Giáo án Ngữ văn 6 tiết 20: Lời văn đoạn văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 20: Lời văn đoạn văn tự sự

I. YÊU CẦU : Giúp HS :

- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.

- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.

- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc. Nhận ra mối liên hệ: giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng.

 - HS : Đọc – trả lời SGK.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2271Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 20: Lời văn đoạn văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 05 Ngày soạn : 
 Tiết : 20 Ngày dạy : 
 LỜI VĂN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
Tập làm văn 
I. YÊU CẦU : Giúp HS :
- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc. Nhận ra mối liên hệ: giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
 - HS : Đọc – trả lời SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu. 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Em hiểu như thế nào về cách làm bài văn tự sự?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
- GV: GV nêu vấn đề về cách viết lời văn, đoạn văn tự sự -> Dẫn vào bài -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm lời văn, đoạn văn tự sự. 
1. Lời văn tự sự:
a. Lời văn giới thiệu nhân vật 
 VD SGK: a. Mị Nương: lai lịch, tính nết, quan hệ.
b. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh : tên gọi, lai lịch, tài năng.
b. Lời văn kể việc:
 VD: đoạn 3 SGK: sự việc :Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh: hành động, việc làm -> kết quả việc làm.
Ghi nhớ SGK.
2. Đoạn văn tự sự:
Ghi nhớ SGK.
Gọi HS đọc 2 đoạn văn SGK.
Hỏi : Đoạn 1, 2 giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu về điều gì? Nhằm mục đích gì?
Hỏi: Thứ tự các câu vì sao không đảo được? Câu văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ, cụm từ gì? -> rút ra ý 1 ghi nhớ.
- Gọi HS đọc đoạn 3 SGK..
Hỏi: Từ ngữ nào dùng để chỉ hành động nhân vật? Các hành động được kể theo thứ tự nào? Nó đem lại kết quả gì?
- GV nhận xét.
Hỏi: Các hình ảnh trùng điệp “nước ngập cửa..” gây ấn tượng gì cho người đọc.?
- GV khái quát lại vấn đề.
Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào về lời văn kể việc? -> rút ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc thầm lại đoạn1, 2, 3.
Hỏi: Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Tìm câu biểu đạt ý chính đó?
Hỏi: Cho biết mối quan hệ giữa câu chủ đề (ý chính) với các câu còn lại (ý phụ)?
GV nhận xét và nhấn mạnh: mỗi đoạn văn có thể có từ hai câu trở lên nhưng chỉ diễn đạt một ý chính, các câu trong đoạn văn phải kết hợp chặt chẽ với nhau làm nổi bật ý chính.
-> rút ra ghi nhớ.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Đọc SGK.
- HS trả lời cá nhân: giới thiệu lai lịch, tính nết, quan hệ -> nêu tình huống chuẩn bị diễn biến câu chuyện 
- Đọc thầm lại ví dụ. -> nhận xét: các từ: là, có, câu kể ngôi thứ 3 “người ta gọi chàng”.
- HS đọc VD SGK.
- Cá nhân dựa vào đoạn văn phát biểu từ chỉ hành động -> thứ tự thời gian, nguyên nhân kết quả.
-> sự khủng khiếp của lũ lụt.
- HS trả lời ghi nhớ SGK. 
- Đọc thầm đoạn 1, 2, 3 SGK -> cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Nghe.
- Đọc ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. 
 Bài tập 1: 
a. Kể sự việc Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
b. Thái độ các con phú ông đối với Sọ Dừa.
c. Tính nết trẻ con của cô hàng nước.
Bài tập 2: Câu a sai: trật tự các câu sắp xếp không hợp lí.
Bài tập 3: VD:
 - Thánh Gióng là vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
 - Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ.
 - Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
- Gọi HS đọc 3 đoạn văn.
- Yêu cầu xác định nội dung bài tập.
- Gọi 3 HS trả lời.
-> nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
-> nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho lớp đặt câu hỏi theo yêu cầu bài tập 3 (3 nhóm).
- Gọi 3 HS lên bảng -> nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn BT4.
- Gọi một số HS trình bày bài viết -> nhận xét, sửa chữa.
-Cá nhân đọc 3 đoạn văn SGK, xác định yêu cầu bài tập.
- 3 HS đọc SGK trả lời -> lớp nhận xét.
- Đọc + yêu cầu xác định bài tập 2 -> cá nhân trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS đặt câu -> 3 HS lên bảng -> nhận xét.
- Thực hành viết đoạn văn tụ sự -> một số HS đọc bài trước lớp-> nhận xét.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
-Củng cố:
- Dặn dò:
- GV trắc nghiệm lại kiến thức ghi nhớ ( bảng phụ).
- GV củng cố lại nội dung bài.
-Yêu cầu HS:
 + Chuẩn bị: văn bản Thạch Sanh.
 + Trả bài: Sọ Dừa.
- Chọn câu đúng.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
Duyệt
Ngày  tháng  năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docb7-20-LOIVANDOANVANTUSU.doc