Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 1 đến tiết 4

A/Mục tiêu: -Thấy được tình cảm thiêng liêng,cao cả của cha mẹ, đối với con cái thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý , ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai của nhân loại.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật

1. Kiến thức: -Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cụôc đời mỗi con người , nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng

-Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng:

-Đọc hiểu văn bản biểu cảm được viết như dòng nhật kí của người mẹ.

-Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của của người mẹ đối với con trong văn bản.

-Liên hệ, vận dụng khi viết bài văn biểu cảm.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu gia đình, ý thức trách nhiệm đối với gia đình.Tích hợp giáo dục môi trường.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần I
Tiết:1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(LÍ LAN)
NS:
NG:
A/Mục tiêu:	-Thấy được tình cảm thiêng liêng,cao cả của cha mẹ, đối với con cái thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
Hiểu được những tình cảm cao quý , ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai của nhân loại.
Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật 
Kiến thức: -Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cụôc đời mỗi con người , nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng
-Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
Kĩ năng: 
-Đọc hiểu văn bản biểu cảm được viết như dòng nhật kí của người mẹ.
-Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của của người mẹ đối với con trong văn bản.
-Liên hệ, vận dụng khi viết bài văn biểu cảm.
 Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu gia đình, ý thức trách nhiệm đối với gia đình.Tích hợp giáo dục môi trường.
B/Chuẩn bị: -GV:bài văn Tôi đi học –Thanh Tịnh
 -HS:Soạn bài theo câu hỏi.
C/Bài cũ: 	-Giới thiệu bảng đính chính SGK
Giới thiệu bài mới.Giới thiệu chương trình,sgk.Hướng dẫn cách soạn bài.
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài: Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội . Ở VN hiện nay GD đang đựơc Đảng và nhà nước rất mực quan tâm, GD là quốc sách hàng đầu.Viết về đề tài này, có rất nhiều tác phẩm hay. Có lẽ không ai quên đựơc văn bản “ Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh.Nhà văn Lí Lan, bằng giọng văn dịu dàng, đằm thắm như một dòng nhật kí tâm tình đã lặng lẽ góp tiếng nói của mình vào đề tài này với văn bản...
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
@ MT: Nắm đựợc đôi nét về tác giả.Chủ đề nhật dụng đựơc đề cập đến.
-GV: Giới thiệu đôi nét về Lí Lan: Là nhà văn. Một dịch giả -dịch văn bản nổi tiếng: Harry. Poter.
-Có nhiều bài phê bình văn học khá hay.
-GV: Giới thiệu đôi nét về văn bản: “CTMR”
-Gv:hướng dẫn đọc:đây là một văn bảng có giọng văn nhẹ nhàng , sâu lắng, nên đọc chậm rãi, chú ý người mẹ nói với con mà như là nói với chính mình.Gọi 2 học sinh đọc.Nhận xét chỗ sai sót của HS.
-Cho hs tìm các từ khó,dựa vào chú thích giải thích nghĩa.
GV: Yêu cầu hs tóm tắt đại ý văn bản.
-Đây là một bài kí,được trích từ báo “Yêu trẻ”.Hầu như bài kí không có cốt truyện .chỉ xoay quanh tâm trạng hồi họp, lo âu, phấp phỏng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
-H:Vậy văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (Biểu cảm)
H Đ3:Tìm hiểu văn bản:
@ MT: -Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cụôc đời mỗi con người , nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng
-Phân tích, liên hệ.
H: Trong đêm trước ngày khai trường lớp một, người con có tâm trạng như thế nào? Tất cả những biểu hiện ấy không thể lọt qua được mắt của ai? Mẹ làm gì trong đêm hôm ấy?
-Quan sát
- Chuẩn bị
-Vỗ về
H:Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của mẹ ntn? Điều đó thể hiện qua chi tiết nào? (mẹ ngồi làm gì?Theo em vì sao mẹ lại có tâm trạng như vậy?
-Mẹ nhìn con ngủ
-Mẹ không tập trung được việc gì cả
-Đắp mền cho con.buông mùng,ém góc
Lên giường ,trằn trọc, không ngủ được.
H:Chi tiết nào cho thấy ngày khai trường để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mẹ?(vì lo lắng cho con ;vì nghĩ đến ngày khai trường năm xưa, muốn ghi dấu ấn vào lòng con,nghĩ đến ngày khai trường ở nước Nhật,và mong muốn ở Việt Nam ngày khai trường cũng là ngày hội như ở Nhật,nghĩ đến ngày mai mẹ dắt tay con đến trường.)
H:Trong dòng suy nghĩ của mẹ ngoài những lo lắng cho con,còn những bâng khuâng,suy nghĩ nào?Hãy tìm câu văn nói lên điều ấy?(“ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục...sau này”)
H: Qua những dòng suy nghĩ của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật, em thấy người mẹ trăn trở và muốn gởi gắm điều gì?
à Chốt, ghi bảng
H:Qua văn bản này em thấy đứa con và bà mẹ là những người như thế nào?
-Con là đứa trẻ ngoan,nhạy cảm
-Mẹ là người phụ nữ sâu sắc,chu đáo,biết quan tâm lo lắng và rất mực yêu thương con.
Gv:Đây là người phụ nữ có hiểu biết và rất mực yêu con.
* Thảo luận nhóm : 4. Thời gian 5 phút.
NDCHTL:Người mẹ nói”bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? (tri thức,tình yêu, đạo lí làm người) à Tích hợp giáo dục môi trường dục: Đây là môi trường lành mạnh.
H: Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay tâm sự với ai?Cách viết này có tác dụng gì?(nói với chính lòng mìnhàcách viết này làm nổi bật tâm trạng,khắc hoạ được tâm tư tình cảm,nói được những điều khó nói)
HĐ4:Tổng kết:
@ MT: Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
H:Qua bài văn,em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con ,và vai trò to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?£Những câu hỏi tích hợp giáo dục môi trường.
:Em nghĩ gì nếu mình được sống trong một môi trường như thế? 
HĐ5: Luyện tập: 
@ MT:Liên hệ, vận dụng khi viết bài văn biểu cảm.
-GV: Nêu yêu cầu và hướng dẫn làm bài tập
-Viết đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
-ST: Những văn bản viết về ngày khai trường.
I/Tìm hiểu chung:
Tác giả: Lý Lan
–Nhà văn. dịch giả, nhà báo 
Cổng trường mở ra là văn bản nhật dung đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường lớp một của con
II/Đọc- hiểu văn bản:.
1/Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con:
- Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp một ( giúp mẹ dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ)
-Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường.
-Mẹ thao thức không ngủ:ngồi ngắm nhìn con.
2. Tâm trạng đêm trước ngày khai trường.
 - Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật ý nghĩa
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai.
+Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ àKhẳng định vai trò to lớn của nhà trường.
+Giáo dục có ảnh hưởng quyết định đến tương lai của một đất nước. à niềm tin vào sự nghiệp GD.
III/Tổng kết:
Nghệ thuật: 
-Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ đối với con.
-Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
Ý nghĩa văn bản: 
 Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
IV/Luyện tập
E/ Hướng dẫn tự học: -Học thụôc bài trong vở ghi. Làm bài tập vào vở bài tập. Soạn bài Mẹ tôi
Tiết:2
Văn bản
MẸ TÔI
Ét-môn- đô- đơ. A-mi-xi
NS:
NG:
A/Mục tiêu: Qua bức thư của ngườii cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu đuợc tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
Kiến thức:
–Sơ giản về tác giả
–Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, vừa có lí, vừa có tình của người cha khi con mắc lỗi
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một lá thư.
Kĩ năng: 
-Đọc hiểu văn bản đuợc viết dưới hình thức một lá thư.
–Phân tích một chi tiết có liên quan đến hình ảnh ngưòi cha và nguời mẹ.
Thái độ: Tình yêu gia đình. Tích hợp mỗi trường giáo dục.
B/Chuẩn bị:	GV: một số bài ca dao về mẹ.
	HS: Soạn bài.
C/Bài cũ: (không kiểm tra)
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu:Dẫn bài ca dao :Công cha àTrong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí thiêng liêng và hết sức cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết đựơc điều đó.Chỉ những khi mắc phải những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả.Bài học của cậu bé En-ri-cô sẽ nhắc cho chúng ta ý thức được điều đó.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2:Hướng tìm hiểu chung:
@MT: –Sơ giảng về tác giả, tác phẩm.Đọc diễn cảm.
 -Giới thiệu đôi nét về tác giả: (SGK)
-Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự ngiệp sáng tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Trong đó nhân vật trung tâm là các nhân vật thiếu niên, đựơc viết với giọng văn hồn nhiên, trong sáng.
-Văn bản là một trang nhật kí của En-ri-cô khi mắc lỗi với mẹ nhưng toàn bộ văn bản lại là lời nhắc nhở của bố dành cho En-ri-cô.
GV:hướng dẫn đọc
-Gọi 2 học sinh đọc bài văn
- Thống kê từ khó,giải thích.
-GV:gọi đọc chú thích
-H: Văn bản có bố cục như thế nào?
HĐ3:Tìm hiểu văn bản:
@MT: –Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, vừa có lí, vừa có tình của người cha khi con mắc lỗi- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một lá thư.Phân tích.
-GV:Đọc câu văn đầu văn bản.
H: Ngươì bố viết thư cho con trong hoàn cảnh nào? Viết để làm gì?H:Theo em vì sao bố không nói với con mà viết thư?(nói được những điều khó nói một cách kín đáo tế nhị)
à HS trả lời. GV: chốt. Ghi bảng.
H-HS: Đọc lại phần II.
H:Đọc thư bố En –ri-cô có tâm trạng như thế nào? Vì sao lại có tâm trạng như thế?
à Phần lớn câu chuyện là nội dung bức thư khiến En-ri-cô xúc động vô cùng. Mỗi dòng thư là những lời của ngưòi cha đối với con.
H: Qua đó em thấy tâm trạng và thái độ của bố đối với En-ri-cô như thế nào? Lí do khiến ông có thái độ ấy?(sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy,không thể nén được cơn giận,thà không có con còn hơn thấy con bội bạc. àBố không thể nhìn thấy con bội bạc với mẹ)
à Chốt: cảnh cáo nghiêm khắc.
H:Qua lời tâm sự trong thư của người bố,mẹ En-ri-cô hiện lên là người như thế nào? (HS:Tìm chi tiết-ghi vào vở;GV:nhắc nhở việc học thuộc lòng những câu văn này)
H:Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?(Học sinh thảo luận chọn các lí do sau:(SGK)
a/ Vì bố gợi lại kỉ niệm
b/ Vì thái độ nghiêm khắc,và kiên quyết của bố.
c/Vì những lời nói chân thành của bố.
à Vì cả ba.
H: Hãy tìm những câu văn, những từ ngữ thể hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người bố?
-Từ nay không bao giờ con được thốt ra lời thiếu lễ độ đối với mẹ
-Con phải xin lỗi mẹ
à Nghiêm khắc nhắc nhở con sửa chữa lỗi lầm.
£ Những câu hỏi tích hợp giáo dục môi trường.
:Theo em môi trường giáo dục gia đình như thế là tốt hay xấu?
HĐ4:Tổng kết:
@ MT: Khái quát về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
H: Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
H: Văn bản là bức thư của bố gởi cho con ,nhưng tại sao lại lấy nhan đề là mẹ tôi?(Hình như giữa nhan đề và nội dung không phù hợp)
(Mẹ không xuất hiện nhưng tất cả mọi chi tiết đều hướng tới làm sáng tỏ sự hi sinh cao cả và tấm lòng của mẹ dành cho con. Mẹ không xuất hiện nên dễ dàng bày tỏ tình cảm đối với mẹ,nói lên những gian khổ của mẹ.Đối tượng được nhìn qua lăng kính của người bố nên sự đánh giá trở nên khách quan hơn)
GV:bình:về tình mẫu tử th ... rong câu chuyện là một bức thư có nhiều chi tiết khắc hoạ ngưòi mẹ hết lòng hi sinh, giàu đức hi sinh.
-Sử dụng hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc thái độ của người cha đối với con.
Ý nghĩa văn bản: 
-Người mẹ có vai trò vô cũng quan trọng đối với gia đình.
–Tình yêu thương và kính trong cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
IV/Luyện tập:
E:Hướng dẫn tự học: -Soạn Cuộc chia tay của những con búp bê
-học bài ,làm bài tập luyện tập.chuẩn bị bài từ ghép, liên kết văn bản
@ RKN:
Tiết:3
Tiếng Việt
TỪ GHÉP
NS:
NG:
A/Mục tiêu: Nhận diện đuợc hai loại từ ghép:chính phụ, đẳng lập.Hiểu tính chất nghĩa các loại từ ghép.Có ý thức trau dồi và biết sử dụng từ một cách thích hợp.
1/ Kiến thức: -Cấu tạo từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
Đặc điểm về nghĩa của ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
2/ Kĩ năng: -Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi diễn đạt những cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi diễn đạt cái khái quát.
3. Thái độ: Ý thức trau dồi vốn từ.
IBChuẩn bị:	-GV:bảng phụ,từ điển TV
	-HS:từ điển tv
C/Bài cũ:GV:	Kiểm tra việc ghi bài của một số em.Nhắc nhở việc ghi bài và cách học bài cũ. Làm bài mới.
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài:	hs nhắc lại sơ đồ cấu tạo từ.
H:Thế nào là từ ghép? à vào bài
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2/Tìm hiểu nội dung:
@ MT: Cấu tạo từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.Đặc điểm về nghĩa của ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.Sử dụng từ
-GV:Treo bảng phụ có các ngữ liệu /t13
H:Trong các từ :bà ngoại ,thơm phức,tiếng nào là tiếng chính,tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong từ ấy?
Bà ngoại ;thơm phức
 C- P C- P àtiếng chính đứng trước ,tiếng phụ đứng sau.
H:Em hãy nhận xét cấu tạo của từ ghép :quần áo,trầm bổng?(không phân ra tiếng chính,tiếng phụàbình đẳng về mặt ngữ pháp.)
H:Xét về mặt cấu tạo,từ ghép có thể chia làm mấy loại?Cho ví dụ.
L:So sánh nghĩa của từ ghép:bà ngoại/bà;thơm phức / thơm em thấy có gì khác nhau?(bà:người sinh ra mẹ hoặc ba;bà ngoại:người sinh ra mẹ) (thơm:mùi dễ chịu,thích ngửi;thơm phức:mùi bốc lên mạnh ,hấp dẫn)ànghĩa của từ bà ngoại ,thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ bà,thơm.
H:So sánh nghĩa của từ quần áo/quần hoặc áo;trầm bổng/trầm hoặc bổng?(quần áo :quần áo nói chung ;trầm bổng:lúc trầm lúc bổng êm taiànghĩa là từ ghép đẳng lập khái quát nghĩa hơn các yếu tố tạo nên nó.)
HĐ3/Tổng kết,luyện tập:
@ MT: KN Nhận biết, điền từ để tạo từ ghép,tìm hiểu nghĩa của từ ( mở rộng vốn từ).
 H: Thế nào là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập? Nghĩa của hai loại từ này có tính chất khác nhau như thế nào?
 -GV:hướng dẫn làm bài tập
Bt1/gv chia bảng gọi 2 hs mỗi em làm một loại từ ghép,sửa sai.
Bt2,3/Thi nhanh giữa 4 tổ
Bt4/Làm miệng:sách,vở là những danh từ ở dạng cá thể có đếm được.sách vở:từ ghép đẳng lập,có ý nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loạiàkhông thể đếm được
Bt5,6./GV hướng dẫn HS tra từ điển để làm
Nội dung:
I/Các loại từ ghép:
 a/Từ ghép chính phụ: là từ ghép có một tiếng chính và một tiếng phụ ( Một hoặc nhiều tiếng ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
-Trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
vd: bút chì,hoa hồng ,bảng con...
 b/Từ ghép đẳng lập: là từ ghép các tiếng bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp.
đất nước ,gang thép , áo quần...
II/Nghĩa của từ ghép:
1/Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa: nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
2/Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa: nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
III. Luyện tập:
E/Hướng dẫn tự học:Học bài ,làm bài tập,chuẩn bị:Từ láy ,đem từ điển TV.Soạn bài liên kết văn bản.Chú ý trả lời theo câu hỏi sách giáo khoa. Nhận diện từ ghép trong văn bản: Cổng trường mở ra.
@ RKN:
Tiết:4
TLV
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
NS:
NG:
A/ Mục tiêu: Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trong nhất của văn bản. Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.
Kiến thức: -Khái niệm liên kết trong văn bản Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
Kĩ năng: Nhận biết và phân tích các liên kết văn bản.Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
B/ Chuẩn bị: - GV:bảng phụ
 -HS:soạn bài
 C/ Bài cũ: Không kiểm tra
D/Tổ chức hoạt động
Hđ1:Giới thiệu bài:
H:Văn bản là gì? Văn bản có những tính chất gì?(văn bản là một chuỗi lời nói miệng,hay bài viết có chủ đề thống nhất,có liên kết ,có mạch lạc,vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để đạt mục đích giao tiếp.
-Tính chất:chủ đề thống nhất,có tính liên kết,mạch lạc,phương thức phù hợp. àGV:khẳng định tính liên kết là một trong những tính chất quan trọngàvào bài.
Hoạt động của thầy và trò:
Hđ2:Tìm hiểu nội dung:
@MT: -Khái niệm liên kết trong văn bản Yêu cầu về liên kết trong văn bản.Nhận biết và phân tích các liên kết văn bản
B1 Tìm hiểu khái niệm:
GV:Treo bảng phụ phần dữ liệu 2a /t17
HS: đọc đoạn văn
H:Nếu bố En-ri-cô nói như vậy thì En-ri-cô có hiểu không?
H:En-ri-cô chưa hiểu là vì một trong những lí do nào trong các lí do sau đây ?(bảng phụ)(vì chưa có sự liên kết)
H:Muốn cho đoạn văn hiểu được phải có tính chất gì?(liên kết)
GV:Chỉ có những câu văn chính xác,rõ ràng , đúng ngữ pháp,vẫn chưa tạo thành văn bảnàvăn bản cần có tính liên kết.
H:Thế nào là tính liên kết trong văn bản?Tại sao văn bản phải có tính liên kết GV chốt ghi bảng.
B2. Tìm hiểu yêu cầu:
H:Vậy làm thế nào để văn bản có tính liên kết?chúng ta hãy đọc kĩ lại đoạn văn trên.
H:Do đâu đoạn văn trở nên khó hiểu? Hãy chữa lại đoạn văn để En-ri –cô hiểu được ý bố !( đoạn văn không thể liên kết vì thiếu sự kết nối về mặt nội dung ,không có sự kết nối này àkhó hiểu.
HS: Thêm các từ thiếu vào
HS: Đọc đoạn 2b/t18 chỉ ra sự thiếu liên kết giữa chúng,và sửa lại
H:Một văn bản có tính liên kết phải đảm bảo điều kiện gì?Cùng với điều kiện ấy các câu trong văn bản phải đảm bảo điều kiện gì?(nd:thống nhất;ht:chặt chẽ) 
H: Phương tiện liên kết đuợc sử dụng ở đây là gì?
GV: Có thể dùng từ ngữ hoặc câu văn để liên kết.
Dùng từ thay thế, lặp lại từ, dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc dùng những từ gần nghĩa...
Hđ3/Tổng kết,luyện tập:
@ MT: Sắp xếp câu văn theo trật tự liên kết, phân tích tính liên kết trong đoạn văn cụ thể, điền từ để tạo tính liên kết.
-H: Thế nào là liên kết trong văn bản? Yêu cầu để một văn bản có tính liên kết?
à HS trả lời. Giáo viêin chốt. Dặn dò học bài.
-GV hướng dẫn bài tập luyện tập
-Sau bài tập 4 GV chốt: Như vậy không phải cứ hai câu đứng gần nhua bắt buộc phải có sự liên kết với nhau. Có khi chỉ cần đến câu cuối, thì mới xuất hiện sự liên kết của toàn đoạn. Lấy Vd về bài thơ của Lưu Dung làm tiếp thơ Nhà vua: Một cánh, hai cánh, ba bốn cánh/ Năm cánh, sáu cánh, bảy tám cánh/ Chín cánh , mười cánh mười một cánh/ Rơi vào bụi cây, không cánh mà bay.
Nội dung:
I/Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1/Tính liên kết của văn bản: 
Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2. Yêu cầu về liên kết:
-Liên kết làm cho nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. 
-Liên kết trong văn bản thể hiện ở hai phương diện: nội dung và hình thức.
-Phương tiện liên kết là: từ ngữ và câu văn thích hợp.
 II/luyện tập: Bt1/(1),(4),(2),(5),(3).
Bt2/Hình thức được lk song không cùng nội dung.
Bt3/HS làm miệng.
Bt4/Hai câu có vẻ rời rạc song còn những câu khác liên kết chúng lại.
E/Hướng dẫn tự học: - Học bài trong vở ghi. Hoàn thành bài tập vảo vở BT. Phân tích tính liên kết trong đoạn văn: Nêu cảm nhân của em về ngày đầu tiên đến trường ( BT trong phần VB).
-Học bài cũ bài Cổng trường mở ra. Mẹ tôi.Soạn bài bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
@ RKN:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tác dụng:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
..
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tácdụng:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
..
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tác dụng:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
.
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tác dụng:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
..
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tác dụng:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tác dụng:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
..
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu1:Mẹ đang tâm sự trực tiếp với con hay đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
*Mẹ đang tâm sự với:..
.
*Tác dụng:
..
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM(3’)
Câu2:Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?..................................................................................
.
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1.doc