Giáo án Ngữ văn 7 bài 12 tiết 48: Thành ngữ

Giáo án Ngữ văn 7 bài 12 tiết 48: Thành ngữ

BÀI12.TIẾT48

. THÀNH NGỮ.

A Mục tiêu bài học .

 Giúp học sinh :

-Hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ

-GiảI thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ có hiệu quả trong nói và viết .

B.Chuẩn bị ;

Thầy :Soạn bài,tài liệu về thành ngữ hán việt

Trò:chuẩn bị ở nhà.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 bài 12 tiết 48: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:Nguyễn Thế Hanh.
Đơn vị:Trường THCS Mộc Bắc
HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN- PHềNG GIÁO DỤC DUY TIấN
NĂM HỌC 2008-2009
Bài12.Tiết48
. Thành ngữ.
A Mục tiêu bài học .
 Giúp học sinh :
-Hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ
-GiảI thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ có hiệu quả trong nói và viết .
B.Chuẩn bị ;
Thầy :Soạn bài,tài liệu về thành ngữ hán việt
Trò:chuẩn bị ở nhà.
C.Tiến trình bài dạy.
a.ổn dịnh tổ chức:
b.Kiểm tra bài cũ:Lớp 5 các em đã được làm quen với thành ngữ,em nào có thể đọc một vài thành ngữ mà em biết :
-Đẹp như tiên, ,Mèo mù vớ cá rán,đen như cột nhà cháy, Con dại các mang,Miệng ăn núi nở
c.Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
 Vậy thế nào là thành ngữ,sử dụng thành ngữ như thế nào để trả lời được câu hỏi đó .Tiết học ngày hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu.Các em mở sgk/143
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV.Đưa ví dụ lên máy và yêu cầu học sinh đọc.
VD.Nước non lận đận một mình.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
GV?Phần in đậm n là một từ hay một cụm từ.
-Em thưa thầy :Là một cụm từ.
GV? trong cụm từ này,thầy có thể thay đổi 1 số từ ví dụ như thầy thay từ thác =từ bờ;từ ghềnh =từ ruộng có được không?Vì sao?
 -Không thay được vì khi thay đổi sẽ làm cho cụm từ này có nghĩa khác đi.
GV.Khác ở chỗ nào?
 -Thác:Là chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống.
 -Ghềnh:Là chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm ,nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết .Như vậy đi lại rất khó khăn.
-Còn ruộng, bờ:Chỉ nơi tương đối bằng phẳng dùng để cấy cày và không có gì là khó khăn cả .
GV.Như vậy xét riêng cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”Không thể thay đổi một vài từ trong cụm từ này được vì thay đổi sẽ làm cho ý nghĩa của nó khác đi.Đặt trong câu ca dao này thì không thể thay đổi được vì trên là “nước non lận đận một mình” dưới phải là “Lên thác xuống ghềnh” mới phù hợp và mới miêu tả được đầy đủ về cuộc đời ,thân phận của thân cò.
GV?Giả sử bây giờ thầy lại chêm xen vào cụm từ này một vài từ khác.
-GV đưa lên máy chiếu.
 “Lên thác rồi lại xuống ghềnh” có được không ?vì sao?
-Không được vì nó sẽ phá vỡ kết cấu của câu lục bát và làm cho cụm từ trở lên rườm rà hơn ,không cần thiết .
GV?Theo em ta có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ này như “Lên ghềnh xuống thác”;”Thác ghềnh lên xuống”; “Ghềnh lên thác xuống”được không?vì sao?
-Em thưa thầy đổi vị trí như vậy là không được ,không hợp lí hoặc lủng củng hoặc không rõ nghĩa.
GV.Vậy từ việc không thể thay từ ,không thể chêm xen được không thể thay đổi vị trí của các từ đã tạo nên về mặt cấu tạo của cụm từ này.Em có nhận xét gì về trật tự của cụm từ này.
GV.Thầy và các em vừa xét cấu tạo của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nghĩa của nó?
GV?Theo em câu ca dao “Nước non.bầy nay” muốn diễn tả hình ảnh của nhân vật nào .
-Diễn tả hình ảnh thân cò.
GV.Các em đã được học câu ca dao ở bài những câu hát than thân.Vậy em nào cho thầy biết nhân dân ta đã mượn hình ảnhthân cò để nói về ai.
-Mượn hình ảnh thân cò để gửi gắm vào đó thân phận của những người nông dân nói chung trong xã hội xưa.
GV?ở trên các em đã tìm hiểu thác, ghềnh là nơi như thế nào rồi.Vậy theo em cụm từ lên thác xuống ghềnh muốn diễn tả điều gì.
-Chỉ sự vất vả,gian truân,nguy hiểm,long đong ,lận đận của thân cò hay của chính người nôngdân xưa.
GV?Từ đó em có nhận xét gì về cụm từ này biểu thị .
GV.Điều này chúng ta cũng thấy được ở cụm từ sau.
-GV đưa lên máy “Nhanh như chớp”
GV?Chớp có nghĩa là gì .
-Chớp là luồng ánh sáng phát ra rất nhanh khi trời sắp có mưa .
GV?Vậy nhanh như chớp có nghĩa là gì .
-Có nghĩa là hành động mau lẹ,rất nhanh,rất chính xác.
GVkết luận:Hai cụm từ trên được gọi là thành ngữ .Vậy thành ngữ là gì em nào có thể cho thầy biết.
GV. Đó cũng là nội dung phần ghi nhớ dấu chấm 1/sgk/144.
GV.Các em chú ý ở thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”.Nghĩa của 2 từ thác ghềnh đã cho ta nghĩa khái quát của cả thành ngữ là chỉ sự vất vả gian truân,nguy hiểm ,rồi từ đó lại cho ta thấy được nỗi khổ cực của con người,cụ thể là người nông dân trong xã hội xưa.
GV?Vậy thành ngữ này đã sử dụng phép tu tù gì mà chúng ta đã được học ở lớp 6
-Phép ẩn dụ .
GV?Các em theo dõi tiếp thành ngữ “Nhanh như chớp” đã sử dụng phép tu từ gì .
-So sánh .
GV.Vì sao em cho là phép so sánh :
-Vì có sử dụng từ như.
-Hành động được so sánh với chớp là một hành động rất nhanh và mau lẹ.
GV?Đến đây các em có thể thấy nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào.
GV.Thầy có thêm một thành ngữ như sau.
Đưa lên máy:Bùn lầy nước đọng .
GV?Hãy giải thích nghĩa của thành ngữ này.
-Chỉ nơi bùn lầy và có nước đọng .
GV?Vậy nghĩa của thành ngữ này được hiểu từ đâu. 
-Được hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
GV.Ngoài việc hiểu nghĩa của thành ngữ thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, nghĩa của thành ngữ còn được hiểu như thế nào.
GV.Đó cũng là nội dung phần ghi nhớ dấu chấm 2/sgk/144 
GV.Như các em đã tìm hiểu ,thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định nhưng có phải tất cả những thành ngữ đều có cấu tạo cố định hay không ?thầy mời một em đọc phần chú ý sgk/144 mà thầy đã đưa lên máy.
GV?Đọc phần chú ỳ cho em hiểu thêm được điều gì .
-Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng có một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
GV?Khi biến đổi như vậy nghĩa của thành ngữ có thay đổi không ?vì sao?
-Nghĩa của thành ngữ không thay đổi vì các từ được thay thế đều là những từ đồng nghĩa.
GV.Đúng rồi đấy các em ạ!các từ được thay đều là những từ đồng nghĩa ,so với nghĩa gốc không thay đổi ,không quá xa nhau và số lượng tiếng đều bằng nhau, sự thay đổi này là rất ít và không đáng kể.Có sự thay đổi này là do thói quen dùng từ ở một số địa phương khác nhau và cũng là thành ngữ được nhân dân ta truyền miệng từ xưa đến nay nên nó cũng còn mang tính dị bản .Và dù dùng đứng núi này trông núi nọ ,đứng núi này trông núi khác,đứng núi nọ trông núi kia thì nghĩa của nó vẫn như nhau cả.
->Về nhà các em xem lại cho thầy phần chú ý này trong sgk.
GV.Các em ạ trong vốn thành ngữ tiếng việt có một khối lượng khá lớn các thành ngữ Hán Việt .Giờ học hôm nay thầy muốn hướng dẫn các em một điều.Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ hán việt cần phải tìm hiểu nghĩa của các yếu tố hán việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ hán việt đó .Nhưng quan trọng nhất cũng vẫn là phải hiểu cho được ý nghĩa hàm ẩn của nó.
Thầy có ví dụ đưa lên máy :
Khẩu phật tâm xà->Giải thích thành ngữ này.
 -Khẩu->Miệng ;Phật->ông phật;Tâm->lòng ;Xà->Rắn .
Gv?Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ này là gì.
-Miệng nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm,độc địa.
GV.Đó cũng là chú ý nữa cho các em khi tìm hiểu thành ngữ hán việt .Như vậy chúng ta hiểu thành ngữ rồi và sử dụng thành ngữ như thé nào chúng ta sang phần II
 GV.Đưa 2 ví dụ a,b lên máy và yêu cầu học sinh đọc.
Gv.Các em chú ý câu a.
 GV.Hãy xác định thành phần câu trong 2 dòng thơ trên
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
 CN VN1 
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 VN2 (Hồ Xuân Hương)
 GV?Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu.->Vị Ngữ
GV.Thành ngữ tắt lửa tối đèn trong ví dụ trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trước nó.
-Anh đã nghĩ thương em như thế thì haylà anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh,phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang 
(Tô Hoài)
-Bổ sung ý nghĩa cho danh từ khi 
GV.khi bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước thì nó tạo thành cụm danh từ.
GV?Vậy thành ngữ có thể làm thành phần gì trong cụm danh từ.
-Làm phụ ngữ cho cụm danh từ 
GV.Thầy có ví dụ sau,em hãy xác định thành phần câu.
 No cơm ấm áo là mơ ước của mọi người .
 CN VN
GV?Trong câu này thành ngữ giữ vai trò gì trong câu.
-Chủ ngữ.
GV.Như vậy qua việc phân tích ba ví dụ trên em hãy nhận xét một cách khái quát nhất cho thầy về vai trò của thành ngữ trong câu.
GV?Thầy có câu sau? Tìm thành ngữ
Bạn Hàng đi chậm như rùa.
 đt
GV?Thành ngữ này bổ sung ý nghĩa cho từ nào trước nó.
-Cho động từ đi.
GV>Và khi bổ sung ý nghĩa cho đt đứng trước thì nó tạo thành cụm động từ.
GV?Vậy thành ngữ này giữ vai trò gì trong cụm động từ.
-Làm phụ ngữ cho cụm động từ.
-GV?Các em hãy đọc lại tất cả các thành ngữ mà chúng ta vừa tìm hiểu và nhớ lại cả 10 thành ngữ mà chúng ta đã học ở bài từ trái nghĩa trong bài tập số 3/tr129 các em có nhận xét gì về số tiếng trong một thành ngữ.
-Thành ngữ ngắn gọn ,hầu như chỉ có 4 tiếng ,có những thành ngữ chỉ có 3 tiếng.
GV?trở lại với thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong bài thơ bánh trôi nước của HXH,em hiểu như thế nào về thành ngữ này 
-Gợi cho ta thấy sự long đong vất vả,phiêu dạt.
GV?Em hãy so sánh “bảy nổi ba chìm” với “long đong,phiêu dạt” cách nào hay hơn ?vì sao?
-Sử dụng thành ngữ hay hơn và mang tính biểu cảm cao.
GV.Các em đã được học hai câu thơ trong bài thơ btn của hxh rồi Em nào hãy phân tích cái hay của thành ngữ bảy nổi ba chìm.
-hồ XuÂn Hương đã mượn hình ảnh của chiếc bánh trôI nước khi nuộc bánh còn sống thì chìm ,khi chín thì nổi .Vì số viên bánh cho vào nồi không cùng một lúc nên mới có hiện tượng bảy viên nổi ba viên chìm.Qua đó hXH muốn nói về thân phậncủa người phụ nữ dưới chế độ xhpk xưa và cuộc sống lông đong,vất vả của họ .
GV?Điều này cho thấy khi thành ngữ được sử dụng trong thơ văn nó đã góp phần làm cho bài văn,bài thơ có giá trị ntn?
GV.Tất cả những nội dung mà thầy và các em vừa phân tích đã được thầy chốt lại trong phần ghi nhớ 
I.Thế nào là thành ngữ.
1.Ví dụ :
àTrật tự các từ cố định ,khó thay đổi.
-Cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
=>.Nghĩa của thành ngữ thường thông qua một só phép tu từ như ẩn dụ, so sánh
ốNghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
*Ghi nhớ:SGK/144
II.Sử dụng thành ngữ
1.Ví dụ:Sgk/144
2.Nhận xét.
.Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ .
Cụm động từ
.Thành ngũ ngắn gọn, 
Có tính biểu cảm cao.
-Hàm xúcvà tính hình tượng 
*Ghi nhớ.SGK/152
d. Củng cố: Thế nào là thành ngữ
e.Dặn dũ : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
g. Rỳt kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docThanh Ngu lop 7 tiet 48.doc