CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo Lí Lan-Báo yêu trẻ)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng ,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người
B. Tài liệu và thiết bị dạy- học :
- SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7
C. Hoạt động dạy- học :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2.Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7 :
Tiết 1 Ngày soạn: 21/08/2010 Cổng trường mở ra (Theo Lí Lan-Báo yêu trẻ) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh: - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng ,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người B. Tài liệu và thiết bị dạy- học : - SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7 C. Hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức lớp : 2.Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7 : Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 :Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích H. Hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng một vài câu ngắn gọn ? H.Trong văn bản có một số từ như"Háo hức”,”bận tâm”,”nhạy cảm”...em nào có thể giải thích nghĩa của những từ đó? H.Tác phẩm này thuộc kiểu văn bản gì? H.Nêu hiểu biết của em về kiểu văn bản đó? H. Văn bản này có thể chia làm mấy phần ?Nội dung chính mỗi phần ? Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết nội dung văn bản H. Người mẹ đã nghĩ đến con trong thời điểm nào ? H. Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm 2 mẹ con ? H. Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc tâm trạng của người mẹ và đứa con ? H. Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được ? H. Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con ? H. Em cảm nhận được gì qua những việc làm đó của người mẹ ? H. Trong đêm không ngủ tâm trí người mẹ đã sống lại kĩ niệm quá khứ nào? H. Tác giả đã dùng nghệ thuật gì?Tác dụng? H. Qua đoạn văn em hình dung về người mẹ đó như thế nào ? H. Trong đêm không ngủ đó người mẹ còn nghĩ về điều gì ? H. Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không ?Hãy miêu tả quang cảnh ngày hội khai trường của trường em ? H. Sau dòng hồi tưởng về kĩ niệm xưa,người mẹ ấy đã liên tưởng đến nền giáo dục của nước nào?Cảm nhận của em về nền giáo dục của nước bạn qua lời kể đó ra sao? H. Nghĩ về nền giáo dục của nước bạn nhưng thực chất qua đó người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì đến bản thân và xã hội ta? H. Em có suy nghĩ gì về câu nói của người mẹ : " Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra " - Hs thảo luận nhóm - Gv bình: vb là bài ca về tình mẫu tử - bài ca hi vọng về con cái và nhà trường *Tấm lòng của người mẹ ấy đẹp đẽ biết bao,cao cả biết chừng nào.ý tưỡng này của nhà văn Lí Lan thật sâu sắc và nhân đạo biết bao. Hoạt động 3 : H. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản? I. Đọc-chú thích : 1. Đọc : *Đại ý : Bài văn viết về tâm trạng của ngươì mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con 2. Chú thích : * Thể loại -Kiểu văn bản biểu cảm. -Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người. *Bố cục : 2 phần Phần 1 : Từ đầu->vừa bước vào - Nỗi lòng người mẹ Phần 2 : còn lại -Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường II. Hiểu văn bản : 1. Nỗi lòng người mẹ: - Đêm trước ngày con vào lớp một -> Hồi hộp ,vui sướng, hy vọng - Con :" niềm vui háo hức ...->giấc ngủ đến dễ dàng thanh thản như uống một ly sữa" - Mẹ: Thao thức, suy nghĩ - Mẹ trằn trọc không ngủ: + Mừng vì con đã lớn +Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con + Thương yêu ,luôn nghĩ về con - Đắp mền ,buông mùng,lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con - Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ - Đức hy sinh thầm lặng của mẹ - Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ đến trường : mẹ vừa nôn nao vừa hồi hộp ,hốt hoảng ->lòng mẹ rạo rực bâng khuâng xao xuyến -> Dùng từ láy liên tiếp :gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui..., nhớ...,thương... - Vô cùng thương yêu người thân - Yêu quý ,biết ơn trường học - Sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con - Tin tưởng vào tương lai của con... 2. Cảm nghĩ của người mẹ về giáo dục trong nhà trường : - Nghĩ về ngày hội khai trường và vai trò của giáo dục đối với trẻ em(đối với mỗi con người) - Ngày khai trường ở nước ta là ngày lễ của toàn xã hội -Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ,liên tưởng tới một nét văn hoá đẹp của nước nhật. -Đó là một nước có nền giáo dục tiến bộ,toàn xã hội quan tâm chăm lo tới con trẻ,tới nền giáo dục của nước nhà. * Trách nhiệm của bản thân và của toàn xã hội đối với việc chăm lo,giáo dục con trẻ -Thế giới của ánh sáng tri thức. -Thế giới của tình người - Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục - Khích lệ con đến trường học tập - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường - nhà trường mang đến cho con những điều về tri thức , tình cảm , tư tưởng ,đạo lí , tình bạn bè ,tình thầy trò ...ý chí nghị lực,tính thật thà ,lòng dũng cảm...để không ngừng vươn lên phát triển toàn diện III. ý nghĩa của văn bản: * Ghi nhớ (sgk) D. Hướng dẫn học bài ở nhà : -Nắm vững nội dung bài học. Hoàn thành bài luyện tập -Soạn bài “Mẹ tôi”. Gv hướng dẫn cách soạn Tiết 2 Ngày soạn: 21/08/2010 Văn bản: Mẹ tôi (Et-môn-đô-đêA-mi-xi) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Thấy được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái - Giáo dục ý thức và thái độ của Hs đối với gia đình và người lớn tuổi B. Tài liệu và thiết bị dạy học : - SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7 C. Hoạt động dạy học : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : H1: Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trước ngày khai trường giống và khác nhau ntn? Vì sao ? 3. Bài mới : Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích : H. Nêu sự hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ? H. "Khổ hình" ,"vong ân bội nghĩa", "bội bạc" nghĩa là gì ? H. Văn bản này có thể chia làm mấy phần ?Nội dung chính mỗi phần ? A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết nội dung văn bản H. Mẹ tôi thuộc kiểu loại văn bản nào? H. Văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề là "mẹ tôi" ? - Hs đọc P1 ->trả lời H. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào trong vb "mẹ tôi" ? H. Phẩm chất của người mẹ bộc lộ ntn từ các chi tiết đó? H. Cảm xúc của người bố bộc lộ ntn trong những lời văn sau : - "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy" - " trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ " H. Vì sao người bố cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy? H. Theo em nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không ? H. Nếu là bạn cuả En-ri-cô em sẽ nói gì với bạn về việc này ? - Hs đọc P2 ->trả lời H. Hãy tìm những chi tiết thể hiện lời khuyên sâu sắc của người bố đối với người con của mình? H. Em có suy nghĩ gì về lời khuyên " con hãy nhớ...hơn cả" H. Từ những lời khuyên đó em thấy người bố của En-ri-cô là một con người ntn ? - Hs đọc P3->trả lời H. Trong đoạn văn cuối những lời lẽ nào của người bố đáng chú ý? H. Trong những lời nói đó ,giọng điệu của người bố có gì đặc biệt? H. Em suy nghĩ ntn về lời khuyên của người bố"con phải xin lỗi mẹ ,không phải vì sợ bố mà do sụ thành khẩn trong lòng" H. Tình cảm của người bố được bộc lộ ntn từ câu nói "Bố rất yêu con.....còn hơn thấy con bội bạc" H. Em có đồng tình với một người bố như thế không ? Vì sao? H. Theo em vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố ? A. Thư của bố gợi nhớ những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô B. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố C. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố trong việc bảo vệ tình cảm gia đình D. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ E. Vì En-ri-cô sợ bố - Hs thảo luận nhóm H. Theo em tại sao người bố K0 trực tiếp nói với En-ri-cô mà phải viết thư Hoạt động 3: H. Qua bài văn tác giả muốn gửi gắm điều gì ? H. Từ vb: mẹ tôi em cảm nhận được điều gì về tình cảm con người? - Gv chốt nội dung bài học - Hs đọc ghi nhớ sgk I. Đọc-chú thích: 1. Đọc: giọng tình cảm,tha thiết và nghiêm 2. Chú thích : -ét-môn-đô đơ A-mi-xi,tiểu thuyết gia,nhà văn viết truyện ngắn ,nhà thơ,tác giả của những cuốn sách truyện trẻ em nổi tiếng. -Ông sinh năm 1846 tại vương quốc Sác-đi-ni-a và mất năm 1908 tại ý. -Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn truyện trẻ em đầy cảm xúc “Những tấm lòng cao cả”được viết theo dạng nhật kí của một nam sinh, cuốn sách được dịch ra hơn 25 thứ tiếng. - Khổ hình : hình phạt nặng nề,tàn nhẫn... - Vong ân bội nghĩa :quên ơn, phản lại... - Bội bạc : phản lại người tốt... *Bố cục : 3 phần +P1: Từ đầu->ngày con mất mẹ -> Hình ảnh người mẹ +P2: Tiếp->tình thương yêu đó -> Những lời nhắn nhủ dành cho con +P3: Còn lại -> Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con II. Hiểu văn bản : - Kiểu văn bản : biểu cảm - Tác giả đặt cho văn bản ,tuy người mẹ trực tiếp không xuất hiện nhưng đây là tiêu điểm mà các nhân vật đều hướng tới . Qua bức thư ,thấy được hình tượng cao cả và lớn lao của người mẹ 1. Hình ảnh người mẹ: - Thức suốt đêm ...lo sợ mất con ...sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con... - Hết lòng thương yêu và chăm sóc con ,dành hết tình thương cho con ->Quên mình vì con * Cảm xúc người bố: - Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư - Hết mực yêu quý,thương cảm mẹ của En-ri-cô - Vì bố vô cùng yêu quý mẹ và con - Bố đã thất vọng vô cùng vì con hư phản lại tình yêu của cha mẹ - Làm trái tim người mẹ ,đau khổ lên gấp bội phần... - Hs bộc lộ cá nhân 2. Những lời nhắn nhủ của người bố - Dù có khôn lớn...mẹ đau lòng - Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh ....khổ hình - Con hãy nhớ...tình thương yêu đó ->Tình cảm tốt đẹp đáng tôn thờ là tình cảm thiêng liêng ->Trong nhiều tình cảm cao quý ,tình yêu thương kính trọng cha mẹ là thiêng liêng hơn cả - Là người vô cùng yêu quý tình cảm gia đình và có được tình cảm thiêng liêng,không bao giờ làm điều xấu để phải xấu hổ,nhục nhã 3. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của người con: - Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ - Con phải xin lỗi mẹ - Hãy cầu xin mẹ hôn con - Thà rằng bố không có con ,còn hơn thấy con bội bạc với mẹ ->Giọng điệu dứt khoát như ra lệnh,nhưng cũng vừa mềm mại như khuyên nhủ - Người bố muốn con thành thật - Con xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng ,vì thương mẹ,chứ không vì nỗi khiếp sợ ai - Người bố hết lòng thương yêu con nhưng còn là người yêu sự tử tế,căm ghét sự bội bạc - Là người bố có tình yêu ,ghét rõ ràng -En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố - Đáp án đúng A , B , C ->Tế nhị , kín đáo , chỉ riêng người mắc lỗi biết không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng III. Tổng kết: - Bài học về cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội + Con cái không nên hư đốn ,không được chà đạp lên tình cảm bố mẹ + Tình cảm bố mẹ dành cho con là một tình cảm thiêng liêng cao cả * Ghi nhớ:(sgk) D. Hướng dẫn học bài ở nhà ... c phẩm trữ tình phải theo con đường nào, có những điều kiện gì và những phương pháp, biện pháp nào? ? Có thể nào chỉ căn cứ vào bản thân văn bản hoặc ngược lại không cần đọc ý văn bản mà có thể hiểu đúng và sâu sắc được hay không? ? Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc, lại thích ngâm, có khi lại thích hát (phổ nhạc)? - Học sinh lựa chọn - Giáo viên gọi một học sinh lên bảng khoanh tròn đáp án em lựa chọn - Đáp án: ý kiến không chính xác a, e, i, k Từ cần điền: a, tập thể, truyền miệng - Lục bát - So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, cường điệu, nói giảm, câu hỏi tu từ, chơi chữ.... - Đại diện trình bày hoặc các nhóm đổi bài và nhận xét, bổ sung cho nhau. - Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. - Học sinh - Ca dao trữ tình: tác phẩm của tập thể - Thơ: tác phẩm của cá nhân - Trực tiếp và gián tiếp - Học – hiểu – suy ngẫm – cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm. - Không thể - Mới cảm nhận được cái hay của nó. Hoạt động 2: Luyện tập 1. Trình bày nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ sau - Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên - Bụi một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông 2. Viết một bài biểu cảm ngắn về tác phẩm trữ tình? - Giáo viên gọi học sinh đọc: - Tâm sự lo cho dân cho nước của một vị quan thương dân yêu nước luôn thường trực canh cánh bên lòng - Thơ viết theo thể lục bát biến thể - Học sinh làm nhận xét - Bổ sung D .Hướng dẫn học bài ở nhà : - Ôn tập kỹ nội dung - Hoàn thành bài tập 2 vào vở; làm bài tập 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 192. Tiết 68 Ngày soạn: 2/ 01/2011 Ôn tập phần Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức về: - Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy). - Từ loại ( Đại từ, quan hệ từ). - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đống âm, thành ngữ. - Từ Hán Việt. - Các phép tu từ. 2. Kĩ năng: - Giải nghĩa một số yếu tố hán Việt đã học. - Tìm thành ngữ theo yêu cầu. B. Tài liệu và thiết bị dạy học : - SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7 - Giáo án Bảng phụ , phiếu học tập C. Hoạt động dạy học : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài củ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS? 3.Bài mới : GV giới thiệu vào bài Hoạt động 1: Từ phức Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Kiến thức cần đạt ? Thế nào là từ phức? ? Có mấy loại từ phức? ? Thế nào là từ ghép? Có mấyloại? Cho ví dụ? ? Thế nào là từ láy? Có mấy loại? Cho ví dụ? - Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sơ đồ hệ thống từ phức treo lên. - Là từ có hai tiếng trở lên kết hợp với nhau - Có 2 loại: - Từ ghép - Từ láy - Là từ có các tiếng liên kết với nhau về mặt nghĩa - Có hai loại: - Đẳng lập: ăn mặc, núi sông .. - Chính phụ: Cô giáo... - Là từ có hai tiếng trở lên kết hợp lại và một tiếng láy lại tiếng gốc ... Có 2 loại: - Láy hoàn toàn - Láy bộ phận - Mơn mởm, xanh xanh - Đẹp đẽ, êm đềm Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép CP Từ ghép ĐL Láy toàn bộ Láy bộ phận Láy phụ âm đầu Láy phần vần Tìm một số từ láy ở địa phương em? Hoạt động 2 : Đại từ - Giáo viên treo bảng phụ có chứa sơ đồ hệ thống kiến thức về đại từ - Lần lượt đặt câu hỏi, học sinh trả lời? Đại từ Đại từ để trỏ Đại từ để hỏi Trỏ người, sự vật Trỏ số lượng H/đ, t/c sự việc Hỏi người sự vật Hỏi số lượng H/đ, t/c sự việc Tôi, chúng tôi bấy nhiêu, bao nhiêu Vậy, thế ... Ví dụ Ai, gì, nào Bao nhiêu, mấy Sao, thế nào ... Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Kiến thức cần đạt - Giáo viên: ngoài ra đại từ còn có thể đảm nhiệm các vai trò NP như chủ ngữ, vị ngữ, ĐN, BN ... ? Tìm một số đại từ nhân xưng của địa phương em? ? Để hỏi? - Mi, tau, hấn - Chi rứa - răng nấy? Hoạt động 3: Từ Hán Việt ? Trình bày những hiểu biết của em về từ hán Việt - Giải nghĩa một số từ Hán Việt trong sách giáo khoa - Từ gốc Hán gồm hai loại: + Từ ghép Hán việt chính phụ + Từ ghép Hán việt đẳng lập VD: Phụ tử, bạch cầu, mẫu tử ... - Học sinh Hoạt động 4: Quan hệ từ ? Quan hệ từ là gì? Nêu vai trò tác dụng của quan hệ từ ? Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng? - Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu, đoạn văn với đoạn văn. - Học sinh lập bảng vào phiếu học tập - Các nhóm đổi bài nhận xét cho nhau Từ loại ý nghĩa và chức năng Danh từ, động từ, tính từ Quan hệ từ ý nghĩa Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất Biểu thị ý nghĩa quan hệ Chức năng Có KN làm thành phần của cụm từ của câu Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu D .Hướng dẫn học bài ở nhà : - Ôn tập kỹ nội dung - Tìm hiểu phần II trang 193 – 196 sách giáo khoa Tiết 69 Ngày soạn: 08/01/2011 Chương trình địa phương phần tiếng việt Ôn tập tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương. 2. Kĩ năng: Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương. B. Tài liệu và thiết bị dạy học : - SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7. - Giáo án Bảng phụ , phiếu học tập. C. Hoạt động dạy học : 1. ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài củ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS? 3.Bài mới : GV giới thiệu vào bài Hoạt động 1: Từ đồng nghĩa Hoạt động của Giáo viên – Học sinh Kiến thức cần đạt ? Thế nào là từ đồng nghĩa? ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Tìm VD cho mỗi loại từ đồng nghĩa đó? ? Tìm từ địa phương Hà Tĩnh đồng nghĩa với các từ sau? - Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. - Có hai loại: - Đồng nghĩa hoàn toàn - Đồng nghĩa khônghoàn toàn - Quả: Trấy; Hạt đậu: Hạt độ; Học: Hoọc; - Tại sao: Răng rứa; bầu: bù. Hoạt động 2: Từ trái nghĩa ? Thế nào là từ trái nghĩa? ? Hãy tìm một số cặp từ địa phương Hà Tĩnh trái nghĩa? - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau - Ra – vô - Chìm – nổi - Sáng – túi - trưa – triều Hoạt động 3: Từ đồng âm ? Thế nào là từ đồng âm? ? Em hãy cho ví dụ và đặt câu với nó. ? Giải thích nghĩa của từ đó ? Hãy so sánh 3 loại này về nghĩa và âm? - Là những từ khác nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan đến nhau. - Cậu ấy chạy rất nhanh - Chú ấy chạy việc - Hàng bán rất chạy Chạy 1: Hoạt động của đôi chân Chạy 2: Xin Chạy 3: Nhanh chóng - Giống nghĩa khác âm - đồng nghĩa - Trái nghĩa khác âm – trái nghĩa - Khác nghĩa giống âm - đồng âm Hoạt động 4: Điệp ngữ , chơi chữ ? Thế nào là điệp ngữ? ? Có mấy loại và mấy dạng điệp ngữ ? Thế nào là chơi chữ? ? Tìm một vài ví dụ về chơi chữ ở địa phương? - Sự lặp đi lặp lại một từ, một ngữ câu, một đoạn, một cấu trúc. Điệp: - Từ - Ngữ - Câu - Khúc - Nối tiếp - chuyển tiếp - Cách quãng VD: Vừa bằng cái trống Tổng phỗng hai đầu Cấn mái, cấn mái Là cái gì? Hoạt động 5: Chuẩn mực sử dụng từ ? Cần phải sử dụng từ ngữ như thế nào cho có hiệu quả? - Đúng âm, đúng chính tả - Đúng nghĩa - Đúng CN ngữ pháp - Đúng sắc thái, phong cách - Không lạm dụng từ địa phương, hán việt Hoạt động 6: Luyện tập - Giáo viên phát phiếu làm bài tập chính tả: a, Điền vào chỗ trống: - Điền X hoặc S vào chỗ trống - Điền dấu hỏi và ngã trên những chữ được in đậm - Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ( Trung, chung) - Xử lý, Sử dụng, giả ... sử, xét ... sử - Tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiểu - Chung sức , D .Hướng dẫn học bài ở nhà : - Về nhà ôn bài thật kĩ để tiết sau làm bài kiểm tra học kỳ I Ngày soạn: 08/01/2011 Tiết 70 – 71 Kiểm tra tổng hợp học kỳ i a. Mục tiêu cần đạt: Nhằm đánh giá: - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần( Văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn) trong sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập I - Khả năng vận dụng nhũng kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. B.Chuẩn bị: - GV: Ra đề, đáp án và biểu điểm. - Học sinh: Ôn bài cẩn thận. C. hoạt động dạy học: HĐI: Giáo viên nêu qua yêu cầu của tiết kiểm tra. HĐII: Phát đề cho học sinh.( Đề của phòng ) D- Hướng dẫn HS học ở nhà - Về xem lại bài làm của mình để tiết sau trả bài KT học kì I. Năm học 2006 – 2007 Phân phối chương trình môn Ngữ Văn 7 Cả năm 35 tuần =140 tiết Học kì I: 18 tuần x tiết /tuần =72tiết Học kì II: 17 tuần x 4tiết/tuần =68 tiết Học kì i Tuần Bài Tiết PPCT Tên bài I Bài 1 1 2 3 4 Cổng trường mở ra Mẹ tôi Từ ghép Liên kết trong văn bản II Bài 2 5, 6 7 8 Cuộc chia tay của những con búp bê Bố cục trong văn bản Mạch lạc trong văn bản III Bài 3 9 10 11 12 Ca dao dân ca:Những câu hát về tình cảm gia đình Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người Từ láy Quá trình tạo lập văn bản(Viết bài tập làm văn số 1 ở nhà) IV Bài 4 13 14 15 16 Câu hát than thân Nhữnh câu hát châm biếm Đại từ Luyện tập tạo lập văn bản V Bài 5 17 18 19 20 Sông núi nước Nam.Phò giá về kinh Từ Hán Việt Trả bài tập làm văn số 1 Tìm hiểu chung về văn biểu cảm VI Bài 6 21 22 23 24 Côn sơn ca.Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (tự học có hướng dẫn) Từ Hán Việt (tiếp) Đặc điểm văn bản biểu cảm Đề văn biẻu cảm và cách làm bài văn biểu cảm VII Bài 7 25,26 27 28 Sau phút chia ly(hướng dẫn đọc thêm ) Bánh trôi nước Quan hệ từ Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm VIII Bài 8 29 30 31,32 Qua đèo ngang Bạn đến chơi nhà Làm bài viết tập làm văn số 2 tại lớp I X Bài 9 33 34 35 36 Chữa lổi về quan hệ từ Hướng dẫn đọc thêm : Xa ngắm thác núi lư Phong kiều dạ bạc Từ đông nghĩa Cách lập ý của bài văn biểu cảm X Bài 10 37 38 39 40 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên biết nhân buổi mới về quê Từ trái nghĩa Luyện nói:Văn biểu cảm về sự vật con người XI Bài 11 41 42 43 44 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Kiểm tra văn Từ đồng âm Các yếu tự sự ,miêu tả trong văn biểu cảm XII Bài 12 45 46 47 48 Cảnh khuya,Rằm tháng giêng Kiểm tra tiếng việt Trả bài tập làm văn số 2 Thành ngữ XIII Bài 13 49 50 51,52 Trả bài kiểm tra văn tiếng việt Cách làm bài văn biểu cảm.. Viết bài tập làm văn số3 tại lớp XIV Bài 14 53,54 55 56 Tiếng gà trưa Điệp ngữ Luyện nói:Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học XV Bài 15 57 58 59,60 Một thứ quà của lúa non cốm Chơi chữ Làm thơ lục bát XVI Bài 16 61 62 63 64 Chuẩn mực sử dụng từ Ôn tập văn bản biểu cảm Hướng dẫn đọc thêm : Sài gòn tôi yêu Mùa xuân của tôi XVII Bài 17 65 66 67,68 Luyện tập sử dụng từ Trả bài tập làm văn số 3 Ôn tập tác phẩm trữ tình XVIII Bài 18 69 70 71,72 Ôn tập tiếng việt Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) Kiểm tra học kì I (đề tồng hợp)
Tài liệu đính kèm: