Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117 đến tiết 120

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117 đến tiết 120

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs có được những hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.

Vận dụng viết được VBHC đúng quy cách.

Thái độ nghiêm túc khi viết văn bản hành chính.

*.Tích hợp:Các văn bản hành chính

*.Trọng tâm:Bài học

II-Các kỹ năng sống cơ bản

- Suy nghĩ,phê phán,sáng tạo

- Giao tiêp:ứng xử với người khác bằng văn bản hành chinh

III- Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:

- Phân tich tình huống mẫu,động não suy nghĩ,thực hành có hướng dẫn,nhóm

IV. Chuẩn bị:

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/3/2012
Ngày dạy : 2/4/2012
Tiết 117. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH.
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs có được những hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
Vận dụng viết được VBHC đúng quy cách.	
Thái độ nghiêm túc khi viết văn bản hành chính.
*.Tích hợp:Các văn bản hành chính
*.Trọng tâm:Bài học
II-Các kỹ năng sống cơ bản
- Suy nghĩ,phê phán,sáng tạo
- Giao tiêp:ứng xử với người khác bằng văn bản hành chinh
III- Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: 
- Phân tich tình huống mẫu,động não suy nghĩ,thực hành có hướng dẫn,nhóm
IV. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, máy chiếu,Một số văn bản mẫu.
- HS: Học và chuẩn bị bài.
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
1- Ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ 2’
- Yêu cầu HS kể ra các loại văn bản hành chính mà HS biết
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Từ lớp 6 các em đã được học về văn bản hành chính, hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu các loại văn bản hành chính chúng ta hay sử dụng trong cuộc sống
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1
- GV chiếu 3 văn bản trên máy chiếu
- HS đọc thầm 3 văn bản
?) Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
- Khi cần truyền đạt 1 vấn đề gì đó (thường quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết -> dòng văn bản thông báo
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào của cá nhân hay thủ trưởng với cơ quan hoặc cá nhân người có thẩm quyền -> văn bản đề nghị (kiến nghị)
- Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp cao -> văn bản báo cáo
?) thể thay đổi các văn bản hàh chính trong cáctrường hợp trên không?
+ cấp trên không "báo cáo" với cấp dưới
+ Cấp dưới không "thông báo" với cấp trên
+ cấp trên, cấp cao không đề nghị cấp dưới
?) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
- Thông báo: phổ biến một nội dung
- Đề nghị: đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến
- Báo cáo: tổng kêt, nêu những gì đã làm lên cấp trên
?) Văn bản trên có gì giống và khác nhau?
- Giống: hình thức trình bày (theo mẫu)
- Khác: mục đích và nội dung trình bày
?) Hình thức các văn bản này có gì khác với các văn bản truyện, thơ em đã học?
- Thơ văn: dùng hưu cấu, tưởng tượng; ngôn ngữ nghệ thuật
- Văn bản hành chính: không hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ hành chính
?) Em còn thấy văn bản nào tương tự như 3 văn bản trên không?
- Biên bản, sơ yếu lí lịch, giấy khai sinh, hợp đồng, giấy chứng nhận
?) Văn bản trên là văn bản hành chính - công vụ. Vậy thế nào là văn bản hành chính? Có đặc điểm gì về nội dung, mục đích, hình thức?
- 2 HS trả lời ->GV chốt - HS đọc ghi nhớ
15’
I.Bài học
1. Thế nào là văn bản hành chính
a. Ví dụ: 3 văn bản
b. Nhận xét
- Văn bản 1: văn bản thông báo
- Văn bản 2: văn bản đề nghị
- Văn bản 3: văn bản báo cáo
=> là văn bản hành chính - công vụ
c. Ghi nhớ: SGK (110)
Hoạt động 2 
- GV chiếu bài tập trên máy chiếu ,yêu cầu HS trao đổi nhóm
-> Đại diện trình bày
- HS hoàn thiện 2 loại văn bản hành chính
- Gọi học sinh trình bày
- Gv chiếu đáp án so sánh
23
II. Luyện tập
Bài 1 (sgk 110).
Văn bản thông báo.
Văn bản báo cáo.
Văn bản biểu cảm.
Văn bản đơn từ.
Văn bản đề nghị.
Văn bản tự sự, miêu tả.
Bài 2: Hoàn thiện VBHC.
a, Báo cáo tình hình học tập, rèn luyện tháng 3.
b, Đề nghị BGH sửa lại hệ thống đèn.
- Mục đích, đặc điểm của VBHC.
- Hoàn thiện vb (bài 2).
- Tập vận dụng viết các VBHC trong cuộc sống.
- Tiết sau trả bài viết số 6 ở nhà.
4 Củng cố : 2’: HS nhắc lại khái niệm văn bản hành chính và cách trình bày ?
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Học bài; sưu tầm các văn bản hành chính, hoàn thành bài tập 2
- Chuẩn bị: Soạn bài Quan âm Thị Kính: trả lời trước các câu hỏi trong SGK
* Phần bổ sung
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Ngày soạn : 31/3/2012
Ngày giảng : 3/4/2012	
 	Tiết 118 - Tập làm văn
TRẢ BÀI SỐ 6 VĂN GIẢI THÍCH
I. Mục tiêu 
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu,...
- Tự đánh giá đúng hơn về chất lợng bài làm của mình, nhờ đó có đợc những khái niệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
-Giáo dục ý thức sửa chữa
*.Tích hợp :Các văn bản+kiến thức thực tế
*.Trọng tâm:Chữa lỗi
II-Các kỹ năng sống
1.Ra quyết định:Lựa chọn các đáp án đúng,sửa chữa lỗi
2.Trình bày suy nghĩ,ý tưởng trao đổi cách làm bài
III. Các phương pháp dạy học tích cực 
- Trao đổi,phân tích,chữa bài
- Thảo luận nhóm
IV. Chuẩn bị 
 GV- Chấm bài + chọn bài khá, hệ thống lỗi trong bài làm của học sinh
 HS: xem lại cách làm và bố cục bài văn giải thích
V. Tiến trình giờ dạy
1- Ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1
GV Chiếu đề bài trên máy chiếu
HS đọc đề
Hoạt động 2
- HS Xác định yêu cầu của đề
Hoạt động 3
- HS trình báy dàn ý
- GV chiếu dàn ý trên máy
3’
7’
I. Đề bài: Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
II. Tìm hiểu đề
1. Thể loại: Nghị luận giải thích
2. Nội dung: Ảnh hưởng của môi trường đến việc hình thành nhân cách của con người
3. Phạm vi: không giới hạn
III. Dàn ý
1. Mở bài
- Dẫn dắt: Tục ngữ là kho kinh nghiệm quý
- Nêu vấn đề: Ảnh hưởng của môi trường đến việc hình thành nhân cách của con người
- Trích câu tục ngữ:
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa: 
- Nghĩa đen: “Mực là chất lỏng có màu xanh, đen, gần mực dễ bị dây bẩn; “đèn” và vật dùng để chiếu sáng, gần đén được ánh sáng chiếu vào sẽ sáng sủa
- Nghĩa bóng: “Mực” là môi trường xấu, người xấu, gần mực sẽ bị ảnh hưởng xấu; “đèn” là môi trường tốt, người tốt, được sống trong môi trường tốt, người tốt sẽ học được nhiều điều hay, sẽ phát triển tốt
b) Tại sao ?
- Trẻ em khi sinh ra ai cũng như ai, không ai là kẻ tốt, người xấu.
- Khi lớn lên sẽ con sẽ tiếp thu học hỏi chủ yếu bắng cách bắt chước nên ở gần người xấu dễ bị học theo cái xấu, ở với người tốt sẽ học được cái tốt
c) Làm như thế nào?
- Phải học những điều hay, điều tốt, tránh xa cái xấu
- Mở rộng: thực tế cũng có những người sống trong môi trường xấu nhưng không bị ảnh hưởng của cái xấu, có người sống trong môi trường tốt nhưng vẫn bị cái xấu ảnh hưởng
- Vì vậy sống trong môi trường nào cũng cần có bản lĩnh, tỉnh táo trong suy nghĩ, hành động...
3. Kết bài
- Là bài học quý và thiết thực cho mỗi con người
- Liên hệ bản thân
Hoạt động 4
GV Nhận xét ưu nhược điểm trong bài làm của học sinh
Hoạt động 5
Gv chiếu một số lỗi trên máy
HS sửa
HS tự sửa bài của mình và của bạn
5’
20’
IV. Nhận xét
1. Ưu điểm: Hầu hết nắm được phương pháp làm bài văn giải thích, bố cục rõ ràng, hiểu đề
- Một số trình bày sạch đẹp, diễn đạt khá tốt
2. Nhược điểm
- Một số chưa học lí thuyết nên không nắm được cách làm bài
- Nội dung giải thích chưa đủ, không gãy gọn
- Trình bày xấu, ý thức kém
- Lập luận không chặt chẽ, lôgic
V. Chữa lỗi
Sai
- Lỗi chính tả: bắc chiếc, chở thành, xẽ, nên người
Lỗi diễn đạt
- Vì vậy câu tục ngữ còn có câu “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”
- Vậy từ mực đã cho ta thấy rằng gần điều xấu và trở thành người xấu Nên bị người khinh thường và không chơi với nữa.
- Tóm lại câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là câu tục ngữ rất đáng quý và gìn giữ truyền thống tốt đẹp
Sửa
- Bắt chiếc. trở thành, sẽ, lên người
- Vì vậy tục ngữ còn có câu “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”
- Từ đó ta thấy rằng gần điều xấu sẽ bị ảnh hưởng cái xấu .
Diễn đạt không rõ nghĩa
Gv đọc bài khá yếu
HS nhận xét
5’
VI. Đọc bài khá, yếu
Bài khá: Uyên
Bài yếu: Tiến
4. Củng cố : 2’
- HS nhắc lại cách làm bài văn giải thích và bố cục bài văn giải thích
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Ôn lại lý thuyết văn giải thích
- Soạn: "Quan Âm Thị Kính" theo câu hỏi trong SGK
* Phần bổ sung
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Ngày soạn : 3/4/2012
Ngày giảng : 6/4/2012	
Tiết 119 HD ĐT
QUAN ÂM THỊ KÍNH
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Qua giờ giúp học sinh hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống
- Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính về nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật mâu thuẫn, ngôn ngữ, hành động nhân vật của trích đoạn " Nỗi oan hại chồng..."
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai
- Phân tích nhân vật
3. Thái độ: Cảm thông với nhân vật, quý trọng gìn giữ giá trị của nghệ thuật chèo
 *.Tích hợp:Một số vở chèo khác
 *.Trọng tâm: Đọc-Tóm tắt
II-Các kỹ năng sống cơ bản
- Tự nhận thức được giá trị của vở chèo 
- Làm chủ bản thân:Xác định được phẩm chất đáng quý qua nhân vật Thị Kính,có thái độ rõ ràng với con người độc ác
-.Giao tiếp:Trao đổi ,trình bày suy nghĩ,cảm nhận của bản thân về các nhân vật trong vở chèo
III Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: 
- Đọc hợp tác,động não suy nghĩ,thảo luận nhóm,trình bày 1 phút
IV. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài + Tài liệu tham khảo , máy chiếu
- HS : Chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu về vở chèo
V. Tiến trình giờ dạy
1- Ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ(3’)
? Trình bày những hiểu biết của em về người dân và văn hoá xứ Huế qua văn bản?
HS trình bày theo ý hiểu của mình
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Chèo là một loại hình quan trọng và độc đáo trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam. Trong chèo tổng hợp cả văn học, vũ đạo, hội hoạ, ca nhạc, diễn xướng dân gian nên sân khấu chèo được yêu thích rộng rãi trong nước và trên thế giới. “Quan Âm Thị Kính”là vở chèo nổi tiếng mà chúng ta sẽ tìm hiểu trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1
GV nêu cách đọc phân vai và giọng điệu các nhân vật:
Sùng Bà: nanh nọc, độc ác
Sùng Ông, Thiện Sĩ: nhu nhược
Thị Kính: hiền lành
- HS đọc phân vai -> nhận xét
- HS giải thích một số từ khó -> Tóm tắt văn bản
?) Nêu những hiểu biết của em về nghệ thuật chèo? 
-HS nêu theo chú thích SGK (118)
- Gv chiếu trên máy: giới thiệu cho học sinh một số tư liệu về nghệ thuật chèo như: trang phục, cách biểu diễn
- Cho học sinh xem một trích đoạn trong vở chèo Quan âm thị Kính.
?) Văn bản gồm mấy phần? ND từng phần
* GV: chiếu trên máy
20’
I. Đọc- hiểu chú thích
1. Đọc- tóm tắt
2. Tìm hiểu chú thích
a. Đặc điểm của chèo: sgk
b. Bố cục
- Văn bản gồm 2 phần
+ P1: Tóm tắt nội dung vở Quan Âm Thị Kính
+ P2: Trích đoạn: Nỗi oan
Hoạt động 2
-GV giải thích tên đoạn trich : Người con dâu không định hại chồng nhưng bị mẹ chồng buộc tội hại chồng
?) Trong đoạn trích có những nhân vật nào?
- Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Lãng Ông
?)Xác định nhân vật chính?Quan hệ giữa các nhân vật này?
- Mẹ chồng – nàng dâu -> hình thức: xung đột mẹ 	chồng nàng dâu
Kẻ thống trị	 Kẻ bị trị -> Bản chất: đối lập kẻ 
(chủ pk) (dân lđ)	 thống trị và bị trị
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu 2 nhân vật : Thị Kính và Sùng Bà
?) Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Thị Kính?
- Vai nữ chính: đức hạnh nết na
- Xuất thân: con nhà nghèo (cua ốc)
->Đại diện cho tầng lớp lao động nghèo trong xã hội
?) Tình cảm của Thị Kính đối với chồng được thể hiện qua chi tiết nào? Nhận xét?
- Chồng ngủ: dọn lại kỉ	ân cần, 
 quạt cho chồng	chu đáo
- Thấy râu mọc ngược: băn khoăn + lo lắng => yêu thương chồng => chân thật, trong sáng
?) Để thanh minh cho hành động “xén râu” của mình, Thị Kính đã mấy lần kêu oan? Kêu với ai? Khi nào Thị Kính mới nhận được sự cảm thông?
- 5 lần kêu oan - 4 lần hướng về mẹ chồng và chồng 
+ Lần 1: Giời ơi! Mẹ ơi -> Oan cho con lắm mẹ ơi!
+ Lần 2: Oan cho con lắm mẹ ơi!
+ Lần 3: Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
+ Lần 4: Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm!
?) Trước hành động và thái độ của Thị Kính thì gia đình Thiện Sĩ có thái độ ra sao? Nói lên điều gì?
- Mẹ chồng: cự tuyệt (Thôi câm đi!....lại còn oan à)
- Bố chồng: a dua với mẹ chồng (thì ra.thật là?)
- Chồng: im lặng -> nhu nhược, đớn hèn
=> không ai hiểu Thị Kính
?) Lần kêu oan thứ 5, Thị Kính mới nhận được sự cảm thông từ cha. Em nhận xét gì?
-Là sự cảm thông đau khổ và bất lực
*GV: Kết cục của nỗi oan là tình vợ chồng bị tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà
?) Hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà chồng? Tại sao Thị Kính không về cùng cha mẹ đẻ? Việc Thị Kính quyết tâm đi tu thể hiện phẩm chất gì của Thị Kính?
- Quay vào nhìn từ cái kẻ đến, thúng khâu, chiếc áo-> Nỗi đau nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc vỡ tan 
- Không về với cha mẹ vì:
+ không đành cam chịu oan sai
+ muốn tự mình tìm cách giải oan
-> Không còn nhu nhược mà đã quyết liệt trong tính cách
-> xuống tóc, giả trai đi tu -> ước muốn được sống nơi trong sạch -> tỏ rõ người đoan chính
?) Cách lựa chọn này của Thị Kính có gì tiêu cực? ý nghĩa gì?
- Đổ tại số phận, giải thoát bằng sự khổ hạnh, tu tâm, nhẫn nhục, chịu đựng
- Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội cũ +Lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với người lương thiện
?) Theo em có cách nào tốt hơn để giải thoát cho Thị Kính?
- Loại bỏ những kẻ như Sùng Bà
- Loại bỏ quan hệ mẹ chồng – nàng dâu kiểu phong kiến
- Loại bỏ xã hội phong kiến thối nát
?) Nêu đánh giá của em về Thị Kính?
*GV chuyển ý
?) Sùng Bà thuộc loại nhân vật nào trong sân khấu chèo?
- Thuộc nhân vật: mụ ác
?) Sùng Bà đã hành động như thế nào với Thị Kính? Với chồng và con trai? Qua đó nói lên tính cách gì của Sùng Bà?
-Với Thị Kính
+ chửi, mạt sát Thị Kính “mắt sứa”
+ “mèo mả gà đồng”, “lẳng lơ”
+ lồng lên dữ dội, nanh ác, xỉa xói Thị Kính
+ đòi “chém bổ băm vằm” Thị Kính..
+ Tàn nhẫn và độc ác: đuổi Thị Kính
+ hạ nhục Thị Kính: con nhà cua ốc -> dúi ngã TK
- Với chồng:- mắng nhiếc, sai khiến..
-Với Thiện Sĩ: ra lệnh cho Thiện Sĩ “Đi! Đi vào!”
?) Nhận xét về ngôn ngữ của Sùng Bà? Tính cách nhân vật?
- Phong phú, đa dạng, tập trung phân biệt: cao thấp, giàu nghèo
-Ngôn ngữ độc địa, thô lỗ, tục tằn
=> kiêu căng, tàn nhẫn, độc đoán.
*GV: Sùng Bà là nhân vật tập trung cao độ tính cách của kẻ hợm của, tàn nhẫn, lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà, tạo ra “luật lệ” trong gia đình tạo cảm xúc ghê sợ, khinh ghét cho người nghe
15’
II. Đọc- hiểu văn bản
Nhân vật Thị Kính
 Nhân vật Sùng Bà
- Xuất thân : nhà nghèo
- TC với chồng : quan tâm chu đáo
- Kêu oan : 5 lần
=> Thị Kính là người vợ ân cần, dịu dàng, chu đáo, yêu thương chồng, phải chịu tiếng oan giết chồng và giải thoát bằng tu tâm, nhẫn nhục
=> Sùng Bà là kẻ kiêu ngạo, tàn nhẫn, độc đoán
Hoạt động 3
?) Hãy cho biết giá trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính?
-Tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ nước ta
- Mang tích phật (tích Quan Âm)
?) Qua đoạn trích, em hiểu gì về số phận của những người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến?
- Bị áp bức, ruồng bỏ vì bất kì lí do nào
?) Nhận xét về ngôn ngữ?
- Dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát
*GV liên hệ với Vũ Nương, Kiều, Hồ Xuân Hương
5’
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện t ập
1. Tóm tắt đoạn trích
2. Hiểu như thế nào về thành ngữ “Nỗi oan Thị Kính”
- Nói nỗi oan ức quá mức, cùng cực không tỏ bày, thường là những con người thấp cổ bé họng, người khổ trong xã hội cũ
4. Củng cố- Hướng dẫn về nhà : 2’
- Học bài, chuẩn bị bài: Dấu chấm phẩy
* Phần bổ sung
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn : 3/4/2012
Ngày giảng : 6/4/2012	
Tiết 120 - Tiếng việt
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi tạo lập văn bản
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng dấu chấm lửng, dấu chẩm phẩy khi nói và viết
 *.Tích hợp:Các văn bản có dấu đó.
 *.Trọng tâm:Bài học
II-Các kỹ năng sống cơ bản
1.Ra quyết định:Lựa chọn cách sử dụng dấu câu 
2.Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ,ý tưởng,trao đổi về cách dùng dấu câu
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: 
- Phân tích các tình huống mẫu,động não suy nghĩ,thực hành có hướng dẫn,hoạt động nhóm
IV. Chuẩn bị 
- GV: Soạn bài, Máy chiếu, tài liệu tham khảo
- HS : Trả lời câu hỏi
V. Tiến trình giờ dạy
1- Ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ : 3’
? Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Ví dụ minh hoạ?
3- Bài mới : Trong tạo lập văn bản các em phải sử dụng rất nhiều dấu câu, tuy nhiên nhiều em vẫn sử dụng sai do chưa hiểu công dụng của nó. Hôm nay cô cúng các em sẽ đi tìm hiểu công dụng của một số loại dấu câu.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1
HS đọc VD a, b, c trong SGK trên máy chiếu
?) Trong các ví dụ trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- a: còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê
- b: biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá hoảng sợ
- c: làm giàu nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện bất ngờ của tù “bưu thiếp”
?) ở ví dụ 1 SD biện pháp tu từ gì?
?) Qua 3 VD, hãy rút ra công dụng của dấu chấm lửng?
- 2 HS -> GV chốt ghi nhớ 1 -> HS đọc
*GV: Dấu chấm lửng chỉ rõ những chỗ nguyên bị lược bớt thường nằm trong () hoặc []. trường hợp biểu thị liệt kê không đầy đủ có thể dùng vv
- Có thể dùng phân cách các bộ phận của 1 âm tiết khi bị kéo dài không bình thường
7’
I. Bài học
1. Dấu chấm lửng
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- VD a: còn nhiều vị anh hùng nữa
- VD b: sự ngắt quãng của lời nói
- VD c: giãn nhịp điệu câu, báo hiệu sự bất ngờ
c. Ghi nhớ: SGK (122)
Hoạt động 2 
- HS đọc VD trên máy chiếu
?) Trong các câu trên, dấu chấm phảy được dùng để làm gì?Có thể thay bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
a - đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép phức tạp (trong mỗi vế đã dùng dấu, để ngăn cách các bộ phận đồng chức)
b - ngăn cách các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp -> hiểu đúng tầng bậc ý trong liệt kê
=> không nên thay bằng dấu phẩy vì có thể hiểu sai ý
?) Từ 2 VD trên, hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy
- 2 HS -> GV chốt ghi nhớ 2 ->HS đọc
7’
2. Dấu chấm phẩy
a. Ví dụ
b. Nhận xét
a – Tách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
b – Tách các bộ phận trong 1phép liệt kê phức tạp
c. Ghi nhớ: SGK(122)
Hoạt động 3 
GV chiếu bài tập trên máy chiếu
- Bài 1 yêu cầu gì?
- HS làm miệng
- HS đọc yêu cầu bài 2
?) Muốn tìm được công dụng của dấu (;) ta cần làm gì? 
( xác định kiểu câu, phép liệt kê)
- HS lên bảng phân tích câu
->nêu công dụng của ;
HS viết ra vở
VD: Huế không chỉ đẹp bởi các danh lam thắng cảnh, Huế còn đẹp bởi văn hoá và tâm hồn con người. Huế là thành phố của những điệu hò, điệu lí của tiếng đàn tranh, đàn bầuDân ca Huế là sự đan xen hoà quyện nhạc dân gian sôi nổi, trẻ trung, gần gũi, nhạc cung đình uy nghi, trang trọng
22’
II. Luyện tập
 1. BT 1 (123)
a) Dấu.biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng
b) biểu thị câu nói bị bỏ dở
c) biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ
2. BT 2 (123)
a, b: dấu ; ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp
3. BT 3 (123)
* Mẫu: "Đi ..." là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa con người cần đi học để biết. Ngày nay, xã hội phát triển rất mạnh mẽ nên con người càng cần phải đi nhiều "ngày đàng" để học nhiều "sàng khôn" hơn góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh....
4.. Củng cố 2’: HS nhắc lại công dụng dấu chấm lứng, dấu chấm phấy
5. Hướng dẫn về nhà: 3’
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Văn bản đề nghị
* Phần bổ sung
............
............
 Duyệt – ngàytháng 4 năm 2012
 HP
 Đỗ Thị Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 31 moi chuan.doc