Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

- Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị.

2. Kỹ năng:

- Đọc –hiểu và phân tích bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh về tình cảm bà cháu sâu sắc thiêng liêng.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	14
Tiết:	53+ 54 	Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA
	- Xuân Quỳnh -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về tình cảm bà cháu sâu sắc thiêng liêng.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	Đọc thuộc và diễn cảm 2 bài thơ Rằm tháng giêng, Cảnh khuya; cho biết cảm nhận của em về bác qua 2 bài thơ đó.
	3. Giới thiệu bài mới.
Tiếng gà trưa, một âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên, khơi gợi trong lòng người đọc những suy nghĩ. Theo âm thanh ấy Xuân Quỳnh đã dẫn ta về kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Cảm nhận được trái tim chân thành, tha thiết của Xuân Quỳnh qua bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Cho biết vài nét về tác giả Xuân Quỳnh?
GV đọc bài thơ -> Gọi HS đọc lại.
GV: Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ?
HS: 
=> Xuân Quỳnh hướng vào lòng yêu nước, tình thần chiến đấu, khai thác những cảm xúc gần gũi, bình dị.
 GV: Bài thơ viết theo thể thơ gì? Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
HS: 
Thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn)
- Đoạn 1: 6 khổ đầu -> Trên đường hành quân chiến sĩ nghe tiếng gà và nhớ lại kỉ niệm xưa.
- Đoạn 2: 2 khổ còn lại -> tiếng gà khắc sâu thêm tình cảm của tac 1giả đối với quê hương, đất nước.
GV: Em hãy nhận xét cách gieo vần về số câu trong mỗi khổ?
HS: Khổ 1,2,3,5,8 biến đổi linh hoạt ; Khổ 2,3,4,7 câu đầu có 3 chữ.
GV: Cảm hứng của bài thơ khơi gợi từ việc gì? Bài thơ diễn biến như thế nào?
HS: Nghe tiếng gà nhớ kỉ niệm thơ ấu, nhớ bà.
Trên đường hành quân, chợt nghe tiếng gà nhảy ổ tác giả nhớ kỉ niệm thời thơ ấu, 
GV: Tác giả nghe được âm thanh này trong hoàn cảnh nào?
HS: Trên đường hành quân xa.
GV: Tác giả cảm nhận gì khi nghe tiếng gà? Qua đây em thấy điều gì tác giả cảm nhận trong hiện tại?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong làng thơ hiện đại Việt Nam.
- Bài Tiếng gà trưa viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, lần đầu in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
2. Bố cục:
II. Phân tích
1. Nguồn cảm hứng của tác giả.
- Tiếng gà trưa “Cục  cục tác  cục ta”.
- Trên đường hành quân, bên xóm nhỏ.
 Xao động nắng trưa 
Nghe Bàn chân đỡ mõi
 Kỉ niệm tuổi thơ ùa về 
Tuần:	14
Tiết:	53+ 54 	Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA
	- Xuân Quỳnh -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên bình dị.
2. Kỹ năng:
- Đọc –hiểu và phân tích bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh về tình cảm bà cháu sâu sắc thiêng liêng.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Giới thiệu bài mới.
Qua bài thơ, “tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần? Qua khổ thơ, hình ảnh nào sống lại trong lòng tác giả?
? Con gà mái được tác giả miêu tả như thế nào?
HS: 4 lần => Ổ trứng và con gà mái =>Khắp mình hoa đóm trắng  lông óng như màu nắng.
GV: Tác giả dùng nghệ thuật gì trong cách miêu tả trên?
HS: So sánh , Điệp từ => 
GV: Bức tranh trong kí ức tác giả như thế nào? 
HS: Lộng lẫy
GV: Vì sao đứa cháu bị bà mắng? Tại sao nhìn gà đẻ lại bị bà mắng? Bà mắng như vậy tâm trạng cháu như thế nào?
HS: Đứa cháu nhìn gà đẻ. => Sợ lang mặt => Rất lo lắng 
GV: Qua chi tiết này cho thấy đứa cháu như thế nào?
HS: Hồn nhiên và ngây thơ
GV: Khi cháu làm điều không phải thì bà đã làm gì?
HS: Bảo ban, nhắc nhở
GV: Qua tiếng gà trưa lần ba, hình ảnh nào gợi lên trong tác giả?
HS: Hình ảnh bà hiện lên
Gv: Qua chi tiết này cho thấy tình cảm bà cháu đối với nhau như thế nào?
HS: Bà rất thương yêu cháu.
GV: “Tiếng gà trưa” ở khổ 4, kỉ niệm nào gợi lại? Tại sao tác giả đem ổ trứng vào giấc mơ của mình?
HS: Ổ trứng hồng
GV: Trong cuộc đời của mình có bao giờ em đem giấc mơ của mình vào giấc ngủ không?
HS: 
GV: Qua đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
HS: Niềm vui sướng và hạnh phúc.
GV cho HS đọc lại khổ thơ cuối.
GV: Mục đích người cháu chiến đấu vì ai?
HS: Vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, vì ổ trứng hồng.
GV: Tác giả dùng nghệ thuật gì trong khổ thơ này?
Ý chí chiến đấu của tác giả như thế nào?
HS: Điệp từ => Ý chí chiến đấu của tác giả
Văn bản Tiếng gà trưa là bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc lòng người. Theo em đó là cảm xúc nào ?
+ Tình yêu loài vật
+ Tình yêu thương bà
+ Tình yêu gia đình, quê hương đất nước
II. Phân tích
1. Nguồn cảm hứng của tác giả
2. Hình ảnh, kỉ niệm tuổi thơ và tình bà.
a. Lần một.
 Ổ trứng
Hình ảnh
 Con gà mái
 “Khắp mình lông óng
  trắng”  nắng”
- Này -> Điệp từ
=> Bức tranh kí ức lộng lẫy.
b. Lần hai
- Bà mắng yêu –> nhìn gà đẻ -> cháu lo lắng.
=> Tâm trạng ngây thơ, hồn nhiên, khờ dại của cháu -> Bà bảo ban nhắc nhở răn dạy cháu.
c. Lần ba
 khum tay soi trứng
- Hình ảnh bà lo đàn gà toi
 Mong trời đừng sương muối
=> Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh 
nghèo khó -> Bà dành trọn tình
 thương yêu cho cháu.
d. Lần bốn: 
- Nằm mơ -> ổ trứng hồng.
=> Niềm vui sướng, hạnh phúc theo chân tác giả trên bước đường chiến đấu.
3. Khẳng định mục đích chiến đấu của tác giả.
 Tổ quốc
- Vì (điệp từ) xóm làng
 Tiếng gà, ổ trứng
=> Ý chí chiến đấu của tác giả.
III .Tổng kết :
 ghi nhớ / SGK
IV. Luyện tập.
4. Củng cố.
Đọc bài thơ . Đọc phần ghi nhớ.
	5. dặn dò:
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn bài Điệp ngữ.
Tiết 55	ĐIỆP NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và sử dụng điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
-Bảng phụ ghi 2 khổ thơ ( đầu và cuối) bài thơ Tiếng gà trưa.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở soạn bài.
	3. Giới thiệu bài mới.
Khi tiếp xúc tác phẩm văn học, các em đã bắt gặp một số tác phẩm văn học có những từ ngữ lặp đi lặp lại với mục đích nào đó nhằm gây sự chú ý, gây ấn tượng sâu sắc đó là phép điệp ngữ ta sẽ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
+ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
 Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
+ Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.
GV: Chỉ ra những từ lặp lại nhiều lần trong hai đoạn trên ?
HS: Tự gạch.
GV: Cảm xúc của em khi đọc hai đoạn trên ?
HS: 
+ Đoạn một hay hơn nhấn mạnh nỗi nhớ, tình cảm.
+ Đoạn hai có tính chất nặng nề do lặp từ
GV chốt: Điệp ngữ là phương tiện để biểu cảm. 
GV:Trong văn bản Tiếng gà trưa đoạn đầu– đoạn cuối từ nào được lặp lại ?
HS: Nghe, vì, khổ thơ.
GV: Việc lặp lại ấy có tác dụng gì ?
HS: Làm nỗi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
Bài tập: Xác định điệp ngữ
Ở đâu nghèo đói gọi xung phong
Lon nước, mo cơm lội khắp đồng,
Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến, 
Tay súng, tay cờ lại tiến công!
 (Tố Hữu)
GV: Vị trí các từ “Vì” có đứng liền kề nhau không? VD2, vị trí các từ “rất lâu” đứng như thế nào? VD3 vị trí các từ đứng như thế nào?
Vì lòng yêu Tổ quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
=> Điệp ngữ cách quãng.
 Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
=> Điệp ngữ nối tiếp
Cùng trông  thấy
 Thấy  ngàn dâu
 Ngàn dâu  màu
=> Điệp ngữ chuyển tiếp
GV: Vậy có mấy dạng điệp ngữ?
HS: ghi nhớ
Bài tập: Xác định điệp ngữ và nêu tác dụng.
Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa. . . !
BT 1: Tìm điệp ngữ
a/. Một dân tộc đã gan góc => Khẳng định ý chí, bản lĩnh của dân tộc ta.
b/. Dân tộc đó phải được => Nhấn mạnh quyền tự do bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
c/. Trông (9 lần) => Nhấn mạnh sự lo lắng của người nông dân xưa.
BT 2: Tìm điệp ngữ và cho biết thuộc dạng điệp ngữ gì?
- Xa nhau => Điệp ngữ cách quãng
- Một giấc mơ => Điệp ngữ nối tiếp
BT 3: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa lay ơn. Ngày Phụ nữ quốc tế em sẽ hái hoa tặng mẹ và tặng chị em 
?
I. Tìm hiểu bài
1. Điệp ngữ và tác dụng
a. Ví dụ
Nghe, vì, khổ thơ. à Điệp ngữ 
à Láy đi láy lại nhiều lần một từ, một ngữ trong câu, trong đoạn(Một cách có nghệ thuật)
b. Ghi nhớ: 
2. Các dạng điệp ngữ.
a. Ví dụ
b. Ghi nhớ
 Ghi nhớ: 
II. Luyện tập:
4. Củng cố. 
-HS nhắc lại các ghi nhớ SGK/ 152. Học bài. 
- Cho biết đoạn trích có phải tác giả sử dụng điệp ngữ không? Vì sao em biết ?
 “ Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ . . . ]
	5. Dặn dò: 
- Soạn bài: Luyện nói phát biếu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Tiết:	56	LUYỆN NÓI
 PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ trước tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
	- HS : Bài chuẩn bị bài nói của một trong 2 bài thơ Bác Hồ : Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
	- GV : dàn bài nói cho cả 2 bài thơ trên.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra lí thuyết về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
	3. Giới thiệu bài mới.
Trước khi bước vào bài viết số 3. Bài viết cuối cùng của văn bản biểu cảm chúng ta sẽ tập luyện nói về văn biểu cảm. Trong tiết học này, các em sẽ nêu lên những cảm xúc, những suy nghĩ của mình, tức là sự cảm nhận, cảm thụ đối với tác phẩm văn học đã học cụ thể qua hai bài: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
a.GV ghi đề bài lên bảng.
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Cảnh khuya; Rằm tháng giêng.
 GV nêu yêu cầu của tiết học:
* Cách tiến hành:
- Trao đổi theo nhóm về bài luyện nói chuẩn bị ở nhà.
- Cử người đại diện nhóm ( chú ý đến những em chưa mạnh dạn nói trước tập thể) trình bày bằng hành đọng nói trước lớp.
- Các HS khác chú ý nghe bài trình bày của bạn.
 - Nhận xét và đánh giá bài nói.
* Yêu cầu : nóirõ ràng, mạch lạc, giọng nói tự nhiên, có cảm xúc.
b.Tiến hành nói trước tập thể lớp.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình.
- Lớp nghe, đánh giá, nhận xét.
Dàn bài.
* Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya.
	 Mở bài:
	- Giới thiệu bài thơ ( hoàn cảnh tiếp xúc bài thơ, tác giả bài thơ).
	- Cảm nghĩ chung về bài thơ.
	Thân bài:Nêu cảm nghĩ cụ thể về :
	- Tiếng suối, hình ánh trăng lồng vào cây cổ thụ-> tâm hồn nghệ sĩ trong con người Bác.
	- Tâm trạng của người : nỗi lo lắng của Người trước tình hình đất nước.
	 Kết bài. Tình cảm của em đối với bài thơ.
* Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng.
	 Mở bài.
- Giới thiệu bài thơ ( hoàn cảnh tiếp xúc, tác giả bài thơ).
- Cảm nghĩ chung về bài thơ.
	Thân bài. Cảm nghĩ về:
	- Cảnh đẹp tuyệt vời đêm Nguyên tiêu; cảnh xuân trên sông, nước, trời: đầy sắc xuân;ánh trăng tràn đầy mạn thuyền -> tình cảm, tâm hồn yêu thiên nhiên của bác
- Hình ảnh người chiến sĩ bàn bạc việc nước giữa trời nước núi rừng bao la, nơi sâu thẳm tràn đầy sắc xuân -> Người lo cho dân cho nước nhưng luôn luôn lạc quan, sảng khoái vô cùng ( ung dung thanh cao).
- Cảm nghĩ về thể thơ, hình ảnh thơ	
Kết bài. Suy nghĩ của em về bài thơ,tình cảm của em đối với Bác.
Lưu ý:
Khi nói cần vận dụng các kiến thức đã học về văn biểu cảm: biểu cảm trực tiếp, gián tiếp,các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,
	4. Củng cố.
Nhận xét việc chuẩn bị và trình bày bài nói.
	5. Dặn dò.
- Học bài cũ : Tiếng gà trưa
- Soạn bài : Một thứ quà của lúa non : cốm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc