Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: -Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

2. Kĩ năng: -Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

-Biết đặt câu có dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

B/Chuẩn bị:

-GV:Bảng phụ.

-HS:Xem bài trước .

C/Bài cũ:

D/Tổ chức hoạt động:

HĐ1:Giới thiệu: Sử dụng dấu câu cũng góp phần tạo nên tính mạch lạc cho văn bản.

 

doc 1 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:119
Tiếng Việt
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY.
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
2. Kĩ năng: -Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
-Biết đặt câu có dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
B/Chuẩn bị:
-GV:Bảng phụ.
-HS:Xem bài trước .
C/Bài cũ: 
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu: Sử dụng dấu câu cũng góp phần tạo nên tính mạch lạc cho văn bản.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2:Tìm hiểu bài:
@MT: -Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.Đặt câu.
-GV:Treo bảng phụ có chứa các dữ liệu T/121
H:Dấu chấm lửng trong các câu trên được dùng để làm gì?
 a/Chúng ta có quyền tự hào...=>dấu chấm lửng trong câu trên dùng để tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê hết.
 b/Bẩm...quan lớn... đê vỡ mất rồi!=>sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi ,hoảng sợ.
 c/ Cuốn tiểu thuyết được viết trên ...bưu thiếp.=>giãn nhịp điệu câu văn.Chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp.
-GV:Ghi bảng tất cả các ý kiến của HS.
H:Nêu các công dụng của dấu chấm lửng?
HS: Đọc ghi nhớ.
*GV:Treo bảng phụ chứa các dữ liệu T122
H:Trong các câu trên dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?Có thể thay bằng dấu phẩy được không?
 a/Cốm không phải là thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút...
=>đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp. (vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần cùng chức)
 b/ Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.Nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận ,các tầng bậc ý trong phép liệt kê. Trường hợp này không nên thay bằng dấu phẩy.
 -GV:Ghi lại tất cả ý kiến của HS
-H:Nêu các công dụng của dấu chấm phẩy?
-HS: Đọc ghi nhớ.
HĐ3:Tổng kết,luyện tập:
@MT: Chỉ ra công dụng và viết đoạn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
-HS: Đọc ghi nhớ.
-GV:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
I/Dấu chấm lửng: Dùng để
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa đựơc liệt kê hết.
-Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngăt quãng.
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
VD:
Quan đi kinh lí trong vùng.
Đâu có gà vịt thì ...lùng về xơi.
II/Dấu chấm phẩy:
-Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê phức tạp.
VD:Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
III/Ghi nhớ: (SGK)
IV/Luyện tập:
BT1/ Công dụng của dấu chấm lửng
 a/ chỉ sự ngắt quãng trong câu nói.
 b/Ngập ngừng trong lời nói,bỏ dở
 c/Sự liệt kê chưa đầy đủ.
BT2/ Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế có cấu tạo phức tạp.
BT3/HS tự làm.
HĐ4:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc nghi nhớ.Làm bài tập vào vở.
-Chuẩn bị bài: Dấu gạch ngang
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet119.doc