Giáo án Ngữ văn 7 Bài 26: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 26: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS nắm được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai

và sự vô trách nhiệm của bạn quan lại dưới chế độ cũ.

- Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ

thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.

2. Kĩ năng:

 - KNCM: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.

 - KNS: HS biết giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bạn quan lại trước nỗi thống khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 1460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 Bài 26: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 7
Tiết 105- 106 Soạn ngày: 01 / 3 / 2011 
Tuần 27 Giảng ngày: 07 / 3 / 2011
Bài 26 SỐNG CHẾT MẶC BAY
 ( Phạm Duy Tốn)
Chân dung nhà văn Phạm Duy Tốn ( 1883 – 1924)
Làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: 
HS nắm được hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai
và sự vô trách nhiệm của bạn quan lại dưới chế độ cũ.
Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ
thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
Kĩ năng:
 - KNCM: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
 - KNS: HS biết giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bạn quan lại trước nỗi thống khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.
 3. Thái độ: HS tự nhận thức được giá trị của tinh thần, trách nhiệm với người khác, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.
 B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Soạn bài, foto 2 bức tranh trong SGK, foto tranh sưu tầm về chống lũ lụt ngày nay, chuẩn bị bảng phụ ghi nội dung kiến thức. 
 - Học sinh: soạn bài, tập kể sáng tạo bằng ngôi kể thứ nhất là nhân vật quan phụ mẫu.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.
 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh dân phu cứu đê được thể hiện trong phần đầu của văn bản: “ Sống chết mặc bay”?
 3. Bài mới: GV treo hai bức tranh là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn vất vả trước nguy cơ đê vỡ và tranh cảnh quan phủ cùng nha lại lao vào cuộc tổ tôm và giới thiệu bài: 
.
Cảnh ngoài đê
Cảnh trong đình
Hoạt động của thầy - trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
Dựa vào chí thích để giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn Sống chết mặc bay
Cho biết vài nét về tác giả,tác phẩm?
GV cho HS đọc và tóm tắt văn bản.
Hãy tóm tắt truyện?
Có thể chia tác phẩm thành 3 đoạn:
_ Đoạn 1:(gần1giờ đêm..khúc đê này hỏng mất):nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
_ Đoạn 2: (ấy lũ con dân..Điếu này):cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “hộ đê”.
_ Đoạn 3:(còn lại):cảnh đê vỡ,nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảnh quan phủ và bọn nha lại hộ đê ở trong đình.
Yêu cầu học sinh theo dõi sgk đoạn 2 từ “ Ấy lũ con dân  Điếu mày!” và trả lời câu hỏi:
? Theo em, quang cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?
( đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng)
? Qua những chi tiết đó, em có nhận xét gì về quang cảnh trong đình?
? Trong cảnh đó nổi bật lên hình ảnh trung tâm nào? ? Tìm những chi tiết miêu tả tên quan phủ: đồ dùng, cử chỉ lời nói, thái độ lúc “đi hộ đê”?
 (Dáng ngồi oai vệ: tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra cho tên người nhà quỳ xuống đất mà gãi, bên cạnh ngài mé tay trái, bát yến hấp đường phiên để trong khay khảm, khói nghi ngút  tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng).
? Qua những cử chỉ và lời nói đó của quan, em hiểu gì về quan?
( thờ ơ, vô trách nhiệm, hách dịch, thích hưởng lạc).
? Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của bọn nha lại? Thầy đề run lập cập nhưng vẫn phải theo lệnh quan, chơi bài như một cái máy.
GV liên hệ: ngày nay, trước tình cảnh mưa gió, lũ lụt, những người lãnh đạo trong Dảng và chính phủ đã có những biện pháp, chính sách cụ thể với từng vùng bị thiên tai ấy. Thậm chí, có nhiều cán bộ lãnh đạo, trưởng các ban ngành đã xuống tận nơi xảy ra thiên tai để tìm cách khắc phục hậu quả. GV giới thiệu tranh về phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đi thăm vùng sạt lở ở huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam năm 2010.
? Để nói về cảnh trong đình và ngoài đê như trên thì tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Giáo viên định nghĩa, giải thích về phép tăng cấp.
? Phép tăng cấp được thể hiện như thế nào trong hai cảnh tương phản: mưa gió, nước dâng cao- dân phu hộ đê và cảnh trong đình? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
Sau khi học sinh liệt kê, so sánh, phát biểu, giáo viên hệ thống bằng bảng đối sánh sau: 
I.Đọc tìm hiểu chung 
1.Đọc 
2.Chú thích
a)Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883- 1924) quê quán Hà Nội.
b)Tác phẩm
“Sống chết mặc bay”được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam.
Tóm tắt
Bố cục.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh ngoài đê: 
Khúc đê thắm lâu,nguy cơ sắp vỡ
Mưa tầm tảànước sông dâng lên caoàkhúc đê núng thếàtrống đánh ốc thồiàtiếng người xao xác gọi,nhốn nháo căng thẳng
Mưa gió ầm ầm dân phu rối rít,trăm họ vất vả lầm thang
Nước tràn lênh lángàxoáy thành vựcànhà trôi lúa ngậpàkẻ sống không chỗ ở,kẻ chết không chỗ chôn
2. Cảnh trong đình.
- Quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
- Hình ảnh quan phụ mẫu: dáng ngồi oai vệ, uy nghi, chễm chệ, có kẻ hầu người hạ, cử chỉ hách dịch, gắt quát
+ Say mê đánh tổ tôm.
+Thái độ khi có người báo tin đê vỡ: đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe dọa..và tiếp tục chơi bài cho đến khi ù to. 
“ Ù, thông tôm, chi chi nảy”àniềm vui tàn bạo, phi nhân tính.
ðPhép tăng cấp làm rõ thêm tâm lí,tính cách xấu xa của nhân vật: thờ ơ, vô trách nhiệm, hách dịch, thích hưởng lạc
- Nghệ thuật: tương phản, phép tăng cấp.
Cảnh ngoài đê
Cảnh trong đình
T.Gian
Gần một giờ đêm
Đ.Điểm
Khúc đê thắm lâu, nguy cơ sắp vỡ
Trong đình vững chắc
Quang cảnh
- Mưa tầm tãà nước sông dâng lên caoà khúc đê núng thếà trống đánh ốc thổi à tiếng người xao xác gọi, nhốn nháo căng thẳng
-Mưa gió ầm ầm dân phu rối rít, trăm họ vất vả lầm than.
- Đèn thắp sáng trưng,nha lệ lính tráng đi lại rộn ràng,quan phủ cùng nha lại đánh tổ tômà tĩnh mịch, trang nghiêm,đường bệ, nguy nga.
- Say sưa đánh tổ tôm, kẻ trên người dưới nghiêm trang như thần như thánh.
Đê vỡ
Nước tràn lênh lángà xoáy thành vựcà nhà trôi lúa ngậpà kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không chỗ chôn
Không hề lo lắng, không ngừng chơi bàià quát nạt dọa dẫm.
Phép đối lập – tương phản và tăng cấp có tác dụng:
+ Làm cho câu chuyện càng đọc càng hấp dẫn, nút truyện càng thắt chặt, mâu thuẫn càng bị đẩy tới cao trào.
+ Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ rệt.
Hoạt động của thầy - trò
Ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung bài học.
? Hãy phát biểu chung về giá trị nghệ thuật và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay?
? Địa phương em, trường em, bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng nhân đạo, tinh thần tương thân, tương ái với đồng bào miền Trung – nơi thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt?
( quên góp quần áo, sách vở...)
? Về nghệ thuật, truyện hấp dẫn người đọc ở những yếu tố nào?
? Trong khi kể chuyện, tác giả đã xen kẽ lời bình và biểu cảm qua những chi tiết nào?
? Nhận xét về ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu và tính cách của y?
GV liên hệ: Dân gian có câu “ đất rắn trồng cây khẳng khiu, những người thô tục nói điều phàm phu”. Từ đó em rút ra điều gì khi nhận xét tính cách con người qua lời nói?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập.
Gv treo bảng phụ kẻ bảng thống kê trong SGK và yêu cầu HS đánh dấu như yêu cầu của bài tập.
? Yêu cầu HS kể sáng tạo truyện bằng cách đổi sang ngôi kể thứ nhất là viên quan phụ mẫu.
III. Tổng kết
1. Nội dung, ý nghĩa văn bản
Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động.
3. Ghi nhớ ( SGK – trang 83)
IV. Luyện tập
4. Củng cố: Sau khi học văn bản “ Sống chết mặc bay”, em hiểu được gì về tình cảnh người dân sống dưới chế độ thực dân Pháp?
5. Dặn dò: HS học bài, tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ gần nghĩa với câu thành ngữ “ Sống chết mặc bay”.
 Soạn bài “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đi thăm vùng sạt lở ở huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docsong chet mac bay.doc