Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 21

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 21

A. Mức độ cần đạt:

* Giúp học sinh :

- Bổ sung kiến thức về tác giả tác phẩm văn học hiện đại.

- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm của tác giả đối vớ vùng đất này.

- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức :

- Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng phương Nam.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

 2. Kỹ năng :

- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dung trong văn bản và vận dụng chúng trong khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

 3. Thái độ:

- Thêm yêu quê hương đất nước qua các cảnh đẹp.

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp, ngăn chặn các hành vi phá hoại môi trường.

C. Phương pháp:

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 Ngày soạn:12/01/2013
TIẾT 77,78 Ngày dạy: 14/01/2013 
 Văn bản:
 SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Trích Đất rừng phương Nam) - Tô Hoài - 
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh :
- Bổ sung kiến thức về tác giả tác phẩm văn học hiện đại.
- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm của tác giả đối vớ vùng đất này.
- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức :
- Sơ giản về tác giả, tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
 2. Kỹ năng :
- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
- Đọc diễn cảm phù hợp nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dung trong văn bản và vận dụng chúng trong khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
 3. Thái độ: 
- Thêm yêu quê hương đất nước qua các cảnh đẹp.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp, ngăn chặn các hành vi phá hoại môi trường.
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.	
2. Bài cũ: 
3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: - Gv giới thiệu cho HS một số cảnh đẹp của nước ta nói chung, miền Tây nói riêng rồi dẫn vào bài.
*Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả , tác phẩm:
CTrình bày hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi ?
- GV chốt ý, kết hợp giới thiệu chân dung tác giả.
CVăn bản " Sông nước Cà Mau" có xuất xứ ntn ?
Gv giới thiệu thêm : " Đất phương Nam" là truyện đã được chuyển thể thành phim ( Có thể cho HS xem một đoạn ngắn phim “Đất phương Nam”)
C Văn bản " Sông nước Cà Mau " được viết thể loại nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản :
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc : giọng hăm hở, liệt kê , giới thiệu ; nhanh dần về cuối văn bản .
- Gọi Hs đọc nối tiếp toàn văn bản .
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu chú thích ( đặc biệt chú ý những từ địa phương )
- Gv giới thiệu thêm : Đây là một truyện có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả với thuyết minh , giới thiệu cảch quan một vùng đất .
C Có thể chia văn bản này thành mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- P1:Từ đầu " xanh đơn điệu"-> Nhữnmg ấn tượng chung, ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau.
- P2: Tiếp theo ..." ban mai " -> Các kênh rạch ở vùng cà Mau, đặc biệt là sông Năm Căn.
- P3: phần còn lại: -> Đặc tả chợ Năm Căn đông vui, trù phú.
CTác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong văn bản ? Đâu là phương thức biểu đạt chủ yếu ?
C Nhắc lại nội dung của phần 1?
CNhững dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho ta nhiều ấn tượng khi qua vùng này? Những dấu hiệu đó mang lại ấn tượng ra sao?
CNhững ấn tượng đó được cảm nhận qua các giác quan nào?
=>Thị giác và thính giac -> Hai cơ quan có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những đặc điểm của đối tượng.
C Tác giả dùng thính giác và thị giác để cảm nhận và sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện ấn tượng ban đầu đó?
CVậy dươí ngòi bút của tác giả, em cảm nhận được gì về vùng sông nước Cà Mau?
C Từ đó, em học tập được gì cho việc làm văn miêu tả ?
- Gv liên hệ, tích hợp với phương pháp làm văn miêu tả, bài Vượt thác để giáo dục các em .
* TIẾT 2
- Gv yêu cần Hs theo dõi phần 2.
CCảch sông ngòi, kênh rạch Cà Mau hiện lên ntn ?
C Em có nhận xét gì về cách d0ặt tên kênh rạch ở Cà Mau ? Tại sao người ta lại đặt tên như vây ?
* Thảo luận : C Từ cảnh sông ngòi , kênh rạch và tên của chúng , em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa con người vơí thiên nhiên ?
CDòng sông Năm Căn và rừng đước hiện lên ntn CTác gải đã miêu tả trực tiếp hay gián tiếp trong đoạn văn này ?
CTác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để tả dòng sông Năm Căn và rừng đước ? 
CEm cảm nhận được gì về thiên nhiên nơi đây từ qua việc miêu tả trực tiếp và sử dụng ntn so sánh?
-GV giới thiệu thêm về thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau .
CEm có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu văn " Thuyền chúng tôi thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửu Lớn, xuôi về Năm Căn" 
* Thảo luận : CCó thể thay đổi trật tự của các động từ ấy được không ? Vì sao ?
=> Đt: thoát, đổ, xuôi -> chỉ các trạng thái khác nhau của con thuyền trong những không gian và thời gian khác nhau:(Thoát ra -> thuyền vượt qua nơi khó khăn; đổ ra -> thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng lớn; xuôi về: thuyền nhẹ nhàng trôi theo dòngg nước phẳng lặng)nên không thể thay đổi vị trí của chúng .=> Cách dùng từ vừa tinh tế , vừa chính xác .
- Gv liên hệ, giáo dục HS cách dùng từ rồi giới thiệu chuyển ý sang phần c .
CChợ Năm Căn hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào quen thuộc và chi tiết, hình ảnh nào lạ mắt?
CTác giả đã dùng nghệ thuật gì để đặc tả chợ Năm Căn? Nêu tác dụng? Từ đó em có cảm nhận ntn về cảch chợ Năm Căn?
HS trả lời.
- GV giảng thêm và liên hệ.
 Hướng dẫn HS tổng kết ?
C Khái quát những nét nghệ thuật độc đáo mà tác giả sử dụng trong văn bản?
C Theo em, tác giả phải là người ntn mới tả được những hình ảnh độc đáo về sông nước Cà Mau như vậy ?
=> Không chỉ am hiểu về vùng đất Cà Mau mà còn yêu thiết tha nơi đây.
- Gv liên hệ, giáo dục các em tình yêu quê hương.
CTừ văn bản này, em hiểu được gì về mảnh đất phương Nam ?
 Hướng dẫn HS luyện tập :
- HS độc lập viết đoạn văn trình bày cảm nhận cảu bản thân về vùng sông nước Cà Mau .
- Gv thu 3 bài, chấm nhanh và sửa lỗi cho HS ( nếu cần ).
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học: 
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
 I. Giới thiệu chung :
1. Tác gia : 
Đoàn Giỏi (1926 – 1989) quê ờ Tiền Giang, là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm : 
- Xuất xứ: Sông nước Cà Mau trích từ Đất rừng phương Nam.
- Thể loại: truyện ngắn.
II. Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục : 3 phần .
2.2. Phương thức biểu đạt : Miêu tả kết hợp thuyết minh.
2.3. Phân tích :
a. Ấn tượng ban đầu về sông nước Cà Mau :
- Sông ngòi, kênh rạch chi chiết như mạng nhện .
- Trên trời, dưới nước, xung quanh chỉ toàn một màu xanh .
- Tiếng rì rào của sóng biển và của rừng cây .
-> Tả xen kể, liệt kê, so sánh; tính từ chỉ màu sác, trạng thái của cảm giác .
=> Một vùng không gian mênh mông, hoang sơ .
b . Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau :
- Nhiều sông ngòi ,kênh rạch như : Bọ Mắt, Bảy Háp, Ba Khía , Cái Keo, Năm Căn 
-> Tên gọi mộc mạc, dân giã theo tiếng địa phương.
-> Sự kết hợp nhuần nhuyễn tự sự với thuyết minh.
=> Thiên nhiên phong phú ,đa dạng, hoang sơ nhưng gần gũi với cuộc sống của con người .
* Dòng sông Năm Căn :
- Mênh mông, nước chảy ra biển ngày đêm như thác 
- Cá bơi hàng đàn như người bơi ếch 
* Rừng đước :
 - Dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia .
- >Tả thực, so sánh, từ ngữ gợi hình 
=>Thiên nhiên đẹp, hùng vĩ thơ mộng và trù phú 
 c. Cảnh chợ Năm Căn :
- Quen : giống các chợ kề biển khác 
+ Có những túp lều lá nằm cạnh nhà tầng .
+ Gỗ chất thành đống 
+ Rất nhiều thuyền 
- Lạ :
 + Nhiều bến , nhiều lò than 
+ + Nhà bè như những khu phố nổi , chợ nổi trên sông 
- Nhiều dân tộc tham gia , bán đủ thứ .
-> Liệt kê , quan sát kĩ 
=> Cảnh tượng độc đáo , tấp nập , lôi cuốn .
3. Tổng kết : 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc đáo, hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
4. Luyện tập :
 - Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau qua bài " Sông nước Cà Mau"
III. Hướng dẫn tự học: 
 - Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, nắm được đặc sắc nghệ thuật của văn 9 bản. 
- Soan bài : Quan sát, .nhận xét trong văn miêu tả .
E. Rút kinh nghiệm
TUẦN 21 Ngày soạn:02//01/11
TIẾT 79,80 Ngày dạy: 06/01/11 
QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG , SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
TRONG VĂN MIÊU TẢ 
A. Mức độ cần đạt:
* Giúp học sinh:
- Nắm được một số thao tác cơ bản và cần thiết cho việc viết văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét .
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi làm văn miêu tả. 
Biết vận dụng những thao tác trên khio làm văn miêu tả.
 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 
 1. Kiến thức :
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả . 
- Vai trò tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét tropng văn miêu tả.
 2. Kỹ năng :
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản :quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 3. Thái độ :
Có ý thức quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đời sống để khi làm văn miêu tả thêm linh hoạt. 
C. Phương pháp:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.	
2. Bài cũ: 
 CThế nào là văn miêu tả ? Trong văn miêu tả, năng lực nào được thể hiện rõ nhất ?
3.Bài mới :
* Giới thiệu bài: Từ việc kiểm tra bài cũ giáo viên nhận xét và dẫn dắt hs vào bài: để bài văn miêu tả được hay chân thực, sinh động thì người viết cần có những năng lực cơ bản. Vậy đó là những năng lực cụ thể nào ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
*Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: vai trò của quan sát ,tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả :
CNếu hiểu một cách đơn giản thì theo em, thế nào là quan sát, tưởng tượng, nhận xét?
=> Quan sát: chủ yếu là nhìn qua thị giác; tưởng tượng : hình dung ra thế giới chưa có trên cơ sở cái đã có sẵn , đã quan sát được ; nhận xét : đánh giá ( khen , chê ).
- GV gọi HS đoc các đoạn văn trong sgk .
* Thảo luận : CMỗi đoạn văn lần lượt giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật nào ?Đặc điểm đó thể hiện qua những chi tiết , hình ảnh nào cụ thể ?( nhóm 1,2 : đoạn 1; nhóm 3,4 : đoạn 2; nhóm 5,6: đoạn 3)
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận , nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần ).
CHãy đọc những câu văn có sự tưởng tượng, so sánh trong các đoạn văn rồi chỉ ra nét độc đáo trong những liên tưởng, so sánh đó ?
=> ..Thể hiện đúng, cụ thể, rõ ràng hơn đối tượng; tạo nên sự sinh động, giàu hình tượng, mang lại cho người đọc sự bất ngờ, lí thú.
Vd: hoa như lửa hồng: hoa gạo đỏ, lấp ló,khi ẩn, khi hiện .
CTheo em, để có những câu văn với những hình ảnh sinh động nêu trên, người viết phải huy động những năng lực nào?
=>Phải quan sát kĩ, và có năng lực tưởng tượng 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn đầy đủ và đoạn văn bị lược bỏ của Đoàn Giỏi .
CQuan sát hai đoạn văn và tìm những tữ ngữ bị lược bỏ ở đoạn (b)
C Lược bỏ như vậy, ảnh hưởng ra sao đến giá trị của đoạn văn ?
=> ầm ầm như thác;nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch; hai dãy trường thành vô tận => thiếu những động từ, tính từ gợi hình, gợi cảm, những so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn kém khô khan, nhàm chán.
C Vậy muốn viết được những đoạn văn miêu tả hay ta phải làm thế nào?
- HS trả lời – Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ.
- 1 HS đọc ghi nhớ 
 * Bài tập: Quan sát tranh rồi đặt câu có dung hình ảnh so sánh để miêu tả các đổi tượng sau: mặt trăng, mặt trời, cánh đồng lúa.
- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu các em trả lời miệng rồi hướng dẫn sửa bài.
Tiết 2
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn - 1 HS đọc đoạn văn.
CĐoạn văn miêu tả đối tượng nào? Chỉ ra những hình ảnh tiêu biểu trong đoạn văn trên?
- 1HS trả lời – Hs khác nhận xét 
- GV chữa bài ( nếu cần )
Bài 2:
- GV yêu cầu HS độc lập tìm những hình ảnh tiêu biểu ghi ra giấy nháp rồi thu 5 bài của 5 Hs. Sau đó chọn 2 bài, gọi 2 hs có bài làm đó lên trình bày kết quả.
- Gv chữa bài cho các em .
 Bài 4: Liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật :
- Mặt trời như một chiếc mâm lửa ( mâm vàng, thau đồng đỏ ối, chiềng lửaquả cầu lửa )
- Bầu trời sáng trong và mát mẻ như mặt nước hồ mùa xuân ( như khuôn mặt một em bé tỉnh dậy su giấc ngủ dài ,)
- Những hàng cây như đoàn quân thắng và đều tăm tắp ,
- Núi đồi như chiếc bát úp khổng lồ(như lưng con cua kềnh, con ba ba, con rùa ,)
- Buổi sáng, hơi nước bốc lên như một làn khói nhẹ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học: 
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I.Tìm hiểu chung:
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả :
1. Phân tích vd :
a. Đoạn văn của Tô Hoài :
- Tả chàng Dế Choắt: gầy gò, yếu đuối, đáng thương.
- Từ ngữ: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ
 -> Gợi hình 
- So sánh, liên tưởng: Cái chàng Dế Choắt  phiện 
-> Hình ảnh Dế Choắt hiện lên vừa cụ thể vùa đáng thương.
b. Đoạn văn của Đoàn Giỏi: Tả cảnh sông nước Cà Mau nói chung và dòng sông Năm Căn nói riêng:
- Từ ngữ: bủa giăng chi chít, trời xanh,nước xanh, rì rào, bất tận, mênh mông, ầm ầm-> Gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc. 
- So sánh: Sông ngòi, kêng rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện; ngày đêm đổ ra biển như thác.
=> Cảnh sông nước vùng Cà Mau: đẹp, thơ mộng, độc đáo 
c. Đoạn văn của Vũ Tú Nam :
- Từ ngữ: ríu rít, tắp đèn, khổng lồ -> Gợi tả hành động, âm thanh.
- So sánh:  thắp đèn lồng khổng lồ như hàng ngàn ánh nến 
=> Cảnh mùa xuân : đẹp, náo nức ,
= Năng lực quan sát, liên tưởng so sánh, nhận xét của các tác giả rất dồi dà , tinh tế...
d. Đoạn văn bị lược bỏ các từ :(ầm ầm như thác; nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch, nhu hai dãy trường thành vô tận), tức là bị lược bỏ đi những phép so sánh thể hiện sự liên tưởng độc đáo, thú vị của tác giả. Cho nên, đoạn văn trở nên khô khan, không còn sinh động .
2. Ghi nhớ : ( sgk)
II.Luyện tập :
Bài 1
 a. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc:
- Mặt hồ sáng long lanh
- Cầu Thê Húc màu son.
- Đền Ngọc Sơn, gốc đa già 
- Tháp Rùa 
b.Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
- gương bầu dục -> cong cong -> lấp ló -> cổ kính-> xanh um .
Bài 2: Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc của Dế Mèn :
- Cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ 
- Đầu to, nổi từng mảng 
- Răng đen nhánh, nhai ngoằm ngoặp 
- Râu dài, uốn cong 
- Trịnh trọng, khoan thai đưa chân lên vuốt râu.
- Rất đỗi hùng dũng 
III. Hướng dẫn tự học:
- Nắm nội dung bài học (Mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả).
- Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh nhận xét trong một đoạn văn miêu tả.
- Tiếp tục quan sát thế giới quanh ta và đặt 10 câu có dung phép so sánh.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Bức tranh của em gái tôi.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6 TUAN 21.doc