TL: Trình tự lập luận của tác giả:
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết là ở mặt ngữ âm.
+ Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu Tiếng Việt như các giáo sư nước ngoài phương Tây.
+ Hệ thống ngữ âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh). 
+ Uyển chuyển, cân đối, nhẹ nhàng về mặt cú pháp.
+ Từ vựng dồi dào giá trị nhạc, thơ.
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
+ Tiếng Việt có khả năng làm dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
+ Phát triển qua các thời kì lịch sử, biểu hiện một sức sống dồi dào.
TL: Giải thích về cái đẹp của Tiếng Việt.
+ Hài hòa về âm hưởng, thanh điệu.
+ Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
 TL: Tục ngữ, ca dao.
-Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
-Có công mài sắt , có ngày nên kim.
Bầu ơi thương lấy ..
Nguyễn Du:
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san!
TL: Từ vựng và ngữ pháp:
+ Từ vựng luôn được bổ sung ngày càng nhiều thêm để biểu hiện các khái niệm mới.
+ Ngữ pháp cũng ngày càng phát triển hơn, uyển chuyển hơn và chính xác hơn.
+ Tiếng Việt có khả năng thỏa mãn mọi yêu cầu của đời sống văn hóa ngày càng phức tạp hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, văn nghệ.
TL: Về từ vựng: Tiếng Viêït đã Việt hóa nhiều từ Hán Việt.
+ Nhiều thứ tiếng nước ngoài thành Tiếng Việt: Xô viết, ô tô, ti vi, cà vạt,.
TL: Nghệ thuật nghị luận của bài: 
Kết hợp với giải thích, chứng minh, bình luận.
TL: Lối văn trong sáng, mạch lạc, tác giả đưa ra lí luận chặt chẽ kèm theo dẫn chứng xác đáng để chứng minh Tiếng Việt đẹp và hay.
HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1.Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: (2 phần)
2. Nhận định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.”
+ Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
+ Rất tế nhị.
+ Có đầy đủ khả năng để biểu đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt.
3. Chứng minh vẻ đẹp của Tiếng Việt:
+ Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng khi nghe người Việt nói 
+ Hệ thống ngữ âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh). 
+ Uyển chuyển, cân đối, nhẹ nhàng về mặt cú pháp.
+ Từ vựng dồi dào giá trị nhạc, thơ.
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
+ Tiếng Việt có khả năng làm dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
+ Phát triển qua các thời kì lịch sử, biểu hiện một sức sống dồi dào.
5. Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt:
Từ vựng và ngữ pháp:
+ Từ vựng luôn được bổ sung ngày càng nhiều.
+ Ngữ pháp cũng ngày càng phát triển uyển chuyển, chính xác hơn.
+ Tiếng Việt có khả năng thỏa mãn mọi yêu cầu của đời sống văn hóa ngày càng phức tạp hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, văn nghệ.
6. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK/37.
III/ Luyện tập:
4- Hướng dẫn về nhà : ( 1’ )
+ Xem lại bài học .
+ Đọc và phân tích sự giàu đẹp của tiếng Việt qua các tác phẩm thơ văn đã học .
BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T85.doc