A/Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Hệ thống các văn bản nghị luận đã học,nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật từng văn bản
-Một số kiến thức liên quan đến đọc-hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
-Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.
2. Kĩ năng: Khái quát, hệ thống hoá, so sánh , đối chiếu và nhận xét về các tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
-Nhận diện và phân tích đựơc luận điểm, phưuơng pháp lập luận trong các văn bản đã học.
-Trình bày, lập luận có lí, có tình.
B/Chuẩnbị: -GV:Bảng phụ
-HS:kẻ sẵn bảng thống kê.
C/Bài cũ:
1/Theo Hoài Thanh thì nguồn gốc cốt yếu của cvăn chương là gì?Em hiểu như thế nào về câu: “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh cho nhận định trên.
Tuần:28 Tiết:101 Văn bản ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN. NS: NG: A/Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Hệ thống các văn bản nghị luận đã học,nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật từng văn bản -Một số kiến thức liên quan đến đọc-hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội. -Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. 2. Kĩ năng: Khái quát, hệ thống hoá, so sánh , đối chiếu và nhận xét về các tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. -Nhận diện và phân tích đựơc luận điểm, phưuơng pháp lập luận trong các văn bản đã học. -Trình bày, lập luận có lí, có tình. B/Chuẩnbị: -GV:Bảng phụ -HS:kẻ sẵn bảng thống kê. C/Bài cũ: 1/Theo Hoài Thanh thì nguồn gốc cốt yếu của cvăn chương là gì?Em hiểu như thế nào về câu: “Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh cho nhận định trên. D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1:Giới thiệu: HĐ2:Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị luận. @MT: -Hệ thống các văn bản nghị luận đã học,nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật từng văn bản B1/-GV:kẻ bảng -HS:Trả lời các câu hỏi của GV -GV:ghi lên bảng thống kê. -Lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả, luận điểm, phương thức nghị luận, ý nghĩa của từng văn bản. B2/Nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của các văn bản. B3/Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận: @MT: -Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình. -GV:treo bảng phụ có chứa phần 3. a HS:Nối các yếu tố tương ứng với thể loại. HS:So sánh văn các thể loại trên với văn bản nghị luận. -Kí :tái hiện -Trữ tình, tuỳ bút:bày tỏ cảm xúc, tình cảm. HĐ3:Tổng kết-Luyện tập: @MT: Nhận diện văn bản nghị luận. -H:Các câu tục ngữ có phải là văn bản nghị luận không? -Chính là các văn bản nghị luận, vì nó trình bày một tư tưởng , quan điểm. Nội dung: I/Các văn bản nghị luận: Tên bài Tác giả Giá trị tư tưởng Luận điểm Phương pháp lập luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh -Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. chứng minh Sự giàu đẹp của TV Đặng Thai Mai -TV mang trong nó những giá trị văn hoá rất đáng tự hào của người Việt. -Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người VN. TV có những đặc sắc của một thưc tiếng đẹp , một thứ tiếng hay. Chứng minh (giải thích) Đức tính giản dị của Bác Hồ. Phạm Văn Đồng -Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của HCM, -Bài học về học tập và rèn luyện theo gương Bác.. Bác giản dị trong mọi phương diện. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần. chứng minh (giải thích , bình luận) Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh -Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. Nguồn gốc của văn chương là tình thương người và rộng ra là thương cả muôn vật , muôn loài. -Văn chương là hình dung và sáng tạo ra sự sống, chẳng những thế , văn chương còn nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm của con ngưòi Giải thích (bình luận) II/Nghệ thuật nghị luận: 1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:Xây dựng luận điểm ngắn gọn,súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiệp,vùng miền... -Sử dụng từ ngữ có hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả (có dùng quan hệ từ “Từ ...đến...”) -Sử dụng biện pháp liệt kê, nêu biểu hiện. 2.Sự giàu đẹp của TV: Kết hợp khéo léo và hiệu quả giữa lập luận giải thích ,và lập luận chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng , lập luận theo kiểu diễn dịch- phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện. -Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu sử có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận. 3.Đức tính giản dị của Bác Hồ:Nghệ thuật chứng minh giàu sức thuyết phục: +Luận cứ toàn diện + Dẫn chứng phong phú,cụ thể,thuyết phục. Bên cạnh đó còn phần bình luận,đánh giá của tác giả càng tăng giá trị cho bài viết. 4. Ý nghĩa văn chương: -Có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục,minh bạch. -Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: Khi trước, khi sau, khi hoà với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn. -Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc. III/Đặc trưng của văn bản nghị luận: -Dùng phương pháp lập luận , bằng lí lẽ và dẫn chứng, để trình bày ý kiến, tư tưởng, quan điểm , nhằm tác động vào nhận thức của ngưòi đọc. HĐ4:Hướng dẫn tự học: -Học bài. Chuẩn bị kiểm tra một tiết. -Soạn:Sống chết mặc bay. Tiết:102 Tiếng Việt DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU NS: NG: A/Mục tiêu: Kiến thức: -Mục đích của việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu. -Nắm được các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Kĩ năng: -Nhận biết các cụm chủ- vị làm thành phần câu -Nhận biết các cụm chủ vị làm thành phần của cụm từ. B/Chuẩnbị: -GV:Bảng phụ -HS:Xem bài C/Bài cũ: 1/Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?Cho ví dụ. 2/Kiểm tra bài tập 3 D/Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò: HĐ1:Giới thiệu: HS: Đặt một câu đơn. GV: Phân tích kết cấu. Vào bài. HĐ2:Tìm hiểu bài: @MT:-Mục đích của việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu. -Nắm được các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. _GV:Treo bảng phụ có chứa câu văn lên bảng. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta / không có,luyện những tình cảm ta / sẵn có. -Xác định cụm danh từ trong đoạn văn?.Phân tích cấu tạo cụm danh từ,và cấu tạo của phụ ngữ trong các cụm danh từ. -GV:Phụ ngữ làm cụm chủ-vị để mở rộng câu. Xét câu: Bố/về //là một tin vui. -Phân tích cấu tạo H:Có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng hành phần nào khác trong câu? -HS: Đọc ghi nhớ mục hai. *HS: Đọc phần 2 L:Tìm cụm chủ vị thành phần.Cho biết đó là thành phần gì? Điều gì khiến tôi rất vui và vững tâm? -Rút ra phần ghi nhớ. HĐ3:Tổng kết,luyện tập: @MT: Tìm cụm c-v làm thành phần câu, thành phần cụm từ trong các câu văn cụ thể.Đặt câu có mở rộng thành phần. HS:Thảo luận :có mấy trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? -HS: Đọc ghi nhớ. -GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập. -GV: Treo bảng phụ HS: Lên bảng phân tích. -Nhận xét. Nội dung: I/ Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? -Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ hình thức giống câu đơn bình thường , gọi là cụm chủ -vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. VD:Mẹ //xem em /hát. II/Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. a/Chủ ngữ được cấu tạo bằng một cụm chủ vị VD:Em/ hát// rất hay. b/Vị ngữ được cấu tạo bằng một cụm chủ vị. VD:Cái bàn này// chân/ đã gãy. c/Cụm danh từ, cụm động từ,cụm tính từ được cấu tạo bằng một cụm chủ vị. VD:Tôi //thích bài ca/ anh hát. III/Ghi nhớ :(SGK) IV/Luyện tập: BT1/ a/Chỉ riêng những người chuyên môn /mới định ra được ..(Cum danh từ được cấu tạo bằng một cụm chủ vị) b/Khuôn mặt /đầy đặn (VN) c/Các cô gái Vòng /đỗ gánh (Cụm danh từ)Hiện ra từng lá cốm/...nào. (cụm động từ ) Một bàn tay /đập vào vai.. (CN) Khiến hắn /giật mình (PN) HĐ4:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở. -Chuẩn bị bài Dùng cụm chủ-v để mở rộng câu (TT). Chép bảng phụ. Đem bảng phụ nhóm.
Tài liệu đính kèm: