Giáo án môn Sinh học 7 tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

Giáo án môn Sinh học 7 tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

Bài 12: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh.

- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường, vệ sinh ăn uống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh một số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh.

- HS kẻ bảng “Đặc điểm của ngành giun tròn” vào vở.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 7 tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Ngày soạn: 5/10/2009
Tiết: 13
Bài 12: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường, vệ sinh ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh một số giun tròn, tài liệu về giun tròn kí sinh.
- HS kẻ bảng “Đặc điểm của ngành giun tròn” vào vở.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Đặc điểm cấu tạo và tác hại của giun đũa?
3. Bài học
Hoạt động 1: Một số giun tròn khác
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 14.1; 14.2; 14.3; 14.4, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
- Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người? Chúng có tác hại gì cho vật chủ?
- Trình bày vòng đời của giun kim?
- Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì?
- Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất?
- GV để HS tự chữa bài, GV chỉ thông báo ý kiến đúng sai, các nhóm tự sửa chữa nếu cần.
- GV thông báo thêm: giun mỏ, giun tóc, giun chỉ, giun gây sần ở thực vật, có loại giun truyền qua muỗi, khả năng lây lan sẽ rất lớn.
- Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun kí sinh?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát các hình, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Ngứa hậu môn.
+ Mút tay.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Kí sinh ở động vật, thực vật.
- Tác hại: lúa thối rẽ, năng suất giảm. Lợn gầy, năng suất chất lượng giảm.
+ Biện pháp: giữ vệ sinh, đặc biệt là trẻ em. Diệt muỗi, tẩy giun định kì.
Kết luận:
- Đa số giun tròn kí sinh như: giun kim, giun tóc, giun móc, giun chỉ...
- Giun tròn kí sinh ở cơ, ruột... (người, động vật). Rễ, thân, quả (thực vật) gây nhiều tác hại.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun
Hoạt động 2: Đặc điểm chung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 1 “Đặc điểm của ngành giun tròn”
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài.
- GV thông báo kiến thức đúng trong bảng để các nhóm tự sửa chữa.
- Cá nhân nhớ lại kiến thức. Trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến hoàn thành các nội dung ở bảng.
- Đại diện các nhóm ghi kết quả của nhóm vào bảng 1, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bảng 1: Kiến thức chuẩn
TT
 Đại diện
Đặc điểm
Giun đũa
Giun kim
Giun móc
Giun rễ lúa
1
Nơi sống
Ruột non người
Ruột già người
Tá tràng
Rễ lúa
2
Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu
X
X
3
Lớp vỏ cuticun trong suốt
X
X
X
4
Kí sinh ở 1 vật chủ
X
X
X
X
5
Đầu nhọn đuôi tù.
X
X
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành giun tròn.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của giun tròn.
- GV kết luận 
- GV: Đa số giun tròn sống kí sinh và gây nhiều tác hại đối với con người.
Vậy chúng ta cần có những biện pháp nào để ngăn chặn sự tồn tại, sự phát triển và sự tấn công vào cơ thể con người?
- Yêu cầu nêu được:
+ Hình dạng cơ thể.
+ Cấu tạo, đặc trưng của cơ thể.
+ Nơi sống.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung.
- HS ghi bài
- HS thảo luận và trả lời 
+ Vệ sinh môi trường
+ Vệ sinh cá nhân
+ Vệ sinh ăn uống
Kết luận:
- Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun.
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- Cơ quan tiêu hoá dạng ống, bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu thêm về sán kí sinh.
* Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................ ..............
.............................................................................................................................................. .................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc