Giáo án môn Sinh vật 7 bài 33: Cấu tạo trong của các chép

Giáo án môn Sinh vật 7 bài 33: Cấu tạo trong của các chép

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Bài 33. CẤU TẠO TRONG CỦA CÁC CHÉP

 (Môn sinh vật lớp 7)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Nêu được đặc điểm đời sống của cá chép

 Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước

2. Kĩ năng

 Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức

 Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

 Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn

 Giữ gìn vệ sinh môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ động vật lớp cá

 

docx 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 2506Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh vật 7 bài 33: Cấu tạo trong của các chép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 33. CẤU TẠO TRONG CỦA CÁC CHÉP
 (Môn sinh vật lớp 7)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được đặc điểm đời sống của cá chép
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước
2. Kĩ năng
Kĩ năng quan sát hình ảnh, thu thập kiến thức
Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn
Giữ gìn vệ sinh môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ động vật lớp cá
II. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Mở đầu bài giảng
Ngành động vật có xương sống chủ yếu gồm các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (lớp có vú). Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương với các ngành động vật không xương sống. Vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là động vật có xương sống. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về lớp đầu tiên của ngành động vật có xương sống đó là lớp cá. Đại diện tiêu biểu của lớp cá là cá chép. Cá chép có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua 
Bài 33. CẤU TẠO TRONG CỦA CÁC CHÉP
3. Giảng bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu về cơ quan dinh dưỡng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Cho HS nghiên cứu sgk và đặt các câu hỏi
+ Theo em ở các cơ quan sinh dưỡng gồm có những cơ quan, hệ cơ quan nào?
- Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về hệ tiêu hóa.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm và đặt các câu hỏi
+ Theo em cơ quan tiêu hóa của các thuộc dạng nào?
+ Đặc điểm cơ quan tiêu hóa ở cá là gì?
+ Trình bày đặc điểm cơ quan tiêu hóa ở cá?
- Tiếp theo chứng ta tìm hiểu về hệ tuần hoàn
+ Hệ tuần hoàn có cấu tạo như thế nào?
+ Theo em cá có mấy vòng tuần hoàn?
+ Tại sao nói hệ tuần hoàn của cá là hệ tuàn hoàn kín?
+ Trình bày đường đi của vòng tuần hoàn ở cá?
- Tiếp thao chúng ta tìm hiểu về cơ quan hô hấp
+ Ở cá cơ quan hô hấp là gì?
+ Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ qun hô hấp của cá?
+ Cấu tạo của hệ bài tiết là gì?
+ Theo em hệ bài tiết có chức năng gì?
- Nhở lại kiến thức thực hành trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu nêu được:
+ Nêu được các cơ quan sinh dưỡng
+ Thuộc dạng ống
+ Cơ qun tiêu hóa phân hóa rỏ 
+ Gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.
+ Nêu được cấu tạo hệ tuần hoàn của cá.
+ 1 vòng
+ Máu đi theo một vòng khép kín
+ Trình bày được đường đi của vòng tuần hoàn.
+ Mang
+ Nêu được cấu tạo của mang cá
+ Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết
1. Tiêu hóa
- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, có sự phân hóa rỏ ràng gồm
+ Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: gan, mật, tuyến ruột.
- Chức năng là biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã
- Cá chép có ống hơi thông với thực quản bằng một ống ngắn giúp các chìm nổi trong nước một cách dễ dàng.
2. Tuần hoàn và hô hấp
a. Tuần hoàn
- Gầm tim, mạch máu và mao mạch.
- Tim hai ngăn gồm 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ nối với các mạch thành vòng tuần hoàn kín, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Hoạt động của vòng tuần hoàn: máu từ tâm thất → động mạch chủ bụng → mao mạch mang → động mạch chủ lưng → mao mạch ở các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ
b. Hô hấp
- Hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu thực hiện chức năng trao đổi khí.
3. Hệ bài tiết
- Gồm hai dải thận màu đỏ nằm sát sống lưng
- Chức năng lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài.
Hoạt động 2
Tìm hiểu về hẹ thần kinh và giác quan
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Cho Hs nghiên cứu sgk, quan sát hình 33.2, 33.3 và đặt các câu hỏi.
+ Hệ thần kinh của các gồm những bộ phận nào?
+ Não cá được chia làm mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
+ Cá có những giác quan nào?
+ Chức năng của các cơ quan naỳ là gì?
- Nghiên cứu sgk và quan sát hình trả lời các câu hỏi
- Yêu cầu nêu được:
+ Gồm hai bộ phận, TWTK và dây thần kinh.
+ Não được chia làm 5 phần.
+ Nêu được chức năng của mỗi phần.
+ Nêu được 3 giác quan
+ Chức năng của các giác quan
1. Hệ thần kinh
- Gồm trung ương thần kinh và dây thần kinh 
+ trung ương thần kinh gồm não và tủy sống
+ Dây thần kinh đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan
- Não cấu tạo gồm 5 phần: não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tủy.
2. Giác quan
- Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần
- Mũi: đánh hơi tìm mồi
- Cơ quan đường bên: nhận biết áp lực, tốc độ dòng chảy, vật cản.
4. Cũng cố
- Làm các câu hỏi sgk
5. Dặn dò
- Học bài củ và chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxbài 33.docx