Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 18

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 18

A. MỤC TIÊU.

Qua tiết ôn tập giúp HS:

- Củng cố lại nội dung kiến thức về tác phẩm trữ tình đã học

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm trữ tình.

B. CHUẨN BỊ.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu

- HS: Trả lời câu hỏi sgk.

C TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

- Tổ chức.

- KTBC:

? Thế nào là tác phẩm trữ tình?

- Bài mới:

 

doc 91 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 - Tiết 67 Ngày soạn:14 /12/2008
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
(Tiếp)
A. MỤC TIÊU.
Qua tiết ôn tập giúp HS:
- Củng cố lại nội dung kiến thức về tác phẩm trữ tình đã học
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm trữ tình.
B. CHUẨN BỊ.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
- Tổ chức.
- KTBC: 
? Thế nào là tác phẩm trữ tình? 
- Bài mới:
- Hs đọc yêu cầu bài 1
? Nêu nội dung trữ tình trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi.
? Những từ ngữ nào thể hiện cảm xúc đó.
? Từ “bui” có giá trị như thế nào.
? Hình thức thể hiện của những câu thơ đó.
- HS đọc yêu cầu bài 2
? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Nỗi lo buồn sâu lắng về đất nước (đó là tình cảm cao đẹp).
- Suốt ngày, đêm, đêm ngày, nỗi ưu tư, ngủ chẳng yên, bui, lòng ưu ái
- “Bui”: lo thường trực, lo duy nhất.
- Dòng thứ nhất: Biểu cảm trực tiếp, dùng tả và kể.
- Dòng thứ hai: Biểu cảm gián tiếp, dùng lối ẩn dụ tô đậm thêm cho tình cảm được thể hiện ở dòng thứ nhất.
Bài tập 2
- Tình huống: 
 + Xa quê
 + Đặt chân về quê.
- Biểu hiện: + Trực tiếp (Cảm nghĩ)
 + Gián tiếp (Ngẫu nhiên)
- Giọng điệu:+ Nhẹ nhàng, sâu lắng
 + Hóm hỉnh, ngậm ngùi
? So sánh hai bài thơ: Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện?
? Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng?
? Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình ? 
Đáp án: A
Bài tập 3
* Giống nhau:
- Cảnh vật giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông.
* Khác nhau:
- Màu sắc khác nhau: Một bên là yên tĩnh chìm trong u tối. Một bên là cảnh sống động, trong sáng.
- Điểm khác nổi bật là chủ thể trữ tình: Một bên là kẻ lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ
Bài tập 4
- Phương án đúng: a, c, e
Bài tập bổ sung
A. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
B. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
C. Trong tác phẩm trữ tình có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình tác giả.
D. Trong tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
D.CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN
? Tìm những câu văn biểu cảm trực tiếp và phép nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “Mùa xuân của tôi” ?
- Học bài, hoàn thiện các bài tập ?
- Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt 
_______________________________________
Tuần 18 - Tiết 68 Ngày soạn: 14 /12/2008
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU.
- Hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I ( từ ghép, từ láy, đại từ, qht, yếu tố Hán
 Việt, từ đồng âm.)
- Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Rèn kĩ năng thực hành tổng hợp.
B. CHUẨN BỊ.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu
- HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
- Tổ chức.
- KTBC: 
Xen kẽ trong giờ học
 - Bài mới:
? Nêu khái niệm về từ phức?
? Từ phức được phân làm mấy loại? 
? Nêu khái niệm về từ ghép, từ láy?
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ láy?
? Thế nào là đại từ?
? Vai trò ngữ pháp của đại từ?
? Có mấy loại đại từ?
? Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
- HS vẽ sơ đồ, cho ví dụ. 
? Nêu khái niệm từ Hán Việt?
? Từ ghép HV có mấy loại?
? Những lưu ý khi sử dụng từ HV?
? Lấy VD
? Thế nào là từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa có mấy loại?
? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa. Cho ví dụ?
? Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ?
? Tìm một số từ đồng nghĩa với một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ ?
? Thế nào là từ đồng âm?
? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
? Thế nào là thành ngữ. Thành ngữ giữ chức vụ gì trong câu.Cho ví dụ?
? Xác định chức vụ cú pháp của thành ngữ trong các câu sau?
? Tìm các thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với các thành ngữ Hán Việt sau?
? Thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
? Thế nào là điệp ngữ. Điệp ngữ có mấy dạng. Cho ví dụ?
? Thế nào là chơi chữ. Hãy tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ?
Câu hỏi 1 (Sgk, trang 183)
1. Từ phức.
SGK trang 13, 41
- HS nêu khái niệm.
- Phân làm hai loại: Từ ghép - Từ láy
- HS vẽ sơ đồ, cho ví dụ
- Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
2 Đại từ.
- Dùng để trỏ người, vật, hoạt động, tính chất hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ làm CN, VN phụ ngữ của cụm DT, ĐT, TT
- Phân làm hai loại: + Đại từ để trỏ
 + Đại từ để hỏi
Câu hỏi 2 (Sgk, trang 184)
Từ loại
ý nghĩa và chức năng
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu
Câu hỏi 3 (Sgk, trang 184)
- Tiếng để cấu tạo từ HV là yếu tố HV
- Có nhiều yếu tố HV đồng âm khác nghĩa.
- Từ ghép HV có 2 loại: ĐL – CP
- Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm
- Không nên lạm dụng từ HV
+ Bạch (bạch cầu): trắng
+ Bán (bức tượng bán thân): một nửa.
Câu hỏi 1 (Sgk, trang 193)
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
- Hai loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Hiện tượng đồng nghĩa: do một từ có nhiều nghĩa khác nhau
VD: cuốc1(danh từ): cái cuốc
 cuốc2 (động từ): cái cuốc
Câu hỏi 2 (Sgk, trang 193)
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Từ trái nghĩa dùng tạo nên phép đối xứng, XD cách hiện tượng tương phản
Câu hỏi 3 (Sgk, trang 193)
đen >< xấu
- bé: + Từ đồng nghĩa: nhỏ
 + từ trái nghĩa: to, lớn
- thắng: + Từ đồng nghĩa: được 
 (được cuộc, được kiện)
 + từ trái nghĩa: thua
- chăm chỉ: + Từ đồng nghĩa: siêng năng
 + từ trái nghĩa: lười biếng 
Câu hỏi 4 (Sgk, trang 193)
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Từ đồng âm: khác nhau về ý nghĩa, giống nhau về vỏ ngữ âm.
- Từ nhiều nghĩa: một từ có nhiều nghĩa khác nhau.
Câu hỏi 5 (Sgk, trang 193)
- Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Bác dạy đói cho sạch rách cho thơm.
 VN
Đói cho sạc rách cho thơm là ch.lí sống của ng.Việt. 
 CN 
Câu hỏi 6 (Sgk, trang 193)
- Trăm trận trăm thắng; Nửa tin nửa ngờ; Cành vàng lá ngọc; Miệng nam mô bụng bồ dao găm
Câu hỏi 7 (Sgk, trang 194)
- Đồng không mông quạnh; Còn nước còn tát; 
- Con dại cái mang; Giàu nứt đố đổ vách.
Câu hỏi 8 (Sgk, trang 194)
- Điệp ngữ là phép lặp đi lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý nghĩa, gây cảm xúc mạnh
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp.
Câu hỏi 9 (Sgk, trang 194)
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
- Dùng từ đồng âm:
Da trắng vỗ bì bạch
Rừng sâu mưa lâm thâm.
+ bì bạch: (bì: da, bạch: trắng) da trắng
+ lâm thâm: (lâm: rừng, thâm: sâu): rừng sâu. 
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN
? Trong câu “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ “bao nhiêu” dùng để:
A. Trỏ số lượng	B. Hỏi về số lượng	
C. Hỏi về người, vật	 	D. Hỏi về hoạt động, tính chất
Đáp án: A
Ôn tập kĩ các đơn vị kiến thức, tìm các ví dụ minh hoạ.
Chuẩn bị mỗi thể loại một bài tập. 
Tìm hiểu trước bài: Chương trình địa phương (phầnTiếng Việt)
- Tự tìm hiểu xem em hay viết sai phụ âm nào. Vì sao em viết sai. 
___________________________________________ 
Tuần 18 - Tiết 69 Ngày soạn:15/ 12/ 2008
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
PHẦN TIẾNG VỆT 
A. MỤC TIÊU
 Qua tiết ôn tập giúp HS: 
Củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt.
Rèn luyện kĩ năng dùng các loại từ này.
Giáo dục ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
B. CHUẨN BỊ
GV: Tham khảo tài liệu, soạn bài.
HS: Chuẩn bị bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
* Tổ chức
* Kiểm tra
* Bài mới:
? Gv đọc chính tả, hs viết?
? Yêu cầu hs tự kiểm tra lẫn nhau và nhận xét? 
? Cho: x - s ; ch - tr ?
? Cho các tiếng: 
giành và dành
dã và giã
tranh và chanh
? Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng phụ âm đầu là: ch hoặc tr ?
? Gv yêu cầu hs thảo luận theo nhóm và thực hiện ?
? Hs trình bày, nhận xét; gv đánh giá chung, sửa lỗi nếu có ?
1. Đọc và viết chính tả
" Tôi yêu Sài Gòn  cây xanh che chở"
(Minh Hương)
2. Bài tập điền từ 
a. Điền phụ âm đầu vào chỗ trống
+ Tiểu sử >< đối xử
+ Chiến tranh >< quả chanh
b. Điền tiếng
+ Dỗ dành - tranh giành
+ Cho nên - lên xuống
+ Giã gạo - dã man
c. Điền từ theo yêu cầu
- Cá: chép, chim, chuối, trắm, trôi, trê, 
- Hs thực hiện
3. Lập sổ chính tả
* Tập hợp các từ mắc lỗi phụ âm đầu:
- Lâng lâng
- Nâng niu
- Sa ngã
- Xa xôi
* Các từ thường mắc lỗi về nguyên âm (vần)
- Hiu quạnh - Hưu trí
- Kìm kẹp - Kiềm chế
- Rượu - diệu
- Hưu - hiêu
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN
	- Ôn tập, nắm chắc nội dung kiến thức
	- Lập sổ chính tả
	- Tích cực sưu tầm các từ dễ mắc lỗi chính tả
	- Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng cuối năm
	- Chuẩn bị nội dung chương trình học kì II.
KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
(Theo lịch của trường)
ĐỀ BÀI
Câu 1.( 2 điểm).
a/ Chép lại theo trí nhớ phần dịch thơ bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải in trong sách Ngữ văn 7, tập 1.
b/ Nêu vắn tắt giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Câu 2 (2 điểm)
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 ( Cảnh khuya- Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD, tr 140)
a/ Tìm điệp ngữ và xác định dạng điệp ngữ trong câu thơ trên.
b/ Phân tích tác dụng của cách diễn đạt đó.
Câu 3 ( 6 điểm)
Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
 ( Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD, Tr 37)
Từ hai câu ca dao trên, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về ơn cha, nghĩa mẹ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1.
Bản dịch thơ:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
a/ Chép đúng bản dịch thơ (1 điểm). Nếu chép sai 1 câu thơ trừ 0,25 điểm.
b/
- Giá trị nội dung: Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần ( 0,5 điểm).
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với hình thức cô đúc, dồn nén cảm xúc ( 0,5 điểm)
Câu 2.
a/ - Điệp ngữ: chưa ngủ (0,5 điểm).
- Dạng điệp ngữ vòng ( 0,5 điểm).
b/ Tác dụng của điệp ngữ:
- Điệp ngữ chưa ngủ lặp lại 2 lần ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 khắc hoạ rõ nét tâm trạng của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì cảnh đẹp mà quan trọng hơn là Người đang lo cho vận mệnh của nước nhà.( 0,5 điểm)
- Nhấn mạnh, làm nổi bật lòng yêu thiên nhiên, yêu nước sâu nặng của Bá ...  vào điều đó)
? Ngoài ra em còn thấy biểu hiện ntn trong ca dao?
HS đọc những câu ca dao có ý nghĩa?
? Trong xã hội ta ngày nay còn dấy lên những phong trào nào?
2.Tìm ý
- Phải diễn giải vì vấn đề cần chứng minh được nói theo nghĩa bóng, dùng những hiện tượng gợi liên tưởng quả - cây, nước – nguồn.
- Giải thích nghĩa đen của hai câu tục ngữ: mqh nhân quả không có cái này-không có cái kia-rút ra nghĩa bóng(ý cần chứng minh).
- Tìm các luận điểm phụ, lí lẽ để chứng minh: các biểu hiện thực tế đời sống.
* Luận điểm 1: Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là biểu hiện của lòng biết ơn, lòng ân nghĩa thuỷ chung của người VN.
- Những lễ hội nhớ đến tổ tiên: giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội Đống Đa
- Ngày giỗ trong gia đình có ý nghĩa nhớ đến người đã khuất.
- Những ngày kỉ niện: 27/7, 20/11
+ Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ VN anh hùng.
* Luận điểm 2: 
Suy nghĩ của em, rút ra bài học. 
? Nhắc lại bố cục bài văn nghị luận?
? Trong phần TB em sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào?
3.Lập dàn bài
Hs trả lời
- Thời gian: vì đề bài đòi hỏi cm dọc theo chiều lịch sử từ xưa đến nay.
Yêu cầu HS viết MB, TB.
HS đọc TB.
Lớp nhận xét, đánh giá. 
4.Viết đoạn
Hs viết
- Học cách nêu luận điểm, dẫn chứng, phân tích dẫn chứng.
*Củng cố 
- HS kiểm tra, hoàn thiện bài làm của mình.
- GV: Lưu ý- Câu diễn đạt luận điểm cần ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ. Làm một bài văn chứng minh phải theo trình tự hợp lí.Các phần, các đoạn trong bài văn phải liên kết chặt chẽ với nhau.
* Hướng dẫn về nhà.
 - Viết hoàn thiện bài làm
 - Chuẩn bị bài viết số 5 tại lớp.
 - Tìm hiểu 5 đề bài trong SGK trang 58.
_____________________________________________________________________
Tuần 26 - Tiết 93 	 Ngày soạn: 14 / 02 / 2009
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
(Phạm Văn Đồng)
Mục tiêu:
Giúp HS cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị.
Giáo dục cho HS đức tính giản dị.
Rèn luyện kĩ năng lập luận.
Chuẩn bị:
HS: Soạn bài.
GV: Tham khảo SGV, bài soạn.
Hoạt động dạy và học:
* Tổ chức lớp:
*Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
? Em có nhận xét gì về cách đặt câu trong văn bản.
* Bài mới:
HS đọc chú thích (*) SGK trang 54.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả ?
? VB được trích trong bài viết nào?
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì ?
? Tìm bố cục của bài ?
? Theo em bài văn viết theo kiểu nghị luận nào?
MB, tác giả nêu nhận xét ntn về Bác Hồ ?
? VB tập trung làm nổi rõ phạm vi đời sống nào của Bác Hồ ?
? Tác giải có thái độ ntn về đức tính giản dị của Bác Hồ ?
? ở đv(đoạn 3) tiếp theo tác giả đề cập đến những phương diện nào trong lối sống của Bác Hồ ?
? Để làm rõ nếp sinh hoạt của Bác, tác giả dựa trên những chứng cớ nào ?
HS nêu dẫn chứng.
? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng ấy?
? Để thuyết phục mọi người về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả nêu những chi tiết nào ?
HS nêu.
? Trong đv 4 tác giả giải thích và bình luận về lí do và ý nghĩa của đức tính giản dị của Bác. Em hiểu được gì về lối sống đó ?
? Tác giả nêu những dẫn chứng nào để làm sáng tỏ cho nhận định giản dị trong cách nói và viết ?
HS nêu.
? Dẫn chứng đặc sắc ở chỗ nào ?
? Tác giả giải thích lí do Bác viết giản dị là ntn ?
? Tác giả có lời bình luận về lối nói giản dị của Bác Hồ. Em hiểu gì về ý nghĩa lời bình đó ?
? Văn bản này cho em cảm nhận thêm gì ở Bác Hồ ?
? Nêu cách nghị luận đặc sắc của văn bản ?
? Tìm ví dụ chứng minh sự giản dị của Bác Hồ ?
? Gợi ý HS làm bài tập ở nhà ?
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả:
- PVĐ (1906 - 2000): nhà cách mạng nổi tiếng.
- Ông có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hoá, văn nghệ về Chủ tịch HCM 
Tác phẩm:
Trích trong: “Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh CTHCM (1970).
II- Đọc hiểu văn bản
Đọc
- Lưu ý giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, biểu hiện được tình cảm của tác giả.
- GV đọc mẫu.
Phân tích:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.
- Chứng minh.
a. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác
- Đời sống giản dị hàng ngày
- Tin ở nhận định của mình, ngợi ca.
b. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ
* Giản dị trong lối sống:
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt
- Giản dị trong quan hệ với mọi người
- Bữa cơm của Bác
- Cái nhà sàn nơi Bác ở
+ Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, bình thường, thuyết phục
+ Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác gắn cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân
+ Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh đó.
* Giản dị trong cách nói và viết:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- Những câu nói nổi tiếng về nội dung và ý nghĩa; ngắn gọn, dễ nhớ; mọi người dân đều biết.
- Muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá. 
- Sức mạnh phi thường của lối nói giản dị nhưng sâu sắc
- Tài năng viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác.
3- Tổng kết
SGK trang 55.
III- Bài tập:
Bài tập 1
- HS đọc những câu thơ của Bác: bài “Tức cảnh Pác Bó”, “Sáu mươi tuổi”
- Những bài thơ của người khác: Bác ơi ! (Tố Hữu).
Bài tập 2 
Hs làm ở nhà
D. Củng cố - Hướng dẫn:
GV: Khái quát lại bài học.
Sưu tầm những bài viết nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Soạn bài: ý nghĩ văn chương. 
+ Tìm hiểu về tác giả.
+ Theo tác giả nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 62.
Tuần 26 - Tiết 94 	 Ngày soạn: 15 / 02 / 2009
 Tiếng Việt
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được khái niệm câu chủ động và câu bị động và mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Giáo dục ý thức học tập.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu.
B. Chuẩn bị:
- Gv: sgv, sgk, giáo án.
- Hs: đọc sgk, trả lời các câu hỏi.
C. Tiến trình dạy và học:
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
? Xác định CN và VN ?
? ý nghĩa của CN trong các câu trên khác nhau ntn ?
? Hãy đặt một câu chủ động, câu bđ ?
I. Câu chủ động và câu bị động
1. Ví dụ: (sgk)
2. Nhận xét: 
a. Mọi người/yêu mến em.
 CN VN
b. Em /được mọi người yêu mến.
 CN VN
+ VD a: CN- người thực hiện hành động muốn hướng đến người khác(chủ thể hành động) – câu chủ động.
+ VD b: CN- người được hành động của người khác hướng đến (đối tượng của hành động) – câu bị động. 
3. Ghi nhớ:
- Hs phát biểu,
- Gv nhận xét, kết luận- ghi nhớ sgk.
? Em chọn câu nào để điền vào chỗ bỏ trống ?
? Vì sao em lựa chọn cách viết đó.
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1. Ví dụ: ( sgk )
2. Nhận xét: 
- Câu b.
- Việc liên kết câu tốt hơn(câu trước nói về Thuỷ – em tôi - câu sau tiếp tục nói về Thuỷ. Nếu dùng “Mọi người yêu mến em” thì chuyển sang nói đến đối tượng khác). 
? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì ?
 3.Ghi nhớ:
SGK trang 58.
? Tìm câu bị động trong đoạn văn a và b ? 
? Vì sao tác giả chọn cách viết như vậy ?
 III. Luyện tập
a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
b. Tác giả “Mấy vần thơ ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các đoạn.
D. Củng cố – hướng dẫn
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động. Cho ví dụ.
? Trong các câu sau câu nào là câu chủ động.
A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường. 
C. Thuyền bị gió làm lật.
D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.
? Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động.
 “Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được cha mẹ dạy làm thơ theo những lối cổ(1). Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con(2). Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế (3)”. (Nguyễn Văn Long) 
Đáp án: 2B, 3(1).
- Hãy viết một đoạn văn (5-6 dòng) có sử dụng câu chủ động và câu bị động.
Hãy viết một đoạn văn (5-6 dòng) có sử dụng câu chủ động và câu bị động và giả thích vì sao có cách dùng đó.
Chuẩn bị tiếp bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
_____________________________________________
Tuần 26 - Tiết 95 + 96 	 Ngày soạn: 16 / 02 / 2009
 Tập làm văn.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu. 	
Giúp học sinh
- Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh cũng như về các kiến thức Văn, Tiếng Việt có liên quan đến bài làm để vận dụng vào bài viết.
- Có thể tự đánh giá trình độ của bản thân để tự điều chỉnh.
- Rèn luyện kĩ năng lập luận chứnh minh. Có ý thức trung thực, độc lập, sáng tạo,
B. Chuẩn bị:
	- Gv: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
	- Hs: Ôn tập cách làm văn lập luận chứng minh.
C. Tiến trình dạy – học:
	* Tổ chức lớp.
	* Kiểm tra bài cũ.
	* Bài mới.
I. Đề bài.
Chứng minh rằng nhân dân ta luôn có truyền thống đạo lí “Thương người như thể thương thân”.
II. Đáp án – Biểu điểm:
1. Đáp án.
a) Yêu cầu:
- Thể loại: nghị luận chứng minh.
- Nội dung: truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau,
- Tính chất: khuyên nhủ.
- Phương pháp viết bài: phép lập luận chứng minh.
b) Dàn bài:
* Mở bài
 Dân tộc ta vốn có truyền thống: Thương người như thể thương thân
* Thân bài
+ Xét về lí:
- Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, muốn tồn tại và phát triển, ai cũng phải có quan hệ với mọi mgười xung quanh. Ai cũng cần có sự chia sẻ, giúp đỡ. Sự giúp đỡ bao giờ cũng xuất phát từ sự cảm thông, yêu thương.
	+ Xét tực tế:
- Xưa: Nhường cơm sẻ áo, Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Những người chị, người mẹ, những gia đình đã yêu thương che giấu bộ đội,
- Nay: Toàn dân hưởng ứng các cuộc vận động Vì người nghèo, Tết cho người nghèo, đồng bào vùng bão lũ – thiên tai, nạn nhân chất độc màu da cam, tấm áo tặng bạn, áo lụa tặng bà, 
* Kết bài
- Khẳng định lòng thương người là nền tảng đạo đức của dân tộc ta. Làm cho mqh ngày càng tốt đẹp hơn.
- Hs cần học tập, tự bồi dưỡng cho phù hợp.
2. Biểu điểm
* Điểm 7 -> 10: 
	- Bài phải viết đảm bảo được yêu cầu và dàn bài trên.
	- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, mắc ít lỗi.
* Điểm 5 -> 6:
	- Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên.
	- Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi,
* Điểm > 5:
	- Bài viết không đảm bảo các yêu cầu trên.
	- Nội dung quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi các loại.
D. Củng cố – hướng dẫn:
	- Thu bài, kiểm lại số bài.	
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Soạn: ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh )

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18 29 chuan.doc