Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Tơ - Tiết 35: Tiếng việt: Từ đồng nghĩa

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường  THCS TT  Ba Tơ - Tiết 35: Tiếng việt: Từ đồng nghĩa

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Gv cần giúp hs đạt được :

 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa .

 - Hiểu được sự phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn .

 - Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa .

 - Có ý thức học tập .

B. Chuẩn bị :

 - Gv : Giáo án , Sgk, ĐDDH

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải -Thảo luận.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Tơ - Tiết 35: Tiếng việt: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :
 Ngày dạy : tiết 3, thứ 4 ngày 29/10/2008 Lớp dạy: 7B
Tiết 35 :
 Tiếng Việt : TỪ ĐỒNG NGHĨA 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Gv cần giúp hs đạt được :
	- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa .
	- Hiểu được sự phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn .
	- Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa .
	- Có ý thức học tập .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk, ĐDDH
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải -Thảo luận.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) GV: Tiết trước ta học bài Chữa lỗi về QHT, thầy sẽ KT bài cũ: (?) Khi sử dụng QHT, ta thường mắc những lỗi nào?
 (?) Đặt một câu văn có quan hệ từ?
 -GV gọi HS nhận xét:
 -GV nhận xét ghi điểm:
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) Trong khi sử dụng QHT ta cần tránh các lỗi: Thiếu QHT; Dùng QHT không thích hợp về nghĩa; Thừa QHT; Dùng QHT mà không có tác dụng liên kết. Trong khi nói và viết, để tăng hiệu quả diễn đạt, biểu thị sắc thái ý nghĩa phù hợp với tình huống giao tiếp, có những từ có nghĩa giống nhau, nhưng sử dụng trong hoàn cảnh khác nhau sẽ tạo hiệu quả khác nhau, đó là từ đồng nghĩa, để hiểu rõ điều đó, hôm nay thầy trò ta sẽ cùng tìm hiểu bài Từ đồng nghĩa.
	-GV ghi đề, “Bài học này có 3 nội dung”
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa:
-GV treo bảng phụ bài thơ
- Gọi hs đọc bản dịch “Xa ngắm thác núi Lư” .
F Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học , hãy tìm từ đồng nghĩa với các từ rọi, trông ?
Gv : Từ “trông” trong bản dịch “Xa ngắm thác núi Lư” có nghĩa là “nhìn để nhận biết” . Ngoài nghĩa đó từ trông còn có nghĩa như sau:
a) Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn .
b) Mong .
F Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ “trông” ?
F Từ sự tìm hiểu trên , hãy cho biết từ đồng nghĩa là gì? Vd?”
VD: Từ “trông”
- Đọc 
- Rọi , chiếu .
- Trông, nhìn 
a) Trông coi, chăm sóc, coi sóc .
b) Mong, hi vọng, trông mong .
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau .
I. Thế nào là từ đồng nghĩa :
 1. Tìm hiểu các BT sgk tr 113, 114 .
 a/BT mục1:
 - Rọi = chiếu , soi .
 - Trông = nhìn, ngó, nhòm, liếc (“nhìn để nhận biết”) .
 b/BT mục 2:
 - Trông :
 (từ nhiều nghĩa)
 + (Nhìn để nhận biết):
 + (Coi sóc giữ cho yên ổn ) : Trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông nom .
 + Mong : trông mong, trông đợi,  
 2. Kết luận :
 -Khái niệm :sgk tr 114)
 -VD: xe lửa =xe hỏa= tàu lửa= hỏa xa.
8’
GV dẫn Để tìm hiểu kĩ về các loại từ đồng nghĩa ta đi vào mục II.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa :
- Gọi hs đọc 2 bài thơ, ca dao trong sgk .
F Hãy so sánh nghĩa của từ “quả” và “trái” trong 2 ví dụ trên ?
-GV: Đó là những từ có nét nghĩa giống nhau.
F Hãy so sánh nghĩa của 2 từ “bỏ mạng” và “hi sinh” ở ví dụ a,b có chỗ nào giống ,chỗ nào khác ?
-GV: Đó là những từ có nét nghĩa chính giống nhau nhưng cũng có nét nghĩa khác nhau: về sắc thái biểu cảm, về mức độ rộng hẹp, phạm vi sử dụng,..
F Từ 2 vídụ trên, ta rút ra được kết luận gì về từ đồng nghĩa ? vd?
- Đọc 
- Quả và trái đều có nghĩa như nhau .
-HS thảo luận-trả lời
+ Giống : Đều có nghĩa là chết .
+ Khác : 
 . Bỏ mạng :Chết vô ích (mang sắc thái khinh bỉ) 
 . Hi sinh: Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (mang sắc thái kính trọng ) .
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái) .
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau) .
-vd:
II. Các loại từ đồng nghĩa:
 1. Tìm hiểu cácBT sgk tr114:
 a/Mục 1:
a) “Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng”
b) Chim xanh ăn trái xoài xanh , 
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa .
=> Quả và trái đều có nghĩa như nhau (đồng nghĩa hoàn toàn )
 2. Xét ví dụ2 mục I2 sgk tr 114:
a) Trước sức tấn công 
hàng vạn quân Thanh bỏ mạng .
b) Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
- Giống : Đều có nghĩa là chết .
- Khác : 
+ Bỏ mạng :Chết vô ích (mang sắc thái khinh bỉ) 
+ Hi sinh (Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (mang sắc thái kính trọng ) .
=> Đồng nghĩa không hoàn toàn .
 2. Kết luận :
 Có hai loại từ đồng nghĩa:
-Từ đồng nghĩa hoàn toàn: 
 VD: máy bay, tàu bay, phi cơ.
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:
 VD: +hi sinh, từ trần, chết,..
 +chạy, phi, lồng, lao,..
8’
GV dẫn vào mục III: Từ đồng nghĩa cung cấp cho người sử dụng nhiều phương tiện để biểu thị các sự vật, hiện tượng đa dạng, phong phú trong giao tiếp, để sử dụng có hiệu quả từ đồng nghĩa, ta cùng tìm hiểu mục III.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs cách sử dụng từ đồng nghĩa :
F Em hãy thử thay thế các từ quả và trái , bỏ mạng và hi sinh ở các ví dụ trên cho nhau và rút ra nhận xét ?
F Vì sao từ bỏ mạng và hi sinh không thể thay đổi cho nhau được ?
F Ở bài 7, tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia ly mà không phải là sau phút chia tay ?
F Từ việc xét các vì dụ trên , ta có thể rút ra được kết luận gì về việc sử dụng đồng nghĩa ?
-GV: Trước khi đi vào giải các BT, thầy mời 1 em đứng lên đọc lại 3 ghi nhớ.
- Quả và trái có thể thay đổi cho nhau .
- Bỏ mạng và hi sinh không thể thay đổi cho nhau .
- Sắc thái ý nghĩa khác xa nhau , không phù hợp với văn cảnh .
- Chia tay và chia ly đều có nghĩa là rời xa, mỗi người đi một nơi, lấy tiêu đề là sau phút chia ly vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ .
- Không phải lúc nào từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau .
- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa , những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm .
-Đọc.
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:
 1.Tìm hiểu các BT SGK tr 115 :
 a/Mục 1:
 a) Từ quả và trái có thể thay đổi vị trí cho nhau (cùng sắc thái )
 b) Từ bỏ mạng bà hi sinh không thể thay đổi cho nhau (sắc thái biểu cảm khác nhau) .
 b/Mục 2:
- Chia tay và chia li (rời xa , mỗi người đi một nơi)
- Lấy tiêu đề là “Sau phút chia ly” vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ .
 2. Kết luận :
 * Ghi nhớ sgk tr 115 .
10’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập :
( Tuỳ thuộc vào thời gian còn lại gv có thể hướng dẫn hs làm ở lớp hoặc hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà ) 
Bài tập 1: Tìm những từ đồng nghĩa của các từ sau :
+ Gan dạ 
+ Nhà thơ 
+ Mổ xẻ 
+ Của cải 
+ Nước ngoài 
Bài tập 2 : Tìm từ có gốc Ấn –Âu đồng nghĩa với các từ sau đây :
Máy thu thanh, sinh tố, xe hơi, dương cầm .
Bài tập 3 : Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông) 
Bài tập 4 : Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu văn sau đây .
Đưa , nói, đưa(khách) , kêu , đi .
Bài tập 5 : Phân biệt nghĩa của các nhóm từ :
a) ăn , xơi, chén 
b) Cho, tặng, biếu .
c) Yếu đuối, yếu ớt :
d) Xinh, đẹp 
e) Tu, nhấp , nốc 
Thực hiện theo yêu cầu của gv và yêu cầu bài tập trong sgk tr115 -116 
-Thảo luận đặt câu
IV. Luyện tập :
Bài tập 1 : 
+ Gan dạ = dũng cảm 
+ Nhà thơ = thi sĩ 
+ Mổ xẻ = Phẫu thuật 
+ Của cải = tài sản 
+Nước ngoài = ngoại quốc 
Bài tập 2 : 
-Máy thu thanh = Rađiô
-sinh tố = Vitamin
-xe hơi = Ôtô
dương cầm = Pianô
Bài tập 3 : 
 Heo = Lợn 
 Phà = bắc 
 Xe khách = Xe đò 
 Đường lớn = Lộ lớn 
Bài tập 4 : 
Đưa à trao (quà)
Đưa kháchàtiễn (khách)
Kêu à Than thở 
Nói à Phê bình 
Đi à mất .
Bài tập 5 :
a) ăn , xơi, chén :
+ ăn : Tự cho vào cơ thể thức (ăn) nuôi sống (sắc thái bình thường)
+ Xơi : ăn, uống, hút (sắc thái lịch sự ,xã giao )
+ Chén : Cũng là ăn nhưng coi như nó là một thú vui (sắc thái thân mật, thông tục )
b) Cho, tặng, biếu :
+ Cho : Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận ,
+ Tặng : Người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận , vật trao đưa thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến .
+ Biếu : Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đói với người nhận.
c) Yếu đuối, yếu ớt :
+ Yếu đuối : Sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần .
+ Yêu ớt : Yêu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đán kể .
d) Xinh, đẹp :
+ Xinh : Chỉ người còn trẻ , hình dáng nhỏ nhắn, ưu nhìn .
+ Đẹp : Có ý nghĩa chunh hơn , mức độ cao hơn xinh .
e) Tu, nhấp , nốc :
+ Tu : Uống nhiều , liền một mạch , bằng cách ngậm vào miệng hay vòi ấm .
+ Nhấp : Uống từng chút một , bằng cách chỉ hớp ở đầu môi , thường là để cho biết vị .
+ Nốc : Uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục .
Bài tập 6: Chọn từ thích thích hợp điền vào các câu sau:
a/
-thành quả..
-thành tích
b/-ngoan cố
 -.ngoan cường
c/-nghĩa vụ
 -nhiệm vụ
 d/-giữ gìn
 -bảo vệ.
Bài tập 7: 
a/-Nó đối xử/ đối đãi
 -Mọi.đối xử..
b/-Cuộc .trọng đại /to lớn..
 -Ông ta .to lớn
Bài tập 8: Đặt câu:
a/-Đó là cái cặp sách bình thường, không đắt cũng không quá rẻ.
- Cái cặp xách có vẻ tầm thường nhưng tôi rất quí nó.
b/-Vì quá lười biếng nên kết quả học tập cuối năm nó bị xếp hạng loại yếu.
 - Vụ đắm tàu ở Cần Giờ đã để lại hậu quả về môi trường vô cùng nghiêm trọng.
Bài tập 9: Chữa từ dùng sai
-hưởng lạc -> hưởng thụ
-bao che -> bao bọc
-giảng dạy -> dạy
-trình bày -> trưng bày
 3) Củng cố : (2’)- Gv nhấn mạnh lại các nội dung : + Khái niệm từ đồng nghĩa .
	 + Các loại từ đồng nghĩa 
	 + Cách sử dụng từ đồng nghĩa .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Hướng dẫn học bài: (1’) - Học bài 
	 - Làm các bài tập vào vở bài tập .
	 - Xem trước : Cách lập ý của bài văn biểu cảm .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35.doc