Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. Đánh giá khả năng nhận diện các đơn vị kiến thức đã học như thể loại văn bản, nội dung, nghệ thuật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, thi cử.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài, ma trận, đề bài, đáp án.

- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn đinh tổ chức:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

3. Tiến hành kiểm tra:

Ma trận

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Ngày soạn: 26 / 10 / 2011
Tiết: 41
Ngày dạy: 01 /11 / 2011
kiểm tra văn 45 phút
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. Đánh giá khả năng nhận diện các đơn vị kiến thức đã học như thể loại văn bản, nội dung, nghệ thuật...
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, thi cử.
ii/ Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, ma trận, đề bài, đáp án. 
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
iii. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1 ổn đinh tổ chức:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3. Tiến hành kiểm tra:
Ma trận
Tờn Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề 1
Văn bản nhật dụng
Nhớ chủ đề, nội dung của văn bản nhật dụng.
.
Viết đoạn văn phỏt biểu cảm nghĩ về sự vật, con người (Cuộc chia tay của những con bỳp bờ)
Số cõu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số cõu:1-C1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
 Số cõu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
 Số cõu: 2
 Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Chủ đề 2: 
Ca dao
- Nhớ chủ đề và nội dung chớnh.
Hiểu ý nghĩa cõu ca dao.
Số cõu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
 Số cõu: 2-C2,C3
Số điểm :1
Tỉ lệ:10%
Số cõu: 1-C4
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số cõu: 3
 Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 3
Thơ trung đại
Nhớ tờn tỏc giả, tỏc phẩm, hoàn cảnh sỏng tỏc.
Nhớ nội dung và nghệ thuật tiờu biểu của một văn bản
Hiểu được tư tưởng, ý nghĩa một trong số văn bản (Sụng nỳi nước Nam, Phũ giỏ về kinh, Bỏnh Trụi nước)
So sỏnh đối chiếu cỏch dựng từ “ta” qua 2 văn bản “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đốo Ngang”
Số cõu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
 Số cõu: 1-C5
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số cõu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số cõu:-1C6
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số cõu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
 Số cõu: 4
 Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Tổng số cõu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số cõu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số cõu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số cõu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số cõu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số cõu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
Số cõu: 9
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
a. Đề bài:
Phần I. Trắc nghiệm:(3 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1: Bài "Sông núi nước Nam" thường được gọi là:
A. Hồi kèn xung trận. 	B. Khúc ca khai hoàn.
C. áng thiên cổ hùng văn 	D. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 2. Cảnh tượng buổi chiều được miêu tả trong bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" là cảnh tượng như thế nào?
A. Êm đềm và thanh bình. 	B. Hùng vĩ và tươi tắn.
C. Không rõ ràng. 	D. ảm đạm và đìu hiu.
Câu 3. Tác giả của văn bản Qua Đèo Ngang là ai?
A. Hồ Xuân Hương;	 B. Đoàn Thị Điểm; 
C. Bà Huyện Thanh Quan; D. Lý Bạch.
Câu 4. Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.
A. Nguyễn Khuyến là con người hồn nhiên, dân dã, trong sáng.
B. Ngầm khoe với bạn lối sống điền viên.
C. Tình bạn chân thành, ấp áp, dựa trên giá trị tinh thần.
D. Nguyễn Khuyến là người biết quý trọng tình bạn.
Câu 5: Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm thứ nhất?
A. Tham lam và ích kỉ; C. Dốt nát và háo danh;
B. Đọc ác và tàn nhẫn; D. Nghiện ngập và lười biếng.
Câu 6. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tĩnh dạ tứ
A. Lên núi nhớ bạn 	B. Non nước hữu tình.
C. Tưc cảnh sinh tình. 	D. Nỗi buồn nhớ cố hương.
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1(1,5đ) Qua câu chuyện về cuộc chia li đầy đau xót của hai anh em Thành và Thuỷ trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả muốn nhắn gửi điều gì đến người đọc?
Câu 2(5,5đ) Hãy chỉ ra các hình ảnh không gian, thời gian trong câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
	Từ đó nêu những cảm nhận của em về tâm trạng và thân phận của nhân vật trữ tình trong câu ca dao trên.
b. Đáp án – biểu điểm:
Phần I. Trắc nghiệm:(3 điểm). Mỗi câu đúng: 0,5đ 
Câu 1: D; Câu 2:A; Câu 3:C; Câu 4:C; Câu 5:D; Câu 6:D;
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1(1,5đ) Qua cảnh ngộ phải chia lìa của hai anh em vốn rất yêu thương, gắn bó với nhau, truyện nhắc nhở tha thiết tới mọi người rằng: Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng, hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ không vì bất kì lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy, đặc biệt là ở trẻ em.
Câu 2(5,5đ) 
- HS viết thành bài viết nêu những cảm nhận cuả mình về các hình ảnh trong bài ca dao và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Thời gian: chiều chiều lặp lại cho thấy thời gian ngóng nhìn cứ dài mãi, dài mãi.
- Không gian: ngõ sau vắng, hẹp gợi sự heo hút. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm nhớ mẹ, nhớ quê của nhân vật trữ tình không được chia sẻ cùng ai.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình là buồn thương. Đó là một thân phân đau khổ. Khi lấy chồng, họ phải phụ thuộc vào chồng (gia đình chồng). Con đường về quê mẹ, thăm mẹ cha lúc già yếu gần như bị đóng chặt.
4. Nhận xét - đánh giá:
- GV thu bài – nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của học sinh.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại các văn bản đã học.
- Lập bảng tổng kết về thơ trung đại: Tên bài; tác giả; thể thơ; nghệ thuật; nội dung.
- Soạn bài: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ.
-----------------------------------------------
Tuần: 11
Ngày soạn: 27 / 10 / 2011
Tiết: 42
Ngày dạy: 01 /11 / 2011
Tiếng Việt:
Từ đồng âm
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - HS hiểu được thế nào là từ đồng âm; biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm, nhận diện từ đồng âm trong văn bản; sử dụng từ đồng âm chính xác, có hiệu quả trong nói và viết.
2. Kỹ năng: 
- Luyện tập, nâng cao kỹ năng phân tích từ đồng nghĩa.
3. Thái độ: 
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. 
ii/ Chuẩn bị:
	1.GV: Bảng phụ ghi ngữ liệu.
	2. HS: Xem và trả lời câu hỏi SGK.
iii/ Các hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là từ trái nghĩa? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Đọc bài tập 4?
3. Bài mới:
Hoạt động dạy - học
Nội dung
HS quan sát ví dụ trên bảng phụ.
? Giải thích nghĩa của mỗi từ “Lồng” trong ví dụ trên?
? Qua đó em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau của 2 từ “Lồng”?
? Thế nào là từ đồng âm?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
GV cho HS làm bài tập 1.
? Tìm các từ đồng âm với: Lớp, tranh, ba.
- HS theo dõi lại ví dụ phần I.
? Theo em nhờ đâu mà chúng ta phân biệt được nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ trên? Qua đó em rút ra được bài học gì?
? Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có hiểu thành mấy nghĩa? Em hãy thêm vào câu này 1 vài từ để nó trở thành câu đơn nghĩa?
- Đem cá về mà kho (Chế biến)
- Đem cá về nhập kho (Cái kho chứa đựng)
? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
- HS trả lời.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Trong cuộc sống, nhất là trong văn chương người ta thường lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ -> Tìm hiểu ở bài Chơi chữ.
HS đọc yêu cầu a, b của bài tập 2.
- HS tiến hành làm theo cặp.
(Cần chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ cổ)
? Qua bài tập này em rút ra được lưu ý gì khi sử dụng từ đồng âm?
* Lưu ý: cần phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm?
- GV chia lớp thành 4 nhóm; trong nhóm HS làm theo cặp.
- Sau 3 phút HS đặt câu lên bảng – cặp khác nhận xét – GV nhận xét, bổ sung.
? BT4: 2 từ đồng âm.
- HS đọc truyện; thảo luận.
I. Thế nào là từ đồng âm:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Lồng (1): Hăng lên chạy càn.
- Lồng (2): Đồ vật được đan bằng tre, nứa, sắt để nhốt chim, gà.
-> Giống nhau về âm thanh; nghĩa khác xa nhau.
=> Từ đồng âm.
* Ghi nhớ: SGK.
BT1:
- Lớp: Xếp lớp; Lớp học
- Ba: số 3; ba má.
- Tranh: Nhà tranh; bức tranh. 
II. Sử dụng từ đồng âm:
1. Xét ví dụ 1:
- Phân biệt nghĩa của từ đòng âm phải dựa vào ngữ cảnh.
2. Xét ví dụ 2:
-> 2 nghĩa:
+ Kho: chế biến thức ăn; phân biệt với rán, nướng.
+ Kho: cái nhà để chứa đựng.
=> Tránh dùng từ với nghĩa nước đôi.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Bài tập 2:
a. Cổ: Phần giữa đầu và thân.
+ Cổ tay: Phần giữa bàn tay và cánh tay.
+ Cổ chai: Phần giữa miệng chai và thân chai.
-> Mối liên quan: chỉ phần giữa của 2 bộ phận nào đó -> từ nhiều nghĩa.
b. + Cổ: bộ phận cơ thể.
 + Cổ: cổ xưa.
-> Từ đồng âm.
Bài tập 3:
Ví dụ:
- Hai anh em ngồi vào bàn bàn bạc mãi mới ra vấn đề.
- Con sâu lẩn sâu vào bụi rậm.
Bài tập 4:
Lợi dụng hiện tượng đồng âm:
- Vạc bằng đồng.
- Con vạc ngoài đồng.
-> Cần chú ý đến ngữ cảnh.
4. Củng cố:
GV dùng bảng phụ: đánh dấu (X) vào trường hợp dùng đúng:
A. Con đường này chạy lanh quanh.
B. Con đường này chạy loanh quanh. (X)
C. Nghe phong thanh anh được giải thưởng. (X) 
D. Nghe phong phanh anh được giải thưởng.
-> Tránh nhầm lẫn từ đồng âm và từ gần âm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học khái niệm và lấy ví dụ minh hoạ.
- Viết 1 đoạn văn có sử dụng từ đồng âm.
- Soạn bài: Ôn tập các bài Tiếng Việt đã học chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
Tuần: 11
Ngày soạn: 27 / 10 / 2011
Tiết: 43
Ngày dạy: /11 / 2011
Tập làm văn:
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
i. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; có ý thức dùng chúng khi làm văn biểu cảm.
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết các yếu tố tự sự, miêu tả trong các văn bản đã học; tác dụng của các yếu tố đó.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng các yếu tố đó vào viết văn biểu cảm. 
ii/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ngữ liệu.
- HS: Xem và trả lời câu hỏi SGK.
iii/ Các hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo những phương thức nào? Phương thức nào là chủ yếu?
3. Bài mới:
- Văn biểu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc. Để làm nổi bật được đối tượng biểu cảm và còn để khơi nguồn cho mạch cảm xúc, người viết có thể sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả.....
Hoạt động dạy - học
Nội dung
HS đọc văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
GV chia lớp thành 4 nhóm; mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi.
- Nhóm 1: Đọc đoạn 1 chỉ ra câu văn nào là câu kể, câu nào là câu tả -> Tả, kể có tác dụng trong đoạn này?
- Nhóm 2: Chỉ ra sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm trong đoạn 2?
(Chú ý những từ ngữ biểu cảm)
- Nhóm 3: Những dòng nào là miêu tả? Miêu tả cái gì? Dòng nào biểu cảm? Miêu tả + biểu cảm có tác dụng gì?
- Nhóm 4: Chỉ ra tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ trong đoạn này?
Các nhóm làm việc – Trả lời.
? “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” đối tượng biểu cảm là gì? Tác giả đã dùng phương thức nào để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc?
? Qua đó em rút ra bài học gì?
 HS đọc ghi nhớ.
HS đọc đoạn văn SGK/ 137.
? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả?
? Theo em, nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? Lấy ví dụ minh hoạ?
GV gợi ý:
+ Đ1: Tác giả miêu tả bàn chân với những chi tiết nào? Tình cảm nào được bộc lộ?
+ Đ2: Kể về việc gì? Tình cảm của tác giả?
? Theo em tình cảm đã chi phối tự sự, miêu tả ntn?
? Qua phân tích các ví dụ trên em thấy các tác giả sử dụng miêu tả, tự sự với mục đích gì?
HS đọc ghi nhớ SGK.
? Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành 1 văn bản biểu cảm?
* Yêu cầu: viết lại theo diễn đạt riêng của mình. Kết miêu tả, tự sự -> biểu cảm.
- HS viết 1 đoạn văn trên lớp.
- HS lên bảng trình bày – HS khác nhận xét.
- Gv nhận xét, cho điểm. 
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:
1. Xét ví dụ:
- Đoạn 1: 2 câu đầu là tự sự.
 3 câu sau là miêu tả.
-> Người đọc hình dung ngôi nhà bị gió thu phá.
- Đoạn 2: 
+ 3 dòng đầu tả kết hợp với biểu cảm.
Tự sự: kể lại việc bọn trẻ cướp tranh.
Biểu cảm: thái độ của bọn trẻ: khinh, nỡ, xô...
+ 2 dòng cuối biểu cảm trực tiếp: nỗi ấm ức.
- Đoạn 3:
+ 6 câu đầu: tả cảnh đêm mưa ướt.
+ 2 dòng cuối: biểu cảm liệu có phải nỗi khổ cuối cùng.
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp: ước mơ cao cả, nhân đạo.
=> Đối tượng biểu cảm: căn nhà bị gió thu phá.
-> Tác giả sử dụng phương thức miêu tả, tự sự để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm tình cảm, cảm xúc.
* Ghi nhớ: SGK.
2. Xét ví dụ 2:
- Miêu tả bàn chân bố.
- Kể chuyện bố ngâm chân.
- Kể chuyện bố đi sớm về khuya.
-> Cảm xúc thương bố.
=> Miêu tả, tự sự trong hồi tưởng -> Khơi gợi cảm xúc.
=> Choùn loùc chi tieỏt bieồu caỷm gụùi caỷm xuực ủeồ taỷ , keồ nhaốm muùc ủớch bieồu caỷm. 
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
Bài 2:
- Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
- Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ; hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết.
4. Củng cố:
Đánh dấu (X) vào phương án đúng nhất:
A. Dùng phương thức tự sự, miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
B. Tự sự, miêu tả để dựng lại câu chuyện, dàn dựng câu chuyện.
C. Tự sự, miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm. Tìm 1 đoạn văn có sử dụng yếu tố tự sự. miêu tả, biểu cảm. Chỉ rõ các yếu tố đó?
- Viết 1 đoạn văn biểu cảm chủ đề tự chọn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
- Soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học tìm hiểu trước bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao, hãy chỉ ra các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm... trong bài văn.
-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 11 VAN 7 CHUAN.doc