Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 32

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 32

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kt:Nắm được nhan đề của tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, phần giới thiệu về văn chương, về đặc trưng thể loại của các tác phẩm về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.

-Kn :Rèn kỹ năng so sánh ,và hệ thống hoá kiến thức

-Tđ :Laọp bảng thống kê phân loại

II. CHUẨN BỊ .

- GV : Nghiên cứu , soạn giáo án

- HSø : Làm đề cương ôn tập

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 121
ÔN TẬP VĂN HỌC
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
-Kt:Nắm được nhan đề của tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, phần giới thiệu về văn chương, về đặc trưng thể loại của các tác phẩm về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
-Kn :Rèn kỹ năng so sánh ,và hệ thống hoá kiến thức
-Tđ :Laọp bảng thống kê phân loại 
II. CHUẨN BỊ .
- GV : Nghiên cứu , soạn giáo án 
- HSø : Làm đề cương ôn tập 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1.ổn định t/c.
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Kết hợp trong giờ học 
3. Bài mới: 
 Câu 1. Hệ thống lại các tác phẩm đã học
? Em hãy kể tên những tác phẩm- tác giả đã học từ đầu năm mà các em đã học ?
Tác phẩm
Tác giả
Tác phẩm
Tác giả
HỌC KÌ I
1. Cổng trường mở ra 
2. Mẹ tôi 
3.Cuộc chia tay của những con búp bê
4.Những câu hát về tình cảm gia đình.
5.Những câu hát về TY, QH, ĐN, con người.
6.Những câu hát than thân
7.Những câu hát châm biếm
 8.Nam quốc Sơn Hà 
9.Tụng giá hoàn kinh sư 
10.Thiên Trường vãn vọng 
11.Côn Sơn ca 
12.Chinh phụ ngâm khúc (trích)
13 .Bánh trôi nước 
14 .Qua Đèo Ngang 
15.Bạn đến chơi nhà 
16.Vọng Lư Sơn bộc bố 
17 .Tĩnh dạ tứ 
-Lý Lan
-E.A-mi -xi-
- Khánh Hoài
-Lí Thường Kiệt -Trần Quang Khải
-Trần Nhân Tông
- Nguyễn Trãi
-Đặng Trần Côn
-Hồ XuânHương
-Bà Huyện
Thanh Quan
-NguyễnKhuyến
-Lý Bạch 
-Đỗ Phủ
HỌC KÌ II
Mao ốc vị thu phong sở phá ca
Tục ngữ về con người và xã hội 
Tinh thần yêu nước của ND ta 
Sự giàu đẹp của tiếng Việt 
22 Đức tính giản dị của Bác Hồ 
23 Ý nghĩa văn chương 
24 Sống chết mặc bay 
25 Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
26Ca Huế trên sông Hương 
27Quan âm Thị Kính
28Nguyên tiêu
29Cảnh khuya 
30Tiếng gà trưa
31Một thứ quà của lùa non
32Sài Gòn tôi yêu 
33Mùa xuân của tôi
34Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX 
Tổng cộng: 34 tác phẩm 
-Đỗ Phủ 
-HồChí Minh
-Đặng Thai Mai 
-PhạmVăn Đồng 
-Hoài Thanh 
-PhạmDuy Tốn
-HồCHí Minh
-Hà Minh Ánh
-Hồ Chí Minh
-HồChí MInh
-Xuân Quỳnh
-Thạch Lam 
-Minh Hương
-Vũ Bằng 
 Câu 2. Các thể loại văn học 
? Em hãy nhắc lại định nghĩa các thể loại văn học ?
Khái niệm
 Định nghĩa – Bản chất
1. Ca dao- dân ca
- Thơ ca dân gian, những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng ND sáng tác - biểu diễn và truỳên miệng từ đời này qua đời khác
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi những tiếng đệm lát, đưa hơi... dân ca là lời bài hát dân gian.
2. Tục ngữ
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của ND về mọi mặt được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày
3. Thơ trữ tình
- Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4. Thơ trữ tình Trung đại VN
- Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng... )
- Những thể thơ thuần túy Việt Nam: lục bát, 4 tiếng 
 Những thể thơ học tập của người Trung Quốc: Đường luật...
5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng /câu, 4 câu/bài, 28 tiếng /bài 
- Kết cấu: C1: khai, câu 2: Thừa, câu 3: chuyển, câu 4: hợp
- Nhịp 4 / 3 hoặc 2 / 2 / 3
6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 5 tiếng /câu, 4 câu/bài, 20 tiếng /bài 
- Nhịp 3 / 2 hoặc 2 / 3
- Có thể gieo vần trắc
7. Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiếng /câu, 8 câu/ bài, 56 tiếng/ bài 
- Kết cấu: Câu 1, 2: đề, câu 2-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết 
- Hai câu 3-4 và 5-6 phải đối nnhau từng câu, từng vế.
8. Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao - dân ca.
- Kết cấu theo từng cặp: Trên 6 tiếng, dưới 8 tiếng.
9. Thơ song thất lục bát.
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn Đường luật và thơ lục bát
- Mỗi khổ 4 câu: 2 câu 7 tiếng, 1 cặp 6-8
- Thích hợp với thể ngâm khúc hay diễn ca dài.
10. Truyện ngắn hiện đại
- Có thể ngắn, dài...
- Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo thứ tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột
11.Phép tương phản nghệ thuật
- Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai
12. Phép tăng cấp trong NT
- Cùng với quá trình hoạt động, nói năng, tăng dần cường độ, tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng, màu sắc, âm thanh...
Câu 3. Nội dung 
 A.Ca dao dân ca 
? Em hãy nêu những tình cảm thái độ thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học ?
- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, tự hào, biết ơn, châm biếm, hài hước, dí dỏm, đả kích...
? Em hãy chọn đọc thuộc lòng những câu ca dao em yêu thích? Giải thích lý do yêu thích ?
 B. Tục ngữ :
 ?Em hãy nêu những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ ?
 - Kinh nghiệm tục ngữ về thiên nhiên - thời tiết. Thời gian tháng 5, tháng 10, dự đoán nắng, mưa, bão giông, lụt...
- Kinh nghiệm về LĐSX nông nghiệp. Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, làm vườn, kinh nghiệm làm đất, cấy lúa, trồng trọt, chăn nuôi
. Kinh nghiệm về con người, xã hội. Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, con người là vốn quý...
 C. Thơ trữ tình .
a. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (Thơ Đường) đã học:
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược.
- Thân dân - yêu dân, mong dân được ấm no hạnh phúc, nhớ mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ bà, nhớ mẹ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thủy chung chờ đợi vời vợi nhớ thương.
* Mỗi khía cạnh của tình cảm và thái độ yêu cầu HS minh hoạ bằng 1-2 VD cụ thể.
 Câu 4. Tác phẩm văn xuôi :
GV hướng dẫn HS lập bảng tổng hợp kiến thức theo mẫu sau đây:
stt
Tác giả, tác phẩm
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra (LýùLan)
- Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con.
Phương thức tự sự kết hợp biểu cảm và mô tả.
2
Mẹ tôi (A-na-xi)
- Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
Phương thức tự sự kết hợp biểu cảm và mô tả
3
Cuộc chia tay củ những con búp bê. (Kháng Hoài)
- Thấy được những tình cảm chân thật và sâu nặng của 2 em bé trong câu chuyện.
- Cảm nhận được nỗi xót xa, biết thông cảm và chia xẻ với những người bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
Phương thức tự sự kết hợp biểu cảm và mô tả
4
Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
- Thấy được vẻ đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên khí hậu nhiệt đới.
Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khéo léo, nhịp nhàng
5
Một thứ quà của lúa non: Cốm (T. Lam)
- Cảm nhận được hương vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Cảm giác tinh tế trữ tình đậm đà, trang trọng, nâng niu...
- Bút kí - tùy bút hiện thực về văn hóa ẩm thực.
6
Sống chết mặc bay “Phạm Duy Tốn”
- Lên án gay gắt 1 tên quan phủ “lòng lang dạ thú” trước sinh mạng của người dân và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm”.
- Có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
- Bước khởi đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
7
Những trò lố hay là Varen và PBC. (Nguyễn Ái Quốc)
- PBC: vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập.
- Tác giả khắc họa một cách rất sắc nét 2 nhân vật với 2 tính cách, đại diện cho 2 lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập với nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
- Varen phản bội lý tưởng quen chơi những trò lố...
Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính.
- Nghệ thuật tương phản đối lập.
- Truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Pháp.
- Kể chuyện theo hành trình chuyến đi của Varen
8
Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
- Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội.
- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ, êm và cảm động ngọt ngào.
9
Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
- Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở Cố Đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
 4. Củng cố ,HDVN: 
 ?Hãy nhắc lại đặc trưng của mỗi thể loại văn học ?
 ?Khi cảm nhận phân tích mỗi tacù phẩm văn chương này chúng ta cần chú ý điều gì ?
 Thể loại ,các hình thức nghệ thuật, hoàn cảnh xã hội có liên quan đến tác phẩm ...
 5.Hướng dẫn học ở nhà 
- Ôn tập thật kĩ để chuẩn bị làm kiểm tra học kì II. 
-Làm các bài tâïp trang7, 8,910/129sgk
*******************************
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
Tiết 122
DẤU GẠCH NGANG
 I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang .
-Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối .
-Tích hợp với phần văn qua bài ôn tập văn học với phần tập làm văn ở văn bản báo cáo 
-Rèn kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong tập làm văn 
II.CHUẨN BỊ :
-Thầy : Nghiên cứu bài trong SGK ,SGV .Bảng phụ ghibài tập ,ví dụ 
-Trò : Chuẩn bị trước bài ở nhà .
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1.ổn định t/c.
 2.Kiểm tra bài cũ : 
? Nêu công dụng của dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng 
? Cho ví dụ về trường hợp có sử dụng dấu câu.(...) ,(;)
 Chửa bài tập sgk
 3. Bài mới .
 - Giới thiệu bài : Trong câu, ngoài những thành phần của câu hay của cụm từ như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ  còn có những bộ phận được dùng để chú thích , giải thích thêm cho những từ ngữ trong câu hoặc cho cả câu . Sự có mặt của những bộ phận này khiến cho ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng hơn, chính xác hơn. Làm thế nào để chúng ta nhận biết được bộ phận này ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết được điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động h/s
Nội dung cần đạt
HĐ1:
-Gv:Chép 4vd(SGK trang 129) lên bảng phụ 
-Gọi hs đọc ví dụ 
? Trong mỗi câu, dấu gạch ngang được dùng để làm gì? 
 a.(dùng để đánh dấu bộ phận chú thích , giải thích trong câu)
 b.(dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.)
 c.( liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng )
 d.dùng để nối các bộ phận trong liên dan ... iện tượng 
+Nêu thời gian nơi chốn của sự việc diễn ra trong đoạn văn 
? Em hãy cho biết chức năng của dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng và dấu gạch ngang ? 
- Lấy VD minh họa.
a. Dấu chấm
VD: Mùa hè sắp về. Tiếng ve kêu râm ran.
b. Dấu phẩy
VD1: Lớp 7A1, 7A2, 7A6 đều được khen
VD2: Lớp 7A1 học toán, lớp 7A2 học văn.
VD3: Ngoài sân, đám trẻ đang nô đùa. 
c. Dấu chấm phẩy
VD: Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra lỗ dế ở chỗ nào nữa.
VD: Các niềm thương mến đó của thơ Tố Hữu do sự công tác lâu năm bồi dưỡng, nó là hương vị của thơ Tố Hữu, nó toát lên thơm tho, dịu ngọt, nó là đạo đức cách mạng, nó là siêu các sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu, một hồn thơ gần gũi với con người, chí tình với con người. 
d. Dấu chấm lửng 
VD :Bẩm ...quan lớn ...đê vỡ mất rồi .
e. Dấu gạch ngang:
VD: Việc ấy - bạn Lan nói - phải đưa ra lớp để bàn bạc. 
VD:Quan quát :
 -Lính đâu ?
 -Dạ 
VD - Cuộc đua xe đạp đường dài Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu.
GVKhi sử dụng dấu gạch ngang cần chú ý phân biệt với dấu gạch nối 
- GV:Cho HS làm lại các BT trong SGK.
Bài tập 1 :Trong các câu sau đây,câu nào là câu đặc biệt ?Câu nào là câu rút gọn ?
1.Hoa sim 
3. Mẹ đã về !
2. Ăên quả nhở kẻ trồng cây 
4. Lá lành đùm lá rách 
?Nêu yêu càu của bài tập ?
?Muốn biết chính xác câu đặc biệt ,cau rút gọn em làm thế nào ?
HS giải đáp bài tập 
Bài tập 2 :Viết đoạn văn 10-15 dòng về đè tài tự chọn có sử dụng các kiểu câu ,các dấu câu đã học (Hướng dẫn cho hs về nhà làm )
I. Ôn về lý thuyết 
1. Về kiểu câu đơn 
- Có 2 cách phân loại câu đơn truyền thống: 
+ Phân loại câu theo mục đích nói năng.
+ Phân loại câu theo cấu tạo.
a. Theo mục đích nói: Có 4 loại câu 
- Câu nghi vấn: Được dùng để hỏi.
- Câu trần thuật: được dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai.
- Câu cầu khiến: Dùng để cầu khiến tức để ra lệnh, yêu cầu... người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu. 
- Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
* Dấu hiệu điển hình để nhận biết:
- Câu nghi vấn: chứa các từ nghi vấn: ai, bao giờ, ở đâu, bằng cách nào, để làm gì? ,kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)
-Câu trần thuật: Được coi là trung hoà , không có dấu hiệu riêng.Kết thúc thường bằng dấu chấm (.)
-Câu cầu khiến: Chứa các từ có ý nghĩa cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, nên, không nên. Kết thúc bằng dấu chấm than (!)
- Câu cảm thán: chứa các từ bộc lộ cảm xúc cao: ôi, trời ơi, eo ơi... Kết thúc bằng dấu chấm than (!)
b. Phân loại câu theo cấu tạo: 
- 2 loại: 
+ Câu bình thường.
+ Câu đặc biệt.
- Câu bình thường: có cấu tạo đủ hai thành phần CN và VN. 
- Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình CN + VN.
- Tác dụng của câu đặc biệt: SGK 
2. Về các dấu câu: 
a. Dấu chấm: Dùng để ngắt 1 câu đã chọn ý.
b. Dấu phẩy: Dùng trong câu nhằm: 
+ Ngăn cách các từ ngữ cùng giữ một chức vụ ngữ pháp. 
. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. + Ngăn cách các thành phần và nòng cốt câu. 
c. Dấu chấm phẩy: được dùng để: 
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phứ tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 
d. Dấu chấm lửng 
+Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết 
+Đánh dấu chỗ lời nói ngập ngừng bỏ dở 
+Làm dãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ thể hiện nội dung bất ngờ hay hài hước dí dỏm 
e. Dấu gạch ngang:
+Đánh dấu bộ phận giải thích,chú thích trong câu 
+Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật khi đối thoại 
+Nối các từ nằm trong một liên danh 
IILuyện tập 
Bài tập 1 :Trong các câu sau đây,câu nào là câu đặc biệt ?Câu nào là câu rút gọn ?
Bài tập 2 :Viết đoạn văn 10-15 dòng về đè tài tự chọn có sử dụng các kiểu câu ,các dấu câu đã học
3.Củng cố: 
- Cho Hs nhắc lại các nội dung đã ôn tập 
- Hướng dẫn học ở nhà : 
Ôn tập thật kỹ các nội dung đã ôn tập .làm lại các bài tập sgk và BT trên lớp 
Vẽ sơ đo hệ thống các kiến thức cơ bản à trong SGK.
Chuẩn bị bài: “Văn bản báo cáo” 
Lớp 7A, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 Lớp 7B, tiết (tkb) giảng ngày: ... tháng ... năm 2012, sĩ số ... vắng....
 VĂN BẢN BÁO CÁO
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
	Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo : Mục đích , yêu cầu , nội dung và cách làm loại văn bản này ; Khi nào thì viết báo cáo ? Viết để làm gì ?
 Rèn kĩ năng biết cách viết một văn bản báo cáo 
 Giáo dục cho hs có ý thức tổng hợp công tác ,biết thâu tóm ,dánh giá hiệu quả của một hoạt động của cá nhân hay một tập thể
II.CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Chuẩn bị giáo án.
- Học sinh : Tìm hiểu trước bài học Chuẩn bị ý kiến trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra. 
 III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Bài “Văn bản đề nghị”
Hãy cho biết khi nào thì người ta viết văn bản đề nghị ? 
Hãy trình bày lại cách làm 1 văn bản đề nghị .
2. Bài mới - Giới thiệu bài mới :
	Trong cuộc sống , khi chúng ta cần làm 1 văn bản trình bày lại công tác của cấp dưới đối với cấp trên , hoặc ngược lại của cấp trên đối với cấp dưới , hoặc của cơ quan nhà nước đối với nhân dân  tức là chúng ta cần đến báo cáo . Tiết học hôm nay ,cô sẽ hướng dẫn các em đi vào tìm hiểu về cách viết 1 bản báo cáo để khi cần chúng ta có thể đem ra áp dụng nó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV cho HS đọc văn bản 1 , 2 /133 , 134 sgk.
(?) Văn bản 1: bạn lớp trưởng lớp 7B viết báo cáo để làm gì ? - Tổng hợp về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 về học tập , kỉ luật , lao động , các hoạt động khác.
(?) Sang văn bản 2 thì bạn lớp trưởng lớp 7C viết báo cáo có phải là cũng để tổng hợp về kết quảmột hoạt động thi đua không ?
Không -> Đây là 1 bản báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
?Hai bản báo cáo ở trên có diểm gì giống nhau ?
-Cùng được trình bày theo kiểu loại văn bản hành chính 
-Cùng để trình bày kết quả của một hoạt động 
-Được trình bày theo một khuôn mẫu nhất định ,lời văn ngắn gọn ,rõ ràng ...
Cả 2 văn bản báo cáo vừa tìm hiểu ở trên , ta thấy báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung cũng như về hình thức trình bày ?
(?) Qua 2 văn bản báo cáo trên , các em hãy tự liên hệ với mình xem đã bao giờ các em viết báo cáo chưa ? Nếu viết rồi thì hãy dẫn ra 1 số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt , học tập ở lớp , trường em ?
Vd :Báo cáo tổng kết năm học 
 -Báo cáo tổng kết hoạt động của chi đội ...
 -Báo cáo kết quả tham gia làm kế hoạch nhỏ của chi đội 
?Qua 2 văn bản báo cáo ở trên em hiểu thế nào là báo cáo?
GV nêu 3 tình huống mục 3 a , b , c / 134 , 135 sgk 
? Theo em tình huống nào phải viết báo cáo ?
(HS thảo luận)
 -Chỉ có tình huống b là phải viết báo cáo . Đó là báo cáo về tình hình học tập , sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm Của Ban cán sự lớp gửi cho Ban Giám hiệu nhà trường .
(?) Còn 2 tình huống a , c ta cần phải viết văn bản gì ?
- Tình huống a thì viết văn bản đề nghị còn tình huống c thì viết đơn xin nhập học.
(?) Các mục trong 2 văn bản trên được trình bày theo thứ tự nào ?
Quốc hiệu .
Nơi làm báo cáo và ngày  tháng  năm 
Tên văn bản : Báo cáo về 
Nơi gửi .
Nêu lí do , sự việc vá các kết quả đã làm được.
Kí tên.
(?) Cả 2 văn bản có điểm gì giống và khác nhau ?
 + Giống nhau :
 Về hình thức trình bày đều theo 1 số mục nhất định (theo mẫu) 
 + Khác nhau :
 Về mục đích , những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
(?) Những phần nào là qan trọng , không thể thiếu trong cả 2 văn bản báo cáo ?
(?) Từ 2 văn bản trên , hãy rút ra cách làm 1 văn bản báo cáo?
sgk mục II 2 / 135 và phần ghi nhớ trang 136.
(?) Tên văn bản báo cáo thường được viết như thế nào 
(?) Các mục trong báo cáo được trình bày ra sao : Khoảng cách giữa các mục , lề trên và lề dưới 
(?) Các kết quả trình bày cụ thể bằng các số liệu như thế nào?
?Khi viết một văn bản báo cáo theo em cần chú ý những điểm gì ?
Bài tập : Tìm hiểu văn bản sau 
?Đọc bản baó cáo trên ,nêu nội dung báo cáo ?
 -Trình bày tình hình vụ cháy ở phường x ngày 15/2/2002
?Văn bản trên thiéu mục nào ?
 -Địa điểm ngày tháng làm baó cáo 
?Cần bổ sung như thế nào cho hợp lí ?
?Nhận xét gì về các mục trong báo cáo ?
Trình bày đầy đủ các mục ,nêu rõ các vấn đề xảy ra trong báo cáo 
GV Người viết đã đảm bảo đúng yêu cầu của một báo cáo
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo : 
Ví du:Văn bản 1 
: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11.
+ Văn bản 2 (sgk/134) : Báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
*Về nội dung : Phải trình bày kết quả 1 cách cụ thể , có số liệu rõ ràng
-Nội dung không thể thiếu các mục sau : Báo cáo của ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ?
*Về hình thức trình bày : Bản báo cáo cần trình bày trang trọng , rõ ràng và sáng sủa theo 1 số mục qui định sẵn.
Kết luận :Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kêt quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể 
II. Cách làm 1 văn bản báo cáo :
*Ghi nhớ :
Một văn bản báo cáo cần có các mục sau đây :
1 / Quốc hiệu .
2 / Nơi làm báo cáo và ngày tháng  năm
3 / Tên văn bản : Báo cáo về  (thường viết in hoa , khổ chữ to ).
4 / Nơi gửi.
5 / Nêu lí do , sự việc và các kết quả đã làm được.
6 / Kí tên.
{ Một số lưu ý khi viết văn bản báo cáo 
(Xem sách giáo khoa trang 135 )
III Luyện tập 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
Báo cáo về vụ cháy
(Xảy ra lúc 23giờ ngày 15-02-2002 tại số nhà 07 hẻm 12 phường x )
Kính gửi UBND thành phố HàĐòng kính gửi UBND Quận R Vào 23 giờ ngày 15-2-2002đã xảy ra vụ cháy tại số nhà 07 hẻm 12 phường x .tuy vụ việc xảy ra bất ngờ nhưng lực lượng phòng cháy chữa cháy (P C C C )tại chỗ đẫ kịp thời cứu chữa và sau một giờ ngọn lửa đã được dập tắt .
Theo kết quả điều tra ban đầu ,nguyên nhân là do sự bất cẩn của chủ nhà khi sử dụng bếp ga du lịch đã cũ nát .
Hậu quả của vụ cháy là :
-Về người :có hai người bị thương nhẹ ,bva người bị bỏng nặng
-Về tài sản :thiệt hại ước tính khoảng 20 triêïu đồng .
chúng tôi đã kịp thời đưa những người bị bỏng nặng đi cấp cứu ,.trước mắt đã tổ chức quyên góp giúp gia đình bị nạn một số tiền là 5triệu đồng
Nay uỷ ban nhân đân phường x báo cáo sơ bộ tình hình vụ cháy để uỷ ban nhân dân thành phố và UBND quận được rõ .Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp khắc phục hâụvụ chấy và tích cực phòng ngừađể kjhông xảy ra những vụ việc tương tự
TM UBND phường
Ki tên
 3. Củng cố ,HDVN: 
Thế nào là văn bản báo cáo ? 
Cách làm văn bản báo cáo ? 
 Hướng dẫn học ở nhà 
Học thuộc ghi nhớ.
Làm các Bt còn lại. 
Chuẩn bị bài Luyện tập làm văn bản đề nghị bản 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32 v7.doc