Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Vĩnh Chân

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Vĩnh Chân

A. Mục tiêu cần đạt:

- HS hiểu được:

* Kiến thức: có khái niệm sơ lược về truyền thuyết

 - Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"

 - Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện

* Rèn kỹ năng kể, phân tích truyền thuyết.

* Thái độ: yêu quý các tác phẩm dân gian của văn học dân tộc

B. Phương pháp chính

- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, nêu ví dụ.

C. Chuẩn bị

 - Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV,

 - Tranh lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay

 - Học sinh: Vở ghi, soạn bài, SGK.

 

doc 149 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Vĩnh Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Bài 1
Ngày soạn: ..........	 Tiết 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên	 
Ngày giảng:.........	 (Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- HS hiểu được:
* Kiến thức: có khái niệm sơ lược về truyền thuyết
	- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"
	- Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
* Rèn kỹ năng kể, phân tích truyền thuyết.
* Thái độ: yêu quý các tác phẩm dân gian của văn học dân tộc
B. Phương pháp chính
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
	- Giáo viên:	- Giáo án, SGK, SGV, 
	- Tranh lạc Long Quân và Âu cơ cùng 100 người con chia tay
	- Học sinh: Vở ghi, soạn bài, SGK.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
	* HĐ 1: Khởi động
	1. Tổ chức: 
	2: Kiểm tra: Sách giáo khoa; Vở ghi; Vở soạn bài.
	* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
	3. Bài mới (GTB)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu và gọi HS đọc.
- Truyện có những chi tiết chính nào? Dựa vào các chi tiết đó kể lại truyện?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. Chú ý chú thích 1,2,3,5,7 đặc biệt chú thích (*)
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
- Đọc thầm đoạn 1.
- Đoạn này có nhiệm vụ gì? Nhân vật chính được giới thiệu là ai? Có đặc điểm gì nổi bật? 
? Tìm những yếu tố kì ảo trong đoạn 1
? Nhận xét gì về nguồn gốc và phẩm chất của hai nhân vật chính. Thể hiện thái độ gì của nhân dân?
? Trong đoạn 1, tác giả còn giới thiệu sự việc gì? Chi tiết nào liên quan đến phần sau câu chuyện? Em nhận xét gì về cuộc nhân duyên đó? 
? Qua cuộc hôn nhân giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, người xưa muốn thể hiện quan niệm gì.
HS đọc đoạn 2. Đoạn này kể về những sự việc chính nào? Sự việc nào có tính chất khác thường? Trong những truyện DG mà em biết còn có những nhân vật nào ra đời khác thường như vậy? 
( T.Gióng; Sọ Dừa; Hoàng tử Cóc...)
? Em có nhận xét gì về việc Âu Cơ sinh con và nuôi con.
? Theo em, chi tiết bọc trăm trứng có ý nghĩa gì? Câu nói “đồng bào” được Bác Hồ dùng trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 có ý nghĩa như thế nào? (*)
? Vì sao lại có sự chia con? LLQ chia con và căn dặn vợ con như thế nào?
? Việc chia con và những lời dặn dò trước khi lên đường thể hiện mong ước gì.
? Chi tiết các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu thể hiện ý nghĩa gì về truyền thống dân tộc.
- Em hiểu thế nào là chi tiết T2, kỳ ảo?
(Chi tiết không có thật)
- Truyện có những chi tiết kỳ ảo nào?
ý nghĩa thực của những chi tiết đó?
? Qua câu chuyện này, người xưa muốn giải thích điều gì. 
? Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì về dân tộc VN. Thử chứng minh làm rõ (*).
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
2. Tìm hiểu chú thích:
" Truyền thuyết": 
 + Là truyện dân gian kể về người, vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
 + Có yếu tố kì ảo, tưởng tượng-> Người kể, người nghe tin truyền thuyết là có thật.
 + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
 + Truyền thuyết Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với thần thoại
3. Bố cục: 
3 đoạn: 
- Đoạn 1: Từ đầu ->"Long Trang"
- Đoạn 2: Tiếp đến "lên đường"
- Đoạn 3: Còn lại
II/ Phân tích văn bản
1. Giới thiệu:
+ Giới thiệu nhân vật:
 - Long Quân: con thần biển, khoẻ, có phép lạ, giúp dân diệt yêu quái, dạy dân...
 - Âu Cơ: Con thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
=> Nguồn gốc cao quý, sức mạnh phi thường, đức hạnh tốt đẹp (*). Thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng, tự hào của nhân dân
+ Giới thiệu sự việc: Âu Cơ gặp Lạc Long Quân , thành vợ chồng, cùng nhau sống trên cạn 
=> Cuộc nhân duyên tuyệt đẹp, dự báo điều kỳ lạ.
=> Dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng.
2. Diễn biến:
+ Việc sinh nở của Âu Cơ: 
 "Bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con", không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi 
=> Việc sinh nở kỳ lạ, khác thường.
+ Chia con: 50 người con theo cha ra bể
 50 người con theo mẹ lên rừng
Dặn: Khi có việc thì giúp đỡ.
=> Thể hiện ý nguyện phát triển dân tộc, mở rộng và giữ đất đai, thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc, mọi người dân trên khắp đất nước VN đều có chung nguồn gốc, có cùng cha mẹ nên đều là anh em một nhà, vì thế phải biết yêu thương, gắn bó với nhau.
3. Triều đại các vua Hùng
- Dân tộc ta, đất nước ta có thời kì lịch sử phát triển lâu đời, qua nhiều triều đại.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật
* Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo: 
- LLQ là thần có phép lạ trừ yêu tinh, dạy dân... =>Công lao mở nước, dựng nước.
-Bọc trăm trứng: Suy tôn nguồn gốc dân tộc Việt.
* Cách giới thiệu nhân vật trực tiếp (về lai lịch, đặc điểm, phẩm chất...)
2. Nội dung:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt: đều là con Rồng, cháu Tiên.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất.
Ghi nhớ (T.8)
* HĐ 3: Luyện tập:
- Những truyện nào của các DT Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc DT tương tự như truyện trên? ("Quả trứng to nở ra con người" (Mường) - "Quả bầu mẹ" (Khơ mú)
- Sự giống nhau của các truyện đó phản ánh điều gì?
=> Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Kể diễn cảm truyện
- Soạn: Bánh chưng, bánh giầy.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ........... Tiết 2- Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy. 
Ngày giảng: .......... 	(Tự học có hướng dẫn)
	 	(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt: 
* Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được:
	- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy".
	- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
* Kĩ năng: Rèn kỹ năng kể truyện.
* Thái độ: trân trọng, yêu quý sức lao động con người.
B. Phương pháp chính
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
	- Giáo viên:	- Giáo án, SGK, SGV, 
	- Tranh Lang Liêu dâng lễ vật cúng Tiên Vương
	- Học sinh: Vở ghi, soạn bài, SGK.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
	* HĐ 1: Khởi động
	1. Tổ chức: 
	2: Kiểm tra: 
- Nêu ngắn gọn đặc điểm của truyền thuyết? Tóm tắt truyện "Con Rồng, cháu Tiên" 
- Đọc ghi nhớ? Chọn 1 chi tiết kỳ ảo mà em thích và nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
	3. Bài mới (GTB):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- GV gọi mỗi HS đọc 1 đoạn
=> GV nhận xét và hướng dẫn HS kể theo các đoạn
- HS tìm hiểu các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12
- Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi?
- Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
? Việc Lang Liêu được thần giúp đỡ là chi tiết quen thuộc thường gặp trong truyện dân gian, vậy chi tiết này có ý nghĩa gì?
? Thần đã nói với Lang Liêu điều gì?
(" Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo")
? Theo em, thần ở trong truyện này là hiện thân của ai
- Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời đất, Tiên Vương và Lang Liêu được nối ngôi?
( Tham khảo SGV trang 43 )
( Đem cái quý nhất trong trời đất, đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà cúng Tiên Vương => là con người thông minh, tài năng, hiếu thảo...)
- Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" có ý nghĩa gì?
- So sánh những chi tiết trong câu chuyện kể này với những câu chuyện mà em đã đọc?
- ý nghĩa phong tục ngày tết, nhân dân ta làm bánh?
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
+ Đoạn 1: Từ đầu => "chứng giám"
+ Đoạn 2: Tiếp => " hình tròn"
+ Đoạn 3: Còn lại
2. Tìm hiểu chú thích: 
II. Hướng dẫn phân tích văn bản
* Câu 1: 
- Giặc yên, vua già, muốn truyền ngôi.
- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Dùng một câu đố đặc biệt để thử tài.
* Câu 2: 
- Trong các Lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất (con thứ 18, mẹ bị ghẻ lạnh, mất sớm, ra ở riêng, trồng lúa, trồng khoai...).
- Tuy là con vua nhưng phận gần gũi dân thường.
=> Việc Lang Liêu được thần giúp đỡ là chi tiết thường gặp trong truyện dân gian, là yếu tố kì ảo nhằm bênh vực những người có số phận không may mắn.
- Là người duy nhất hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần (Thần ở đây là dân )
* Câu 3: 
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (Sản phẩm nghề nông =>Quý trọng nghề nông và hạt gạo.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (Tượng trưng trời, đất )
- Hai thứ bánh hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua
* Câu 4: ý nghĩa
- Giải thích nguồn gốc sự vật
- Đề cao lao động, đề cao người lao động - Lang Liêu hiện lên như 1 anh hùng V.hoá.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
* Dùng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo; nhiều chi tiết quen thuộc: nhân vật mồ côi, thi tài, được thần giúp, lên làm vua...
* Cách giới thiệu nhân vật trực tiếp
2. Nội dung
- Giải thích nguồn gốc 2 loại bánh
- Phản ánh thành tựu NN thời Hùng Vương.
- Truyền thống thờ cúng tổ tiên.
 * Ghi nhớ (trang 12)
* HĐ 3: Luyện tập
Bài 1/12: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng bánh giầy?
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính trời đất, tổ tiên
- Cha ông đã xây dựng nên một phong tục, tập quán đẹp, giản dị mà thiêng liêng, giàu ý nghĩa => văn hoá truyền thống đậm bản sắc dân tộc.
Bài 2/12: Chi tiết em thích nhất trong truyện? Vì sao?
- Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến => chi tiết thần kỳ, hấp dẫn => Nêu bật giá trị hạt gạo, trân trọng sản phẩm con người tự làm
- Lời vua nói với mọi người về hai loại bánh: Đây là cách "đọc", cách "thưởng thức" nhận xét về văn hoá.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại và nêu ý nghĩa của truyền thuyết?
	 - Xem trước: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ............	Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt	
Ngày giảng: ..........	 
A. Mục tiêu cần đạt: 
* Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
	- Thế nào là từ và đặc điểm, cấu tạo từ tiếng Việt. Cụ thể:
	+ Khái niệm
	+ Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng )
	+ Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn/ từ phức; Từ ghép/ từ láy )
* Rèn kỹ năng nhận diện từ.	
* Thái độ: có ý thức sử dụng từ Tiếng Việt đúng, hay.
B. Phương pháp chính
- Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
	- Giáo viên:	- Giáo án, SGK, SGV, 
	- Bảng phụ
	- Học sinh: Vở ghi, soạn bài, SGK.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
	1. Tổ chức: 
	2: Kiểm tra: 
- Nhắc lại ki ... HĐ 1: Khởi động
	1 Tổchức: 
	2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
	3. Bài mới ( Giới thiệu bài)
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV giới thiệu các hoạt động Ngữ văn trong chương trình: sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyện, sách, báo ở địa phương, tập làm thơ, ngâm thơ, kể chuyện.
GV chia lớp thành các nhóm và thảo luận nội dung đã chuẩn bị về bài kể chuyện và dựng hoạt cảnh.
? Nêu những yêu cầu đối với người kể chuyện. (Về câu chuyện lựa chọn, cách kể, tư thế, tác phong...)
? Thực hành kể chuyện trên lớp.
? Dựa vào sự phân công phần chuẩn bị nội dung dựng hoạt cảnh, các nhóm sẽ trình bày phần thực hành trên lớp.
GV nhận xét phần chuẩn bị cũng như thực hành trên lớp của các nhóm. Khuyến khích động viên các em tập kể ở nhà nhiều hơn để rèn luyện kĩ năng nói.
I. Chuẩn bị
- Tập kể trong nhóm.
- Chọn nội dung văn bản phù hợp để dựng hoạt cảnh.
II. Thi kể chuyện
1. Yêu cầu
- Chọn câu chuyện mình tâm đắc nhất thuộc một trong số những thể loại đã học.
- Kể chuyện chứ không đọc thuộc lòng (có ngữ điệu, có động tác, biết nhấn giọng).
- Tư thế kể đàng hoàng, chững chạc mắt hướng nhìn vào mọi người, tiếng nói đủ nghe, phát âm đúng.
- Biết mở đầu và kết thúc câu chuyện sau khi đã kể xong.
2. Thực hành kể chuyện
- Đại diện các nhóm lên trình bày câu chuyện.
- Các nhóm khác nghe, bổ sung và góp ý cho phần kể của bạn.
3. Thi dựng hoạt cảnh.
- Các văn bản có thể sử dụng để dựng hoạt cảnh:
 + Thầy bói xem voi
 + ếch ngồi đáy giếng.
 + Treo biển.
 + Lợn cưới, áo mới.
IV. Nhận xét
* HĐ 3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản cần nắm vững.
	- Ôn lý thuyết, học thuộc các ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài chương trình địa phương.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
	----------------------------------------------------------------
Soạn:	
Giảng:.	
Tiết 70. Chương trình Ngữ văn địa phương (tiết 1)
 ( Phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt 
Học sinh:
- Sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương.
- Có ý thức viết đúng chính tả khi viết và phát âm chuẩn khi nói.
B. Phương pháp chính
- Đàm thoại gợi mở, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án
	- Học sinh: Đọc và làm các bài tập trong SGK
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	1 Tổchức: 
	2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
	3. Bài mới ( Giới thiệu bài)
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn những điểm sai
- Học sinh làm vào vở đ trả bài, giáo viên chữa đúng
? Học sinh làm bài tập và chữa đúng
Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở, gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài tập.
? Chính tả: nghe- viết.
Cho HS những bài tập luyện viết đúng các phụ âm đầu, vần, thanh điệu
1. Điền ch/tr, s /x, r/d /gi, l /n vào chỗ trống
- ái cây, ờ đợi, uyển chỗ, ải qua, ôi ảy, ơ trụi, nói uyện, ương trình,  ẻ tre.
- ấp ngửa, ản uất, ơ sài, ung kích, cái ẻng, xuất hiện, chim áo
âu bọ, ua đuổi, bổ ung
- ũ rượi, ắc rối, iảm giá, iáo vụ, iang sơn, au diếp, ao kéo, iáo mác, 
- ạc hậu, ói liều, gian an, ...ết na, ương thiện, ruộng ương, én lút, bếp úc, ỡ làng
2. Lựa chọn điền vào chỗ trống
a. Vây, dây, giây
ây cá, sợi ây, ây điện, iây phút
b. Viết, giết, diết
iết giặc, da iết, chữ iết
c. vẻ, dẻ, giẻ
hạt ẻ, ẻ vang, iẻ lau, mảnh ẻ, ẻ đẹp, iẻ rách
3. Chọn s, x điền vào chỗ trống
Bầu trời ám xịt như à xuống át mặt đất, ấm rền vang, chớp loé áng rạch é cả không gian. Cây ung già trước cửaổ trút lá theo trận, trơ lại những cành ơ ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trời mưa dông ầm ập đổ, gõ lên mái tôn loảng oảng.
Chữa:
Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất, sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc
4. Điền từ thích hợp có vần “ uôc, uột”
Thắt lưng bụng,  miệng nói ra, cùng một , con bạch , quả dưa , con chẫu
Chữa: Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc , con bạch tuộc, quả dưa chuột, con chẫu chuộc
5. Viết hỏi hay ngã ở chữ gạch chân?
Ve tranh, biêu quyết, dè biu, bun rủn, dai dăng, tương tượng, cô lỗ
6. Viết chính tả
 Các em yêu mến! Hãy nghĩ xem, còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của Tổ Quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến cà mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy cả máu mình để bảo vệ; Còn gì sung sướng hơn được nói, viết, học tiếng Việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng Việt Nam yêu quý. (Theo Xuân Diệu)
* HĐ 3. Củng cố, dặn dò	
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ dạy, sửa lỗi thường có của học sinh
	- Ôn lại luật chính tả
	- Tập viết đoạn văn, chú ý lỗi chính tả
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
	----------------------------------------------------------------
Tuần 19
Soạn:
Giảng:
 Tiết 71. Chương trình Ngữ văn địa phương (Tiết 2)
 (Phần Văn và Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Kết hợp với phần văn học để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn học địa phương từ đó thêm yêu quý quê hương.
- Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian.
B. Phương pháp chính
- Đàm thoại gợi mở, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị
	- Giáo viên:	- Đọc, sưu tầm một số tư liệu, truyện dân gian địa phương Phú Thọ
	- Băng ghi âm một số làn điệu dân ca Phú Thọ (hát xoan)	
	- Học sinh: Chuẩn bị một truyện dân gian, thơ ca của địa phương.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
* HĐ 1: Khởi động
	1. Tổ chức: 
	2. Kiểm tra: 	 Kết hợp trong giờ
	3. Bài mới (Giới thiệu bài): 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Tập viết chính tả
* Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở:
“ Ngày mùa quê em thật rộn ràng. Từ sáng tinh mơ, bà con nông dân, nhà nào nhà nấy, vợ chồng con cái tấp nập ra đồng. Trên cánh đồng lúa chín vàng suộm, tiếng liềm hái đưa xoèn xoẹt. Từng hàng nón trắng lấp lánh. Bên bờ mương, mấy chiếc máy tuốt chạy hết công suất. Thóc chảy rào rào, rơm bay phùn phụt. Cậu Chín điều khiển máy, mặt mũi đỏ ửng, mồ hôi nhễ nhại, luôn tay bón lúa vào miệng máy. Mùi thơm của rơm, của lúa nồng nàn”
* Kiểm tra một số bài viết của HS, nhân xét và sửa lỗi.
2. Kể một truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện
3. Giới thiệu 1 số trò chơi hoặc tiết mục văn nghệ địa phương
	- Trò chơi dân gian: chọi trâu, cướp phết (Hiền Quan), đấu vật, chơi đu
	- Cách hát các làn điệu dân ca ở địa phương: các bài dân ca xoan ghẹo.
4. Sưu tầm các truyện dân gian, thơ ca dân gian ở địa phương: giáo viên thu và chấm điểm.
* HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống, đánh giá, khái quát 2 tiết chương trình ngữ văn địa phương
- Tập viết chính tả đúng luật, tập viết các đoạn văn ttự sự ngắn, sưu tầm các truyện dân gian.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
	----------------------------------------------------------------
Soạn:
Giảng:.
Tiết 72. Trả bài kiểm tra học kỳ I
Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh:
- Nhận xét, đánh giá ưu- khuyết điểm của mình trong bài kiểm tra. Tự kiểm tra các lỗi trong bài làm. Tổng kết phương pháp học môn Ngữ văn.
B. Phương pháp chính
- Đàm thoại gợi mở, nêu ví dụ.
C. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:	Bài kiểm tra học kì	
	- Học sinh: Vở, SGK.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
* HĐ 1: Khởi động
	1. ổn định: 
	2. Kiểm tra: 	
	3. Bài mới ( Giới thiệu bài): 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng
- Học sinh đọc đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng
- Nêu yêu cầu, nội dung- nghệ thuật của đề?
? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được dùng trong 2 câu ca dao.
? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung của hai câu ca dao.
? Lập dàn bài đối với đề bài nêu trên.
GV trả bài cho HS theo dõi nhận xét bài làm của mình.
Kết quả: >Tb: 26, Giỏi: 4
 <Tb: 8
HS trao đổi bài của nhau để đọc và phát hiện lỗi trong bài viết của bạn.
 Nhận xét, sửa lỗi
I. Đề bài
Câu 2:
	Nêu cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung hai câu thơ sau bằng một đoạn văn ngắn (6-8 dòng):
 “Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Câu 3 
	Suốt đêm qua mưa to gió lớn. Sáng ra, trong tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áo vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.
	Chuyện gì đã xảy ra với hai mẹ con chú chim đêm qua? Hãy tưởng tưởng để kể lại chuyện?
II. Lập dàn bài
Câu 2:
	HS cần chỉ ra được biện pháp nghệ thuật so sánh và nói rõ giá trị nội dung của nghệ thuật đó: 
+ nghệ thuật so sánh: công cha- núi thái sơn (to lớn vô cùng)
 nghĩa mẹ- nước trong nguồn (trong mát, ngọt ngào không bao giờ vơi cạn.
Câu 3:
a, Mở bài: Giới thiệu được gia đình nhà chim và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
b, Thân bài: Kể lại được câu chuyện theo trình tự xuôi hoặc ngược
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện (đêm mưa to gió lớn, cây cối nghiêng ngả, tổ chim trên ngọn cây cao chót vót có hai mẹ con chú chim)
- Những hành động và việc làm của chim mẹ trong cảnh mưa to gió lớn để che chở cho lũ con nhỏ.
- Kết thúc đêm mưa gió, mặt trời cũng vừa ló đằng đông.
c, Kết bài: Nêu được ý nghĩa từ câu chuyện (bài học).
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
- Ưu điểm: đã biết cách làm bài kể chuyện tưởng tượng, có cố gắng dành thời gian làm bài.
- Nhược điểm: chưa biết sắp xếp các chi tiết theo trình tự lô gíc, chi tiết kể chưa thật hợp lí. Kể còn sơ sài. Còn làm sai yêu cầu đề...
IV. Sửa lỗi
 * HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên hệ thống, đánh giá, khái quát chương trình ngữ văn kì I
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
	----------------------------------------------------------------
Hết học kỳ I

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 chinh.doc