Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 21

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 21

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Hiểu được nội dung, ý nghĩa, đặc điểm hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kỹ năng:

- Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. Đọc hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con ngươì và xã hội trong đời sống.

II. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

1. Tự nhận thức được bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuấ, con người, xã hội

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 77- Văn bản.
 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Hiểu được nội dung, ý nghĩa, đặc điểm hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kỹ năng:
- Củng cố bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. Đọc hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội. Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con ngươì và xã hội trong đời sống. 
II. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
1. Tự nhận thức được bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuấ, con người, xã hội
- Ra quyết định vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
2. Phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học kimh nghiệm về thiên nhiên, lao động ssản xuất, con người, xã hội.
3. Động não suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về kinh thiên nhiên, lao động sản xuất,con nguời, xã hội. 
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, tài liệu, sgk
- HS: soạn bài, học bài.
IV. CÁC BƯỚC DẠY VÀ HỌC TRÊN LỚP
1. kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (4’) 
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài mới (1’):
	 Ứng xử là một trong những là một trong những khâu giao tiếp không thể thiếu của con người. Ứng xử như thé ào cho phù hợp với những người xung quanh. Để tìm hiểu điều đó hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau học bài Tục ngữ về con người và xã hội. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: ( 5’) 
I. Đọc, chú thích.
? Tục ngữ là gì ?
? Em hiểu "mặt của là gì ? "không tày" ? 
HS dựa vào chú thích để trả lời
1. Đọc.
2. Chú thích. 
Hoạt động 2 (8’) 
II. Đọc văn văn bản 
?Câu nào nói về vẻ đẹp con người.
HS trả lời
1. Tục ngữ về phẩm chất con người.
Câu 1
?Câu nào nói về phẩm giá con người.
?Câu nào nói về giá trị con người.
- 3 nhóm
- H - đọc câu 1,2,3.
?Câu Tn có cách diễn đạt ntn?
-Hoán dụ, so sánh đối lập 1> < 10.
? Từ đó em hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
- "Người làm ra của chứ của không làm ra người."
- "Người sống hơn đống vàng"
- "Lấy của che thân, không ai lấy thân che của".
- Đề cao giá trị con người: con người quý giá hơn của cải.
? Câu tục ngữ có thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp nào?
- Phên phá những trường hợp coi người hơn của.
- An ủi động viên những người không gặp may.
- Nói về tư tưởng, đạo triết lý sống của nhân dân.
?"Góc con người, được hiểu theo nghĩa nào.
- 1 phần cơ thể con người.
- Dáng vẻ, đường nét con người?
"Răng và tóc" trong câu tục ngữ được xét trên phương diện nào? 
?Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
- Mỹ thuật ( vẻ đẹp)
 Câu 2: 
Mọi biểu hiện của con người đều phản ánh vẻ đẹp, tư cách của người đó.
?Câu tục ngữ khuyên điều gì.
- Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp.
- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
?Tìm hiểu về cách diễn đạt của tục ngữ.
- Tiểu đối, ngắn gọn, dễ hiểu, ẩn dụ.
Câu 3
?" Đói - rách" thể hiện điều gì?
? Tìm hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
?ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ.
- Đói rách: sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
- Sạch thơm: Những điều con người cần phải đạt, phải giữ gìn, vượt lên hoàn cảnh.
- Đen: dù đói, vẫn phải ăn uống sạch dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho.
- Giáo dục con người phải có lòng tự trọng.
 Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ và làmđiều xấu xa tội lỗi.
Hoạt động 3 (8’) 
2. Tục ngữ về học tập tu dưỡng.
?Câu tục ngữ này có mấy vế? Mỗi vế có quan hệ với nhau ntn?
?Từ học lặp lại nhiều lần có tác dụng?
- Học đọc 4,5,6.
- 4 vế có quan hệ đẳng lập bổ sung ý nghĩa cho nhau.
- Nhấn mạnh vịêc học phải toàn diện, tỉ mỉ.
?Nghĩa của câu tục ngữ?
?Câu tục ngữ khuyên điều gì?
- Con người cần phải học từ những việc đơn giản nhất để chứng tỏ mình là người lịch sự tế nhị, thành thạo giao tiếp, thành người có văn hoá.
- Con người cần phải học để thành mọi thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.
? Câu tục ngữ giải thích các từ: Thầy, mày , làm nên.
- Thầy: Người truyền bán kiến thức về mọi mắt trong cuộc sống
- Mày: Người tiếp nhận kiến thức.
- Làm nên: Thành cong trong mọi việc
?Câu tục ngữ có nội dung gì?
- Nội dung có ý nghĩa thách đố
Khẳng định vai trò, công ơn của người thầy.
Câu 6:
- Đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn.
?Theo em, những điều khuyên căn trong 2 câu tục ngữ trên mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao
HS - Thảo luận:
-2 câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Học thầy và học bạn cùng phải kết hợp song song thì thành công hơn
?Câu tũc ngũ khuyên chúng ta điều gì?
Tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức về ứng xử mà còn là bài học về tình cảm 
- Câu 7
- Khuyên con người thương yêu người khác như chính bản thân mình.
Hoạt động 4 (8’)
H -7,8,9
3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử
? Nghĩa đên của câu tục ngữ.
? Câu tục ngữ sử dụng lối nào?
?Nghĩa bóng?
- ẩn dụ
Câu 7.
Câu 8 
- Khi hưởng thành quả thì phải nhắc nhở đến người đã có công gây dựng nên phải biết ơn. người đã giúp mình.
? Về cáhc diễn đạt, câu tục ngữ có gì giống với câu 8?
- Cùng dùng ẩn dụ
Câu 9. Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.
? Câu tục ngữ cho ta lời khuyên bổ ích nào?
- Cần có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc.
? Từ những câu tục ngữ trên, em hiểu những quan điểm và thái độ sâu sắc nào của nội dung?
Qua 2 bài em thấy về hình thức tục ngữ thường chọn những cách diễn đạt nào?
?Với thời gian, theo em bài học những câu tục ngữ đưa ra có đúng không lý giải?
- Đề cao tôn vinh giá trị của con người.
- Mong muốn con người hoàn thiện.
- Đòi hỏi cao về cách sống, làm người.
- So sánh, ẩn dụ, ngắn gọn.
- Văn là những bài học bổ ích để con người tự hoàn thiện mình về đạo đức và trí tuệ.
* Ghi nhớ: sgk
Hoạt động 5 (8’) 
H - đọc ghi nhớ SGK
H - Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa.
III. Luyện tập
*BT1
Kẻ bảng
Câu
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
1
2.
- Người sống hơn đống vàng
- Người là vàng, của là ngãi
- Người ta là hoa đất
- Của trọng hơn người.
3.
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
- Chết trong còn hơn sống ngoài.
4.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
- Nói hay còn hơn hay nói.
7.
- Bầu ơi thương
- Chị ngã em nâng
- Lá lành đùm lá rách
- cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
8.
- Uống nước nhớ nguồn
- Uông nước nhớ kể trồng cây
- Ăn cháo đá bát
- Được chim bẻ lá, được quên cơm
 3. Củng cố (2’): - Hệ thống kiến thức đã học. 
4. Dặn dò (1’): - Học thuộc những câu tục ngữ ý nghĩa.Tìm thêm những câu tục ngữ. Chuẩn bị bài sau.
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 78 - Tiếng Việt. 
RÚT GỌN CÂU
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm rút gọn câu.
+ Hiểu được tác dụng của việc câu rút gọn. Biết sử dụng câu rút gọn.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết và phân tích câu rút gọn. Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
II. KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI. 
1. Lựa chọn cách sửa dung các loại câu, mở rộng / rút gọn / chuyển đổi câu theo nhnững mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. 
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu, molử rộng, rút gọn, dùng câu đặc biệt. 
2. Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu, chuyển đổi câu tiếng việt. 
3. Động não suy nghĩ, phân tích ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về sử dụng câu tiếng việt. 
III. CHUẨN BỊ : 
- GV: G/án, sgk, phiếu.
- HS: soạn bài, vở ghi, học bài. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh (4’). 
2. Dạy bài mới:
* Giưới thiệu bài mới (1’) 
	Trong cuôc sống chúng ta không pải bao giờ cũng có thời gian, tâm trạng diễn đạt đầy đủ câu cú. Có những lúc chúng ta trả lời họ một cách rất cọc lóc. Vậy làm thế nào để hiểu được điều đó. Muốn hiểu được thì hôm nay cùng tìm hiểu bài Rút gọn câu. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 (10’) 
I. Thế nào là rút câu 
?Cấu tạo của 2 câu đó gì khác nhau?
HS - đọc VD a/b/4/I
?Tìm những từ ngữ có thể làm C trong câu a?
- Người Việt Nam, chúng em 
?Vì sao câu này có thể lược bộ phận C ?
HS - thảo luận.
- Bởi đây là 1 câu tục ngữ đưa ra 1 lời khuyên cho tất cả mọi người. 
Câu b: Có thêm từ" chúng ta, đóng vai trò C.
 Câu a - Vắng C.
 Câu b - đủ C. 
?Tìm thành phần câu được lược bỏ và giải thích nguyên nhân?
? Có thể thêm những thành phần đó không?
- Câu a: Phần V.
Câu b: N câu.
Tại sao phải lược bỏ?
- Vì không thiết câu văn sẽ lặp lại (a), làm cho câu gọn hơn (b).
? Thể nào là rút gọn câu?
- Câu rút gọn là câu đã được bỏ 1 số thành phần câu.
? Việc lược bỏ thành phần câu nhằm mục đích gì?
H - Đọc ghi nhớ 1.
Hoạt động 2 (10’) 
III. Cách dùng câu rút gọn
? Những câu in đậm trong phần nào? Vì sao?
Có nên rút gọn như vậy không?
H - đọc VD 1/II.
- Đều thiếu C
- Không vì câu rất khó hiểu
HS- Đọc VD2 - mục II.
? Cho biết câu trả lời của con có lễ phép không?
Thêm từ ngữ.
- Không
?Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì?
HS - Đọc ghi nhớ
*Ghi nhớ 2:
Hoạt động 3 (15’) 
III. Luyện tập
?Tìm những câu tục ngữ là câu rút gọn ? Chỉ ra các tác phẩm rút gọn?
Cho biết mục đích của việc rút gọn?
 - Làm ra nháp rồi trình bày.
- Câu b: Rút gọn C.
 Câu tục ngữ nêu lên 1 quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn C để câu gọn hơn.
Câu C: Rút gọn C . c. b.
Bài tập 1
?Tìm những câu rút gọn, khôi phục những thành phần câu rút gọn.Vì sao trong thơ, ca dao thường có những câu rút gọn
a. Khi tôi...thì bóng đã xế tà.....Tôi dầy chân...chỉ thấy trời... Chỉ có 1 mảnh...của ta...
? Tìm sự hiểu lầm giữa người khách và chú bé?
b. Người ta đồn rằng
Ban cho quan... 
quan chạy....
Không còn là thơ và trở thành văn xuôi.
Thơ là diễn đạt xúc tích ngắn gọn lời ít, ý nhiều, vần điệu.
- đọc truyện vui.
- Chú bé đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu nhầm
Phải cẩn thận khi dùng rút gọn. Vì dùng không đúng sẽ dẫn đến hiểu lầm.
3. Củng cố (4’): - Hệ thống nội dung kiến thức bài học. 
4. Dặn dò (1’): - BT4. - Học thuộc lòng lý thuyết. - Soạn bài sau.
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 79 - Tập làm văn.
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 
2. Kỹ năng:
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận ttrong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể. 
II. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
1. Suy nghĩ phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm ,bố cục, phương pháp bài văn nghị luận.
- Ra quyết định lựa chọn những bài văn và thao tác lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 
2. Phân tích tình huống giao tiếp để lựa chọn cách tạo lập các đoạn văn nghị luận theo những yêu cầu khác nhau.
- Thực hành viết bài, đoạn văn nghị luận, nhận xét về cách viết đoạn văn nghị luận theo các thao tác lập luận và đảm bảo tính chhuẩn xác, hấp dẫn.
3. Thảo luận trao đổi để xác định đặc điểm, cách sử dụng các thao tác lập luận khi viếtg các đoạn văn nghị luận cụ thể. 
III.CHUẨN BỊ:
1. GV: G/án,sgk
2. HS: soạn bài, chuẩn bị bài. 
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (4’).
Thế nào là văn nghị luận ? Yêu cầu về đề tài của văn bản nghị luận?
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ sách khoa 
2. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài mới (1’):
	Văn bản nghị luận có đặc điểm gì ? Dặc điểm của chúng như thế nào hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài Đặc điểm của văn bản nghị luận. 
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: (10’) 
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận.
GV: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn, nghị luận.
? Luận điểm chính của bài viết là gì?
Luận điểm đó được nêu dưới dạng nào?
? Luận điểm đó được trình bày đầy đủ ở câu nào?
 luận điểm phụ (bài chỉ có 1 phụ)
? Luận điểm chính được cụ thể hoá thành những câu văn nào.
Lý lẽ cho luận điểm phụ?
HS nghe, hiểu
- Chống nạn thất học
- Được nêu ra dưới dạng khẩu hiệu và đượcm trình bày đầy đủ ở câu: - "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết độc, biết viết chữ Quốc ngữ".
- Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ.
- Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết.
Phụ nữ lại càng phải học.
1. Luận điểm
G: Luận điểm được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể trong bài văn.
? Luận điểm là gì.
? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?
- Là linh hồn của bài viết, nó thống nhất bài văn thành 1 khối.
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn.
? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?
- Phải đúng đắc, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hoạt động 2 (10’) 
2. Luận cứ
?Tìm lý lẽ trong bài?
?2 lý lẽ này trả lời cho câu hỏi nào?
- Vì sao phải chống nạn thất học?
? Để trả lời câu hỏi "Muốn chống nạn thất học thì làm thế nào? Bác đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng nào? 
G: Gọi những lý lẽ và dẫn chứng đó là luận cứ. Thì luận cứ là gì? 
?Những luận cứ ấy đóng vai trò gì?
?Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?
2 Lý lẽ do cuộc sống ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ...tiễn bộ được. Nay nước độc lập rồi xây dựng đất nước.
Từ 2 lý do đó tác giả đưa ra nhiệm vụ "mọi người phải biết đọc, biết viết. 
- Vơ chưa biết thì chồng bảo, em chưa thì anh bảo.
- Làm cơ sở cho luận điểm
- Đúng đắn, chân thật, tiêu biểu.
- Luận cứ là gì là điều kiện và lý lẽ làm cơ sở cho luận điẻm.
Hoạt động 3 (5’) 
3. Lập luận
G: Lập luận là cách lựa chọn sắp xếp trìnhbày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm?
- Trước hết, tác giả nêu lý do vì sao phải chống nạn thất học.
- Chống nạn thất học để làm gì/
Nên tư tưởng chống nạn thất học để làm gì?
Vậy chống nạn thất học bằng cách nào?
Lập luận chặt chẽ.
- Đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4 (10’) 
III. Luyện tập
? Tìm luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
* Lập luận:
- Kết quả về thói quả
 Thói quen tốy cần luyện
 Chữa thói xấu.
Các luận cứ trìnhbày thói quen xấu đi từ thói xấu nhỏ đến thói xấu lớn.
- đọc VB "Cần tạo ra những thói quen tốt trong cuộc sống xã hội" 
- Luận điểm chính: nhan đề.
- Luận điểm phụ và lý lẽ.
1. Biểu hiện của thói quen tốt:
- Dậy sớm giữ lời hưa, đúng hẹn, đọc sách.
2. biểu hiện thói quen xuấ.
- Hút thuốc lá, cấu giận, mâu thuẫn tự.
- Vứt rác bừa bãi ra đường, cửa.
- Biến các xóm nhỏ, con đường thành nơi vứt rác.
- Ném cốc vỡ, chai vỡ ra đường.
3. Các biểu hiện về ý thức không sửa thói xấu.
- Người ta dễn phân biệt thói xấu và thói tốt.
- Do thành thói quên nên khó sửa thói xấu.
BT SGK 
3. Củng cố (4’): - Hệ thống kiến thức bài học. 
4. Dặn dò (1’): - Học thuộc lý thuyết.
 - Thử tìm luận điểm, luận cứ, lập luận của VB "học thầy, học bạn" 
 - Soạn bài "Đề văn nghị luận."
 Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 80 - Tập làm văn. 
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm và cấu tạo của đề văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. 
2. Kỹ năng:
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. 
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, b/c.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: G/án,sgk,phiếu.
- HS: học bài, chuẩn bị bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (4’).
? Luận điểm là gì ? Luận cứ là gì? Lập luận là gì?
HS dựa vào ghi nhớ sgk trả lời. 
2. Dạy bài mới.
* Giiới thiệu bài mới (1’)
	Đề văn nghị luận khác với đề văn của các kiểu văn bản miêu tả, tự sự như thế nào ? Để phân biêt được sự khác biệt điều đó ta cùng nhau đi tìm hiểu bài Đề văn nghị luận. 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Kiến tức cần đạt 
Hoạt động 1: (8’) 
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
-GV :Gọi hs đọc 11 đề văn (sgk).
? Các đề vă n trên có thể xem là đề bài, đầu để được không?
?Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
-HS đọc đề bài sgk.
- Có thể coi là đề bài bởi nó đã thể hiện được chủ đề (vấn đề nghị luận).
- Mỗi đề nêu 1 số khái niệm, 1 vấn đề lý luận.
Đề 1,2 những nhận định, quan điểm.
Đề 3 là 1 tư tưởng
Đề 6 là lời kêu gọi mang 1 tư tưởng.
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
?Chỉ ra tính chất, thái độ ứng xử của mỗi đề văn ?
* Đề có tính giả thiết, ca ngợi: 1, 2.
* Đề có tính khuyên nhủ, phân tích: 3,4,5,6,7.
* Đề có tính suy nghĩ, bàn luận: 8, 9.
* Đặc điểm có tính tranh luận, phân bác: 10, 11
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ?
?Qua việc tìm hiểu nhiều đề bài trên, em có nhận xét gì về 1 đề bài văn nghị luận ?Về tính chất ?
- Giúp ta có được những phương pháp làm bài phù hợp.
- Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích khuyên nhủ, phản bác.
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng đặt raván 1 vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến.
Hoạt động 2: (10’) 
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
?Đề nêu vấn đề gì.
?đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì ?
?Cho biết khuynh hướng tư tưởng của đề là gì ?
?Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
?Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết; Trước 1 đề văn muốn tốt cần hiểu điều gì trong đề?
H – tìm hiểu đề văn “chớ nên tự phụ”
- Khuyên như con người”..
- 1 Tính cách của con người.
- Phạm vi : Tư liệu trong cuộc sống.
-Khẳng định.
- Giải thích.
- Xác định đúng vấn đề phạm vi, tính chất.
Hoạt động 3: (10’) 
II. lập ý cho bài văn nghị luận.
GV: Đề bài nêu ra 1 ý kiến thể hiện 1 tư tưởng, 1 thái độ đối với thói tự phụ.
Em có cho rằng đây là luận điểm chính không?
Đề bài “Chớ nên tự phụ”
- Luận điểm chính, chớ nên tự phụ.
+Tự phụ là một đức tính không tốt.
+ Tự phụ có hai cho 
1. Xác luận điểm. 
?Hãy cụ thể hoá luận điểm chính bằng những luận điểm phụ.
? Nhớ lại bài trước và cho biết ta tìm luận cứ bằng cách nào?
? Theo em, cần xây dựng lập luận theo trình tự nào?
chính bản thân mình.
+ Ý nghĩa, tác dụng của lời khuyên.
- Đặt câu hỏi và câu trả lời.
1. Tự phụ là gì?
2. Vì sao chớ nên tự phụ?
3. Tự phụ có hại ntn?
2. Tìm luận cứ
Là kiêu căng, không khiêm tốn coi mình là hơn người khác.
- Người tự phụ luân coi thường coi thường người khác.
- Tự phụ là 1 đức tính không
- Người tự phụ không khi nào chịu học hỏi.
- Khiến người khác hài lòng 
- Không tiến bộ được.
- Ngủ quên trên thành công của mình.
- Bắt đầu tự định nghĩa
- Tác hại.
3. Xây dựng lập luận
Hoạt động 4: (8’) 
III. Luyện tập
- Yêu cầu HS lập ý cho đề bài Sách là người bạn lớn của con người. 
HS - Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài.
Sách là người bạn lớn của con người" cho đề bài số 1 tiếp theo.
3. Củng cố (4’): 
- Hệ thống nội dung kiến thức bài học 
4. Dặn dò (1’): 
- Thử lập ý. - Soạn bài tiếp theo. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21 v7.doc