Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 87: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 87: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

I/ MỤC TIÊU :

1-KIẾN THỨC :

· NẮM ĐƯỢC MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA PHÉP LẬP LUẬN, CHỨNG MINH.

· XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐỀ ĐỂ LẬP LUẬN, CHỨNG MINH.

2- KỈ NĂNG :

· BƯỚC ĐẦU BIẾT LẬP LUẬN THEO QUY NẠP , DIỄN DỊCH MỘT LUẬN ĐIỂM .

3-THÁI ĐỘ :

 ĂN NÓI CHỪNG MỰC .

II/ CHUẨN BỊ :

1. GIÁO VIÊN:

V THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU:

O THIẾT KẾ CÂU HỎI NGỮ VĂN 7.

O SÁCH GIÁO VIÊN, SÁCH THIẾT KẾ NGỮ VĂN 7 – TẬP II.

V BẢNG PHỤ.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Hải Cảng - Tiết 87: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/01/08
Tiết : 87
TÌM HIỂU CHUNG VỀ 
PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH.
I/ MỤC TIÊU :
1-Kiến thức :
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận, chứng minh.
Xác định được đề để lập luận, chứng minh.
2- Kỉ năng :
Bước đầu biết lập luận theo quy nạp , diễn dịch một luận điểm .
3-Thái độ :
 = Ăn nói chừng mực .
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
Bảng phụ.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận, chứng minh”– soạn bài theo câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
H1: Lập luận trong đời sống khác với lập luận trong văn nghị luận như thế nào?
( Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định của người nói, người viết. Lập luận trong văn nghị luận là luận điểm trong văn nghị luận, đó là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với đời sống xã hội.)
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài mới: (1 phút)
 Chứng minh là dùng sự thật để chứng tỏ một sự vật thật hay giả. Trong tòa án người ta dùng bằng chứng, vật chứng, nhân chứng để chứng minh ai đó có tội hay không tội. Trong tư duy suy luận, khái niệm chứng minh có một nội dung khác, đó là dùng những lí lẽ, chân lí, căn cứ đã biết để suy ra cái chưa biết và xác định cái đó là chân thực. Về phép lập luận trong văn chứng minh như thế nào, hôm nay chúng ta tìm hiểu. 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15’
21’
2’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu nhu cầu chứng minh trong đời sống.
H1: Trong đời sống khi nào chúng ta cần chứng minh?
H2 : Khi muốn cho ai đó tin lời nói mình là sự thật thì em phải làm như thế nào?
(Chẳng hạn để họ tin mình là công dân Việt nam, hoặc để họ tin mình là thí sinh dự thi phòng thi số 2,..)
H3: Từ đó em có nhận xét như thế nào là văn chứng minh?
H4 : Trong văn bản nghị luâïn, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu lập luận qua văn bản chứng minh.
* GV: gọi HS đọc văn bản: 
Đừng sợ vấp ngã.
H5: Luận điểm của văn bản trên là gì?
H6: Em hãy tìm những câu văn mang luận điểm ?
H7 : Để khuyên người khác đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào?
* GV phân tích cách lập luận của bài văn.
H8: Những sự thật dẫn ra có đáng tin cậy không? Có sức thuyết phục không?
H9: Qua đó em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
* GV nhấn mạnh.
Củng cố:
HS đọc ghi nhớ (SGK/42). (2 em )
TL: Trong đời sống, một khi bị nghi ngờ, hoài nghi, không tin tưởng chúng ta đều nhu cầu chứng minh sự thật.
TL: Khi muốn cho ai đó tin vào lời nói của mình là sự thật thì chúng ta phải đưa ra dẫn chứng để chứng minh, ta dẫn sự việc ra, dẫn người ấy vào sự việc như đã chứng kiến.
+ Để họ tin mình là công dân Việt nam thì chúng ta đưa thẻ chứng minh thư để chứng minh; để họ tin ta là thí sinh được dự thi phòng 2 ta đưa ra thẻ dự thi chứng minh.
TL: Chứng minh là đưa ra những chứng cứ (dẫn chứng) xác thực để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm).
TL: Trong văn bản, ngừơi ta không thể dùng nhân chứng, vật chứng như trước tòa án mà chỉ có thể dùng lời văn để nêu lí lẽ và để dẫn ra các chứng cứ xác thực người ta cũng dùng lời văn để phan tích các chứng cứ đó nhằm xác định tính chân thực của nó.
HS đọc.
TL: Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã.
TL: Câu mang luận điểm là đầu đề và 2 câu cuối của bài:
Vậy, xin bạn chớ lo sự thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắn hết mình.
TL: Cách lập luận:
+ ĐVĐ: Nêu câu hỏi.
+ GQVĐ: Dùng dẫn chứng: sự thất bại ban đầu của những người nổi tiếng.
+ KTVĐ: Nêu ra cái đúng sợ hơn vấp ngã là sự không cố gắn.
TL: Các sự thật được dẫn ra rất tin cậy và chúng được rút ra tiểu sử của những người đã thành công và nổi tiếng.
TL: Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ kêt hợp với các dẫn chứng (bằng chứng) xác thực để chứng minh cho luận điểm chính.
I/ Mục đích và phương pháp chứng minh:
Văn bản : 
Đừng sợ vấp ngã.
+ ĐVĐ: Nêu câu hỏi.
+ GQVĐ: Dùng dẫn chứng: sự thất bại ban đầu của những người nổi tiếng.
+ KTVĐ: Nêu ra cái đúng sợ hơn vấp ngã là sự không cố gắn.
2. Ghi nhớ:
SGK/42.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận, chứng minh” phần bài tập.
BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docV7-T87.doc