Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh -

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh -

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. Quan niệm về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương-Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn.

-Nắm được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của nhà văn.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nghị luận. Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học.

B/Chuẩnbị: :- GV: Nội dung bài dạy.

- HS: soạn bài.

C/Bài cũ:

1. Nêu những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ?

2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 97: Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh -", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:97
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
- Hoài Thanh-
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. Quan niệm về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương-Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn.
-Nắm được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của nhà văn.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản nghị luận. Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học.
B/Chuẩnbị:	:- GV: Nội dung bài dạy.
- HS: soạn bài.
C/Bài cũ:
1. Nêu những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ?
2. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
D/Tổ chức hoạt động:
HĐ1: Giới thiệu bài:
Đến với văn chương có nhiều điều cần biết,đặc biệt khi học văn chương ta thường đặt ra câu hỏi: văn chương có nguồn gốc từ đâu? Văn chương là gì? Công dụng của văn chương?Bài viết Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh- một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu một quan điểm đúng đắn về văn chương.Văn bản được in 1936 ( in trong sách văn chương và hành động) có lần đã thay đối nhan đề thành ý nghĩa và công dụng của văn chương.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ2: Tìm hiểu chung:
@ MT: Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. Vị trí đoạn trích.
-H: Nêu vài nét về tác giả Hoài Thanh.
-GV: Giới thiệu thêm về tác giả.Chốt như phần ghi bảng.
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
@MT: Quan niệm về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương-Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn.-Nắm được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của nhà văn.Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
Gọi hs đọc phần chú thích * trong sgk.GV giới thiệu những nét cơ bản về tác giả cho hs nắm .
Cho hs đọc thầm các chú thích còn lại.
HĐ3: Đọc -hiểu văn bản:
GV hướng dẫn hs đọc văn bản, gv đọc, gọi hs đọc lại.
H:Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
- P1: . vị tha: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.Nhiệm vụ của văn chương.
- P2: còn lại: Công dụng của văn chương.
Gọi hs đọc phần 1.
H: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc của văn chương là gì?Từ cốt yếu được hiểu như thế nào? Quan niệm như thế đã đúng chưa?
-Quan niệm đúng, nhưng vẫn còn có ý kiến cho rằng văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động.
H: Hãy giải thích quan niệm của Hoài Thanh:" văn chương là hình dung đời sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.."
-HÌnh dung: (danh từ): hình ảnh,hình bóngà phản ánh đời sống thực: Truyện Kiều- Nguyễn Du cho ta hiểu về than phận của người phụ nữ dưới chế độ xã hội PK. Bánh trôi nước, Sau phút chia li.
-Sáng tạo ra sự sống: vẻ đẹp về nhân cách của người phụ nữ, sự vươn lên, khẳng định chính mình- Bánh trôi nước.Tất cả các tác phẩm nổi tiếng đều có tính dự báo.
H: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
Khơi dâỵ cảm xúc cao thượng của con người.
-Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, làm cho đời sống con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.
VD: Những câu ca dao.Bồi dưỡng những tình cảm: tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
- Đời sống nhân loại sẽ thật nghèo nàn nếu không có văn chương.
HS: Lấy dẫn chứng để chứng minh.
“Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh...hay”
-VD: Tác phẩm Côn Sơn Ca-Nguyễn Trãi.
HĐ4:Tổng kết-Luyện tập:
@ MT: Nắm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
H: Em hãy nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản?
Cho hs thảo luận nhóm 4 và trả lời, nhóm khác nhận xét.
H: Văn bản cho ta hiểu điều gì?
-Nguồn gốc, công dụng của văn chương. Để từ đó thêm yêu những tác phẩm văn học.
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:Hoài Thanh ( 1909- 1982) là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX. Tác giả tập Thi nhân Việt Nam.
2. Tác phẩm: Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.
II/Đọc-hiểu văn bản:
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
-Là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
2.Ý nghĩa,công dụng của văn chương:
-Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng ( Phản ánh đời sống); chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. 
-Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, làm cho đời sống con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.
- Đời sống nhân loại sẽ thật nghèo nàn nếu không có văn chương.
III/Tổng kết: 
1.Nghệ thuật nghị luận: 
-Có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục,minh bạch.
-Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: Khi trước, khi sau, khi hoà với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.
-Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Ý nghĩa: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
IV/Luyện tập:
HĐ5: Hướng dẫn tự học:- Học thuộc bài thơ, học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung phân tích.
- Soạn bài: " Sống chết mặc bay." - Tiết sau : Kiểm tra 1 tiết văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan27.doc