Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33 đến tiết 125

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33 đến tiết 125

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 *) Giúp HS :

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ

- Nâng cao kĩ năng sự dụng quan hệ từ.

- Sự dụng quan hệ từ khi nói và viết bài tập làm văn biểu cảm, đánh giá

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 1. Ổn định lớp

 

doc 151 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33 đến tiết 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn o2 / 11 / 2007 
Tiết 33 chữa lỗi dùng từ
a. mục tiêu cần đạt
 *) Giúp HS :
- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ
- Nâng cao kĩ năng sự dụng quan hệ từ.
- Sự dụng quan hệ từ khi nói và viết bài tập làm văn biểu cảm, đánh giá
b. tổ chức các hoạt động dạy – học.
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: Quan hệ từ là gì? Khi nào ta cần sự dụng quan hệ từ? 
Gợi ý trả lời
 Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nguyên nhân- kết quả, điều kiện- kết quả,... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa câu với câu trong đoan văn. Khi cần nhấn mạnh, chúng ta cần sự dụng quan hệ từ.
3. Bài mới.
hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
I. hoạt động 1: Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
* GV cho HS quan sát những câu văn sau:
Câu 1: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá người khác
Câu 2: Câu tục ngữ này chỉ đúng thời xưa còn thời nay thì không đúng.
Câu 3 : Chúng ta không nên nghe họ nói đánh giá họ.
? Tìm lỗi sai của các câu trên và sữa lỗi cho đúng?
*) Cho các ví dụ:
a) Nhà em xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
b)Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại.
c) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập
d) Bạn ấy có thể giúp em học giỏi môn Toán để bạn ấy học giỏi.
1. Thiếu quan hệ từ.
Các câu trên đều sai ở lỗi thiếu quan hệ từ.
Câu 1: Thiếu quan hệ từ “ mà”
Câu 2: Thiếu quan hệ từ “ với”
Câu 3: Thiếu quan hệ từ “mà” Hoặc từ “ để”
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
- Các câu ở VD trên diễn đạt chưa đúng về ý nghĩa
VD a) Thay quan hệ từ “ và” bằng quan hệ từ “ nhưng”
VD b) Thay quan hệ từ “ để” bằng quan hệ từ” vì”
VD c) Thay “ vì “ bằng “ để “
? Nhận xét cách diễn đạt của các câu trên?
Cho VD 
a) Qua câu ca dao : “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ
b) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
? Xác định thành phần chính của các câu đã cho? Nêu lí do tại sao các câu trên lại thiếu thành phần chính?
* ) Cho các câu sau: Nam là HS giỏi toàn diện. Không những giỏi môn Toán, không những giỏi môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.
? Các câu cho ở trên sai ở chỗ nào? Sửa lại câu cho đúng?
? Từ việc tìm hiểu trên, em hạy cho biết có bao lỗi thường gặp về quan hệ từ?
VD d) Thay “ để” bằng “ vì”
3. Dùng thừa Quan hệ từ
- Câu a thiếu Chủ ngữ. Lí do: Thừa quan hệ từ “ qua”. Vì vậy ta cần bỏ quan hệ từ.
- Câu b thiếu Chủ ngữ. Lí do: Thừa quan hệ từ “ Về “ Vì vậy ta bỏ đi quan hệ từ “ về”.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
- Dùng quan hệ từ không có sự liên kết
- Sửa đúng: Không những giỏi môn Toán mà con giỏi cả môn Văn và các môn khác nữa.
*) Ghi nhớ: Trong khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi : Thiếu quan hệ từ, dùng quan hệ từ không hợp nghĩa, thừa quan hệ từ, dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
II. luyện tập
Bài tập 1: Thêm từ “ từ “ làm quan hệ từ./ Thêm từ “ để “ làm quan hệ từ
Bài tập 2: Thay quan hệ từ “ với” bằng “ như”
 Thay quan hệ từ “ tuy” bằng “ dù”
 Thay quan hệ từ “ bằng” bằng “ về”
Bài tập 3.
- Bản thân em còn thiếu sót, em sữ tích cực sữa chữa
- Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
Bài tập 4: ý đúng: a, b, d. ý sai : c, e, g, i.
Ngày soạn 03/ 11 / 2007
Tiết 34. hướng dẫn học thêm
Xa ngắm thác núi lư, phòng kiều dạ bạc
*) GV giớ thiệu về tác giả tác phẩm để HS nắm bắt thêm
A) Tác giả: ( 701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường ( ông tiên làm thơ) . Tính tình phóng khóng, văn hay, võ giỏi, thích rượu ngon, làm thơ rất nhanh. Thơ ông lúc bay bỗng, hào hùng, khi thì ngẫm nghĩ trầm tư.
B) Tác phẩm: Là bài thơ TNTT giới thiệu đặc điểm nổi bật của đỉnh Hương Lô, đồng thời thể hiện tâm hồn phóng khoáng gắn bó với thiên nhiên của ông.
C) Cấu trúc văn bản:
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả kết hợp với biểu cảm. Miêu tả thác núi Lư. Biểu cảm : bộc lộ cảm xúc về thác nước này.
- Nôi dung : Câu 1 ( Bức tranh toàn cảnh thác núi Lư. Câu 2,3,4 ( Hình ảnh dòng thác đang tuôn chảy).
Bình giảng:
Hồ Chấn Hanh đời Minh từng nói: “Thái Bạch ngũ thất ngôn tuyệt cú thực Đường tam bách niên nhất nhân”. Lịch sử văn học TQ cổ kim chưa có một nhà thơ nào hội tụ, kết tinh đủ những biệt tài như Lý Bạch. Khi Sơ đường vịnh vật, Thịnh đường tả ý, Vãn đường hoài cổ trích kim thì LB cao ngạo trong cái trữ tình tráng lệ tân kì. Vọng Lư sơn bộc bố hội đủ những nét đẹp, hùng, động, tạo dựng một bức tranh thiên nhiên thần kì tráng lệ.
Chủ tâm theo tự nhiên, LB diễn đạt thơ ca vô cùng phóng khoáng, không câu nệ trau chuốt từ ngữ. Cả bài 4 câu thì câu nào cũng động, khác hẳn kết cấu động – tĩnh thường thấy của Đường thi. ở một góc nhìn trực diện, với một thế đứng “đăng cao”, cảnh hùng vĩ của sông nước, núi non hiện lên thật choáng ngợp, kích thước thì vĩ đại, sắc màu thì lung linh, trên thì “nhật chiếu hương lô”, dưới thì “phi lưu trực há”... Hai cảnh được mô tả trong bài không phân biệt chính – phụ, cái này làm nền cho cái kia, cả hai cùng tương hỗ nhau. Nắng xuyên qua lớp mây mù “sinh làn khói tía” lung linh huyền ảo. Kế cận với nó là dòng thác thần kì mà độ trắng được so với dải lụa trắng, độ dốc được cô trong chữ “quải”, độ cao được đo bằng “tam thiên xích”. Chất hùng là ở chỗ này đây! ý tận khí hùng đây! 4 câu thơ mà có đến 5 cái động: nắng chiếu, mây bay khói toả, thác ầm ầm lao xuống, nước cuồn cuộn chảy, dải Ngân hà vun vút tuột xuống. Nói LB sính dùng động từ mạnh không phải không có căn cứ. Chỉ có nó, LB mới lột tả hết vẻ sống động đầy tốc độ, động đến nơi khôn cùng. Không phải chỉ có ở bài này, trong mảng thơ ca đồ sộ của mình, lúc nào ông cũng động: sông chảy ngang trời, nước cuồn cuộn đổ ra biển, hoa đào thăm thẳm theo dòng đào nguyên, thuyền lướt trong làn mây trắng, người gửi lòng theo trăng sáng, múa tay áo rộng lướt đến núi xa...
Nếu làm một phép so sánh Lý với Vương Duy, có thể thấy được nét đặc sắc trong mảng thơ du lãm nói chung và bài thơ này nói riêng. Là một danh hoạ, Vương Duy vận dụng những thủ pháp miêu tả của hội hoạ vào thơ, làm cho thơ có một nét đẹp như tranh. Kĩ thuật tả cảnh, phối cảnh của Vương đạt đến độ điêu luyện, trở thành kĩ xảo. Vương chủ về sự tương phản màu, lấy cái này làm bật cái kia. Đọc Vương phải có trí tưởng tượng xét đoán để nối kết thành một bức tranh bằng lời trọn vẹn. LB hoàn toàn khác. Ông thiên về cảm nhận trực giác, tả cảnh trong lòng mình. Cũng bởi thế mà thơ ông có ý vị của Trang chu mộng điệp, chẳng biết là ông còn đứng đó hay đã hoá thân vào cảnh rồi. Và ở bài thơ này, ông đã hoà mình vào dòng thác, tận hưởng lấy cái mãnh liệt hào hùng, cái sôi động cuồn cuộn đến tận ngọn nguồn.
Xét về thủ pháp miêu tả, nói LB bút pháp nhập thần quả là không ngoa. Sử dụng biện pháp so sánh, một lần nữa ông làm nổi bật thêm độ dốc, độ cao, độ cuồn cuộn hùng vĩ của dòng thác. Bởi có mây, mà thác chẳng biết ngọn nguồn ở đâu, chỉ thấy đột ngột hiện tít trên núi cao, ầm ầm đổ xuống, nên “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên”. Táo bạo và hùng vĩ! Tưởng như câu chữ cũng vun vút lao xuống. Quả là “thanh thuỷ xuất phù dung”.
Nếu như bến Phong Kiều, chùa Hàn san nhờ Trương Kế mà “còn mãi” thì dòng thác Hương Lô cũng nhờ LB mà tồn tại vĩnh hằng trong trời đất, vũ trụ và trong lòng người đọc muôn đời.
Ngày soạn : 04 / 11/ 2007
Tiết 35. từ đồng nghĩa
a. mục tiêu cần đạt
 *) Giúp HS: 
- Nắm được khái niệm ytừ đồng nghĩa và việc phân loại từ đồng nghĩa
- Phân biệt được những nét nghĩa khu biệt, tinh tế giữa ác từ đồngnghĩa trong nói viết có hiệu quả.
- Luyện tập nâng cao kĩ năng phân tích từ đồng gnhĩa
- Có ý thức trong việc lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.
II. tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hỹa cho biết, trong quá trình sử dụng quan hệ từ, ta thường mắc những lỗi nào?
 3. Bài mới. 
Giới thiệu bài :
 Khi nói và viết, ta phải hết sức cận trọng vì có những từ phát âm nó hoàn toàn giống nhau nhưng nghĩa của nó lại khác nhau cơ bản. Ngược lại, có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của nó lại hoàn toàn giống nhau hoặc gần giống nhau. Hiện tượng như vậy ta gọi là từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa, việc sử dụng từ đồng nghĩa có tác dụng như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của nó trong tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
Hoạt động 1: thế nào là từ đồng nghĩa
GV ghi VD lên bảng:
VD1 :
 a) Rủ nhau xuống bể mò cua
đem về nấu quả mơ chua trên rừng
b) Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
? Dưạ vào kiến thức đã học vế từ đồng nghĩa ở bậc Tiểu học, em hãy tìm những từ có chung nét nghĩa ở VD trên?
? Em có thể thay thế từ trái cho mục “a”, từ “ quả cho mục “b” được không?
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
Các từ có chung nét nghĩa : Quả , trái ( ý nghĩa của nó giống nhau. Quả là tên gọi ở các tỉnh phía Bắc; Trái là tên gọi ở các tỉnh phía Nam.)
- Có thể thay thế từ “ trái cho mục a và từ quả cho mục b được , vì nội dung ý nghĩa và sắc thái biểu cảm không thay đổi.
Trên cơ sở đó, em hãy tìm từ đồng gnĩa với các từ sau: bố, bao diêm, lơn
VD2:
a) Trước sức tấn công như vũ bạo và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
b) Công chúa ha- ba- nahy sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm trên tay.
? Tìm từ dồng nghĩa ở mục a và b sau đó so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng? Những từ đó có thể thay thế được cho nhau không?
? Từ những bài tập đã tìm hiểu ở tren, em hãy rút ra khái niệm về từ đồng nghĩa?
- Các từ đồng nghĩa với :
 + bố = cha = ba = thầy = tía ,...
 + bao diêm = hộp quẹt
 + Lợn = heo
- Từ đồng nghĩa: bỏ mạng = hy sinh
- Giống nhau: Đều chung một nét nghĩa là “ Chêt”
- Khác nhau: Khác về sắc thái ý nghĩa. Vì, “ bỏ mạng “ có nghĩa là chết vô ích ; Hy sinh là chết vì nghĩa vụ , lý tưởng cao cả > sắc thái kính trọng. Những từ đó không thay thế được cho nhau , mặc dù chúng có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái biểu cảm lại hoàn toàn khác nhau.
=>Từ đồng nghĩa là những từ có nét nghĩa giống hoặc gần giống nhau.
II. Các loại tư đồng nghĩa
Cho VD 1:
Em về Nha Trang bằng tàu hoả
Em về Nha Trang bằng xe hoả
Em về Nha Trang bằng xe lửa
Cây bút này dùng được lâu lắm
- Cây bút này sử dụng được lâu lắm
? Tìm từ đồng nghĩa trong VD trên. Em có nhận xét gì về các từ đồng nghĩa đó ? Những từ đồng nghĩa đó ta gọi là từ đồng nghĩa nào?
VD 2:
- Bạn ăn cơm với mình nhé.
- Các từ đồng nghĩa: 1) tàu hoả = xe hoả = xe lửa ; 2) dùng = sử dụng.
- Nó có nghĩa giống nhau , có thể thay thế cho nhau trong cùng một ngữ cảnh
=> Nó là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Bạn chén cơm với mình nhé
- Bạn  ...  Nắm vững công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
	- Tíh hợp với phần Quan Âm Thị Kính
	- Có ý thức dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả
HOạT ĐộNG CủA GV	HOạT ĐộNG CủA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu Td của dấu chấm lửng
GV cho HS tìm hiểu mục I.1 Sgk
- H? chức năng của dấu chấm lửng trong các mục a,b,c la gì?
Em hãy rút ra kết luận của mình về Td của dấu chấm lửng?
Bài tập nhanh: 
Dấu chấm lửng được dùng trong những trờng hợp nào sau đây:
a, Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,. là thói quen tốt. 
b, Sâm để tay lên ngực, hít mấy hơi mới nói được:
 - Quên.rút chốt
c, Giơ tay hàng tuốt quân ta
 Té ra công sự chỉ la công.toi
d, U..u u 
 Tầm một lượt.
- Ba giấybốn giây..năm giâylâu quá 
đ, Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.[]
1. Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng
a, Tỏ ý còn nhiều sự vật, ht tương tự mà người viết chưa liệt kê hết, không nói ra 
b, Biểu thị sự lo lắng, hoảng sợ, ngắt quảng vì một lý do gì đó.
c, Để biểu thị một chỗ ngắt giọng dài giọng chuẩn bị cho sự Xh của một từ ngữ biểu thị nd bất ngờ, hài hước, châm biếm
- Rút gọn phần liệt kê
- Nhấn mạnh tâm trạng của người nói 
- Giãn nhịp điệu câu văn 
- Tạo sắc thái hài hước, dí dỏm
 Ghi nhớ: Sgk
- Thảo luận:
a, Để tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự mà người nói chưa liệt kê hết.
b, Để thể hiện cỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng vì lý do nào đó.
c, Biểu thi chỗ ngắt dài giọng chuẩn bị cho sự xuất hiện 1 từ ngữ biểu thị nd bất ngơ, hài hước hay châm biếm
d, Để gi lại một chỗ kéo dài của âm thanh hay để thêm thời gian khi chờ đợi 
đ, Dấu chấm lửng để trong ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông chỉ có ý lược bớt 
 Vậy trong câu dấu chấm lửng thường dùng ơ vị trí nào?
- Dấu chấm lửng được dùng ở cuối câu, giữa câu hay đầu câu để biểu thị một mục đích nào đó của người viết 
Hoạt động 2: Dấu chấm phẩy
HS Đọc 1 a,b Sgk
- Chức năng của dấu chấm phẩy trong các mục a,b là gì?
- Trong 2 trường hợp a,b vừa tìm, có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? vì sao?
a, Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép
b, Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp
a, Thay được vì nd của câu không bị thay đổi
b, Không thay được, vì : 
 + Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau
 + Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên.
*) Hoạt động 3: Luyện tập:
- Đọc đoạn văn trích trong văn bản:” Đức tính giản dị của Bác Hồ” , Em hãy nêu công dụng của dấu lửng và dấu phẩy.
 Ngày soạn 15.4.2004
 Tiết 120 
văn bản đề nghị 
A.mục đích cần đạt:
 *) Giúp HS: 
	- Nắm được các tình huống cần thiết khi viết văn bản đề nghị 
	- Cần đề đạt nguyện vọng với cấp trên hoặc người có thẩm quyền
	- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng mẫu
	- Biết phân bệt được các tình huống dùng văn bản đề nghị, báo cáo
HOạT ĐộNG CủA GV	HOạT ĐộNG CủA HS
Hoạt động 1: Đặc điểm của văn bản đề nghị
Yêu cầu HS đọc kỹ mục I.1 Sgk.
Em có nhận xét gì về chủ đề của 2 văn bản đề nghị?
Tại sao phải viết văn bản đề nghị?
Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
Em thử nêu vài tình huống trong sinh hoạy, học tập ở trường?
Văn bản đề nghị thường được dùng rong tình huống nào?
Vậy văn bản đề nghị là gì?
- Chủ thể là lớp 7c và các gia đình trong 1 địa bàn dân cư.
- Vì đó là nhưng việc mà các tập thể trên không thể tự quyết định và giải qyết được nên phải đề nghị nhưng người, nhưng cấp có thẩm quyền.
- Nhăm đạt nhu cầu, nguyện vọng mong muỗn được xem xét, giải quyết, giúp đỡ.
- Tình huống làm văn bản đề nghị: Lớp muốn chuyển buổi lđ, lớp muốn tăng thêm thời gian bồi dưỡng để thi HS giỏi,.
- Khi cần đề xuất 1 ý kiến, một nguyện vọng, một ong muốn nào đó.
KLSP: Văn bản đề nghị là loại văn bản, giấy tờ của 1 cá nhân hoặc tập thể gửi đến một cá nhân, mộ cơ quan, một tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm để đạt nhu cầu nguyện vọng mong mốn được xem xét, giải quyết, giúp đỡ
Hoạt đông 2: Cách làm văn bản đề nghị
Đọc lai 2 văn bản mục I.1 và cho biết.	
- Một văn bản dề nghị gồm mấy nd chính?
Kết cấu của một văn bản đề nghị gồ mấy phần?
- 4 nội dung chính:
 + Chủ thể đề nghị ( Ai đề nghị?)
 + Đối tượng tiếp người đề nghị ( Đề nghị ai? cơ quan tổ chức nào?)
 + Nội dung đề nghị ( Đề nghị diều gì?)
 + Mục đích, lý do đề nghị ( Đề nghị làm gì?)
- 3 phần 
 + Phần đầu:
 Quốc hiệu và tiêu ngữ
 Địa điểm, thừi gian làm vb ĐN
 Tên vb ĐN(giấy ĐN, bản ĐN..)
 Đối tượng tiếp nhân vb ĐN(kính gửi cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào?) 
 + Phần chính:
 Chủ thể đề nghị ( Ai đề nghị? ) 
 Nêu nd sự việc, lý do, mục đích và ý kiến đề nghị ( Đề nghị điều gì? đề nghị để làm gì?) 
 + Phần cuối:
 Kí tên ( Ghi rõ họ tên và chữ ký )
* Ghi nhớ Sgk. 
	*) Hoạt động 3: Luyện tập
GV Chia nhóm theo từng bần và phân công HS viết VB đề nghị.
Ngày soạn 15.4.2004
 Tiết 121 
ôn tập văn học 
A.mục đích cần đạt:
 - Nắm được các nhan đề các tác phẩm và hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng thể loại các văn bản
 - So sánh và hệ thống hoá
 - Lập bảng hệ thống phân loại 
 - Đọc thuộc lòng thơ.
Ghi theo trí nhớ tất cả nhan đề các văn bản ( tác phẩm) đã được học cả năm 
	Theo từng học kỳ	
Học kỳ I
Học kỳ II
1 Cổng trường mở ra
2 Mẹ tôi
3 Cuộc chia li của những con búp bê
4 Những câu hát về tình cảm gia đình
5 Những câu hát về tình yêu qh, đnc’,con người 
6 Những câu hát than thân
7 Những câu hát hâm biếm
8 Nam quốc Sơn hà
9 Tụng giá hoàn kinh sư
10 Thiên Trường Văn Vọng
11 Côn Sơn Ca
12 Chinh Phụ ngâm Khúc
13 Bánh trôi nước
14 Qua Đèo Ngang
15 Bạn đến chơi nhà
16 Vong Lư Sơn bộc bố	
17 Tĩnh dạ tứ
18 Mao ốc vị thu phong sở phá ca
19 Nguyên tiêu
20 Cảnh khuya
21 Tiếng gà trưa
22 Một thứ quà của lúa non: Cốm
23 Sài Gòn tôi yêu
24 Mùa xuân của tôi
25 Tục ngữ về thiên nhiên và lđSx
26 Tục ngữ về con người XH
27 Tinh thần yêu nước của ND ta 
28 Sự giàu đẹp của TV
29 Đức tính GD của BH
30 Y nghĩa văn chương
31 Sống chết mặc bay 
32 Những trò lố hay là Va-ren và PBC 
33 Ca Huế trên sông Hương
34 Quan Âm Thi Kính
 Tổng cộng : HKI 24 TP’
 HKII 10 TP’
 Cả năm 34 TP’
2. Dựa vào các chú thích ( * ) để nhớ lại định nghĩa một số khái niệm thể loại văn học và biện pháp nghệ thuật đã học
TT
Khái Niệm
Định Nghĩa – Bản Chất
1
Ca dao-Dân ca
- Thơ ca dân gian, nhưỡng bài thơ-bài hát trữ tình dân gian do quần chúng ND sáng tác biểu biện và truyền miệng đời này sang đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi những tiếng đệm, lát, đưa hơi
2
Tục ngữ 
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những knh nghiệm của ND về mọi mặt, được vận dụng trong đời sống 
3
Thơ trữ tình
- Một thể loại VH phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình có vần điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4
Thơ trữ tình trung đại VN
- Đường luật ( thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú , tứ tuyệt, hành..) lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng.
- Những thể thơ thuần tuý VN: Lục bát 4 tiếng ( học tập từ ca dao–dân ca )
5
Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- 7 tiếng/ câu; 4 câu/bài; 28 tiếng/bài
- Kết cấu: Câu 1: Khai;câu 2: thừa; câu 3: chuyển; câu 4: hợp
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
- Vần: Chân 7 ; liền ( 1-2) cách ( 2- 4 )
6
Thơ ngụ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 5 tiếng / câu ; 4 câu / bài ; 20 tiếng / bài
 Nhịp 3/2 hoăc 2/3
 Có thể gieo vần trắc
7
Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiêng / câu ; 8 câu / bài ; 56 tiếng / bài
 Vần bằng, trắc, chân
 Kết cấu: 4 liên: câu 1- 2 đề ; câu 3- 4 thực ; 5- 6 luận ; 7- 8 kết
8
Lục bát
 Thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca
 Kết cấu theo tưng cặp : câu trên 6 tiếng ( lục ), câu dưới 8 tiếng
 Ngày soạn 16.4.2004
 Tiết 122 
dấu gạch ngang 
A.mục đích cần đạt:
 *) Giúp HS: 
 - Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối, phân biệt được dấu gach ngang, dấu gạch nối
 - Thích hợp với phần văn qua bài ôn tập và TLV ở vb báo cáo 
HOạT ĐộNG CủA GV	HOạT ĐộNG CủA HS
Hoạt động 1: Tác dụng của dấu gạch ngang
Xét các ví dụ sau và nêu tác Td
a, Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh- Anh phải hứa với em không bao giờ để nó cách xa nhau.
b, - Thưa cô, em khôn dám nhậnem không được đi học nữa
 - Sao vậy? Cô Liên sửn sốt.
c, - Nơi nhận GVCN
 - Các lớp 
 - Lưu văn phòng 
d, 
 - Liên doanh Việt- Nga
 - Thời kỳ 1954- 1975
 GV : Sau khi làm các ví dụ này xong cho HS quay lại tìm hiểu muc I Sgk
*) Tìm hiểu công dụng của dấu câu
a, Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu 
b, Đặt trước những lời đối thoại 
c, Đặt trước các bộ phận liệt kê
d, Nối các liên doanh liên số
Hoạt Động 2 : Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
 GV cho HS xem các ví dụ sau.
a, Các chiến hữu của tôi, Guy-xta-vơ, A-lếch- xăng, A-ri-xtit, An-pe, Pôn và Lê-ong
b, Thủ đô Mát-xcơ-va
c, Vải Pô-lơ-lin
 H? Dấu gạch nối ở các ví dụ trên dùng để làm gì?
1. Tác dụng của dấu gạch nối
 a, Dùng để nói các tiếng phiên âm tên người
 b, Dùng để nối các tiếng phiên âm tên địa phương
 c, Dùng đẻ nối các tiếng phiên âm tên SP’ nước ngoài
 H? Vậy dấu gạch nối có phải là dấu câu không? Dấu gạch nối không phải là dấu câu
 H? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang? cho VD.
Dấu gạch nối ngán hơn giấu gạch ngang 
VD : Chủ nghĩa Mác – Lê-nin
 * Ghi nhớ : Trang 130
Ngày soạn 17.4.2004
 Tiết 123 
ôn tập tiếng việt 
A.mục đích cần đạt:
 *) Giúp HS: 
 - Hệ thống hoá kiến thức về câu, dấu câu
 - Củng có kiến thức tu từ ngữ pháp 
 - Tích hợp với phần văn ở các văn bản đã học ở kỳ 2
HOạT ĐộNG CủA GV	HOạT ĐộNG CủA HS
A. Ôn tập rút gọn câu
 - Khi nói viết trong mọt số tình huống,ta có thể lược bỏ một số thanh phần trong câu để tạo thành câu rút gọn . Hãy cho 1 VD
 Thành phần nào được lược ỏ trong câu? 
 Thế nào là câu đặc biệt? Cho VD
 Câu đặc biệt thường dùng trong nhưng tình hống nào? Cho VD?
VD: 
 Thương người như thể thương thân
 Hai ba người đuổi theo nó. Rồi 3 bốn người, năm 6 người.
- Trong câu rút gọn có khi lược bỏ CN cũng có khi lược bỏ VN nhưng nd của nó không thay đổi.
 B. Ôn tập vê câu đặc biệt 
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN vá VN
 VD : Một đêm trăng. Tiếng reo.
- Câu đặc biệt thường dùng trong các tình huống: 
 + Nêu thời gian 
 VD : Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông
 + Liệt kê sự vật, hiện tựơng
 VD : Cháy. Tiếng thét, chạy rầm rập. Mưa. Gió
 + Bộc lộ cảm xúc
 VD : Trời ôi ! Ai chà chà 
 + Gọi đáp 
 VD : Huyền oi ! Đợi đã ! 
	Ôn tập câu
 Câu
	Thu hẹp 	 Mở rộng 	
 Rút gọn Đặc biệt Thêm TN cho câu Dùng C- V làm thành phần
 Chuyển đổi câu bđ thành
 câu cđ và ngược lại
\
Dấu câu Tu từ cú pháp
Chấm lửng,chấm phẩy,gạch ngang Liệt kê

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 ca nam.doc