Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 113: Ca huế trên sông hương (Hà Ánh Minh)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 113: Ca huế trên sông hương (Hà Ánh Minh)

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế.

-Khái niệm về thể loại bút kí.

-Giá trị văn hoá nghệ thuật của ca Huế.

-Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

2. Kĩ năng: -Đọc hiểu văn bản nhật dung viết về di sản văn hoá dân tộc.

-Phân tích văn bản nhật dụng ( Kiểu văn bản thuyết minh)

-Tích hợp kiến thức tập làm văn để làm kiểu bài văn thuyết minh.

3. Thái độ:Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

B/Chuẩn bị:

-HS: Sưu tầm tranh.

-GV: Chuẩn bị một làn điệu ca Huế.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 113: Ca huế trên sông hương (Hà Ánh Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết: 113
Văn bản
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Hà Ánh Minh)
NS: 
NG: 
A/Mục tiêu: 
Kiến thức: Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế. 
-Khái niệm về thể loại bút kí. 
-Giá trị văn hoá nghệ thuật của ca Huế.
-Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
Kĩ năng: -Đọc hiểu văn bản nhật dung viết về di sản văn hoá dân tộc.
-Phân tích văn bản nhật dụng ( Kiểu văn bản thuyết minh)
-Tích hợp kiến thức tập làm văn để làm kiểu bài văn thuyết minh.
Thái độ:Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
B/Chuẩn bị: 
-HS: Sưu tầm tranh. 
-GV: Chuẩn bị một làn điệu ca Huế. 
C/Bài cũ: 
1/ Nêu ý nghĩa văn bản và nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn : “ Những trò lố...”
2/ Vì sao những trò của Va-ren bày ra truớc mắt cụ Phan Bội Châu lại được xem là những trò lố?
3/ Thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế nào?
D/Tổ chức hoạt động: 
HĐ1: Giới thiệu: 
-Chúng ta đang tìm hiểu về các Di sản văn hoá được Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Em hãy kể tên cho cô những Di sản vật thể ở Việt Nam ta? Em hiểu gì về Huế? 
-Quần thể Cố đô Huế
-Nhã nhạc cung đình Huế. 
-Sông Hương, Núi Ngự. 
-Ca Huế. 
-Giới thiệu các vùng dân ca nổi tiếng trên đất nước ta: Huế (dân ca Bình Trị Thiên), Bắc Ninh (Quan họ ), Dân ca Nam bộ.
H: Ở Quảng Nam nổi tiếng với làn điệu dân ca nào?-Hát bài chòi..
Hoạt động của thầy và trò: 
HĐ2: Tìm hiểu chung:
@ MT: Nắm đôi nét về thể loại, làn điệu ca Huế, và tác giả
-Tìm hiểu chú thích Ca Huế. 
-Các chú thích: 13, 14, 15, 17, 18. 
-Giới thiệu bút kí Hà Ánh Minh. 
H: Thế nào là bút kí?
H: Văn bản đuợc viết theo phương thức nào?
-Thuyết minh
GV: Tích hợp : đây là kiểu bài ta sẽ học ở lớp 8.
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản: 
@ MT: Vẻ đẹp của ca Huế, Khung cảnh đặc biệt của ca Huế.Giá trị văn hoá nghệ thuật của ca Huế.Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
-Đọc văn bản
-HS: Thống kê (Bảng phụ)
1/ Tên các làn điệu dân ca
2/ Tên các nhạc cụ. 
Hỏi: Em có thể nhớ hết tên các nhạc cụ và các làn điệu dân ca Huế không? Điều đó nói lên điều gì? 
-ca Huế đa dạng, phong phú, khó nhớ. 
L: Hãy tìm trong bài những đặc điểm nổi bật của những làn điệu ca Huế. 
-Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh : buồn bã. 
-Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp ;náo nức, nồng hậu. 
-Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nên. . . : gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh
-Nam ai, nam bình, tương tư, quả phụ: buồn man mác, thương cảm bi ai. 
HS: Tìm đoạn văn miêu tả tài nghệ chơi đàn của các nhạc công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ trong bài. 
 “Không gian yên tĩnh. . . hồn ai”
*GV: Chốt . ghi bảng. 
H: Cách nghe ca Huế có gì độc đáo hơn xem băng đĩa? 
-Nghe trong khung cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng. 
-Nghe, nhìn. 
GV: Ca dao, dân ca chỉ sống thật sự trong không gian của nó (tính nguyên hợp và tính diễn xướng trong ca dao dân ca) 
H: Tại sao có thể nói: nghe ca Huế là thú chơi tao nhã? 
-Thảo luận: Nhóm 4-Thời gian 4 phút.
-Ca Huế vừa thanh tao, vừa lịch sự nhã nhặn từ nội dung đến hình thức;từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức;từ ca công đến nhạc công;từ giọng ca đến cách trang điểm. 
à Ghi đề mục.
H: Ca Huế được hình thành từ đâu? 
-Nhac dân gian, nhạc cung đình 
-GV: Giảng giải: nhạc dân gian là những điệu hò, những điệu dân ca sôi nổi lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình (nhã nhạc) thường dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm, trang trọng. 
H: Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui, lại vừa trang trọng uy nghi? 
-nguồn gốc. 
H: Ca Huế cho em hiểu gì thêm về con người nơi đây? 
HĐ4: Tổng kết-Luyện tập: 
@ MT:Nắm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. Hiểu đựoc sự khác biệt của ca Huế với các loại hình dân ca khác.
Huế bên cạnh những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng còn nổi tiếng sản phẩm gì nữa? 
-Nhã nhạc cung đình di sản văn hoá phi vật thể. 
-Đọc ghi nhớ. 
-Hướng dẫn luyện tập:
So sánh ca Huế trên sông Hương với bài chòi Quảng Nam?
Đều có không gian ngoài trời. Đều là những làn điều rất đặc trưng.
Khác:
+ Ca Huế: trên sông hương. Nghe, xem trình diễn.
+ Bài chòi: Trong chòi. Vừa hát, vừa chơi.
H: Em biết gì về tình hình ca Huế hiện nay?
Nội dung: 
I. Tìm hiểu chung: 
-Ca Huế: Là một di sản văn hoá đáng tự hào của người dân xứ Huế.
-Tác giả: Hà Ánh Minh. 
-Bút kí: thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn tìm hiểu , nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
II/Đọc-hiểu văn bản: 
1/Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca xứ Huế. 
-Phong phú đa dạng đến nỗi không nhớ rõ tên các làn điệu, các nhạc cụ. 
-Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng. 
-Tài chơi đàn của các nhạc công đã tạo ra những âm thanh phong phú, xao động hồn người. 
2/Khung cảnh và sân khấu đặc biệt của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng Hương Giang. 
-Khung cảnh thơ mộng: trên thuyền, trôi trên sông trong một đêm trăng. 
-Lòng người say đắm thả hồn vào không gian đầy ắp tiếng nhạc. 
3/ Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống, một sản phẩm văn hoá đáng tự hào của người dân xứ Huế.
+ Ca Huế có nguồn gốc từ nhạc dân gian, nhạc cung đình. 
+ Đặc điểm của Ca Huế: Vừa sôi nổi, tươi vui, lại vừa trang trọng uy nghiêm.
+Con người xứ Huế: 
-Tâm hồn:thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.
- Người nghệ sĩ Huế biếu diễn trên thuyền tài ba, điêu luyện.
III/Tổng kết
Nghệ thuật: -Viết theo thể bút kí
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chát thơ.
–Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
Ý nghĩa văn bản: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hoá độc đáo của Huế cũng là của dân tộc.
IV/Luyện tập: 
HĐ5:Hướng dẫn luyện tập: -Học ghi nhớ. Học bài. 
-Sưu tầm, chuẩn bị vài bài hát dân ca xứ Quảng. 
-Soạn bài : Quan Âm Thị Kính. 
@ RKN: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan31.doc