Giáo án Ngữ Văn 7 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án Ngữ Văn 7 - Năm học 2011 - 2012

A. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của tác giả: vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Rèn kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ trong VBNL.

Giáo dục ý thức trân trọng và vị trí của văn chương.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Tài liệu liên quan.

- HS: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 69 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.
Ngày dạy
	TUẦN 27	
 Tiết 97. ý nghĩa văn chương.
 (Hoài Thanh)
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của tác giả: vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Rèn kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ trong VBNL.
Giáo dục ý thức trân trọng và vị trí của văn chương.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án. Tài liệu liên quan.
- Hs: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
 Trong bài “Đức tính giản dị...” luận đề được triển khai thành mấy luận điểm? Đó là những luận điểm gì?
3. Giới thiệu bài:
 Đến với văn chương có nhiều điều cần phải hiểu biết: văn chương có nguồn gốc từ đâu, là gì, có công dụng gì
- Giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu một đoạn
? VB này thuộc thể loại gì?
? Bố cục của vb? Nội dung từng phần?
? Vì sao văn bản không có phần kết luận?
- Đây chỉ là đoạn trích.
- HS đọc đoạn 1?Hoài thanh đi tìm ý nghĩa của văn chương bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của nhà thi sỹ hoà nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Qua câu chuyện đó tác giả muốn cát nghĩa nguồn gốc của văn chương NTN?
? Em có nhận xét gì về quan niệm của tác giả và nhận xét cách vào đề?
- HS giải thích và tìm dẫn chứng để CM.
? Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì?
? Như vậy, bằng 4 câu văn, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương?
? Qua vb, em cảm nhận được điều gì về thái độ, tình cảm của Hoài Thanh với văn chương?
? Nhận xét về cách lập luận trong văn bản?
Lấy ví dụ minh hoạ?
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật?
HS đọc
+HDVN:
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích (sgk) 
- Giới thiệu vài nét về tác giả, xuất xứ.
 Hoài Thanh, Hoài Chân là tác giả tập phê bình nổi tiếng: Thi nhân Việt Nam in 1942
3. Thể loại.
Nghị luận văn chương
4. Bố cục: (2 phần)
- Từ đầu ... “muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Phần còn lại: Công dụng của văn chương.
II. Phân tích.
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Là lòng thương người.
- Rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. 
-> Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc.
 Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. Luận đề được dẫn dắt và nêu theo lối quy nạp.
-> Kết luận: Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. 
- Văn chương phản ánh cuộc sống ,sáng tạo ra đời sống, làm cho đời sống tốt đẹp hơn
DC: những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nướcnhững bài văn, bài thơ ca ngợi con người, đất nước.
2. Công dụng của văn chương.
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
- Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha.
- Văn chương giúp ta cảm nhận sâu sắc cảnh đẹp thiên nhiên
- Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống (Các thi, văn nhân làm giàu sang lịch sử nhân loại).
 -> Văn chương giúp cho con người có tình cảm và gợi lòng vị tha. Nó tác động đến con người một cách tự nhiên theo lối đồng cảm, đồng điệu tâm hồn làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn.
* Cảm nhận về Hoài Thanh:
- Am hiểu về văn chương.
- Có quan điểm rõ ràng, xác đáng về v.c.
- Trân trọng, đề cao văn chương.
* Cách lập luận: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh:
 VD: Đoạn văn mở đầu, hai đoạn văn cuối.
III. Tổng kết.
- Bài văn nghị luận chứng minh vừa có lý lẽ, dẫn chứng, vừa có cảm xúc, giàu hình ảnh, bài viết ngắn gọn xúc tích.
* Ghi nhớ: sgk (63).
- Đọc thêm (63). 
- Thảo luận phần luyện tập.
- Tóm tắt hệ thống luận điểm, luận chứng.
- Tìm dẫn chứng thơ văn đã học và đã đọc để CM về công dụng của văn chương
- Chuẩn bị: kiểm tra văn
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết 98. Kiểm tra văn.
A. Mục tiêu cần đạt:
	Đánh giá kiến thức của học sinh về tục ngữ và văn nghị luận.
	Rèn cách làm bài, viết đoạn văn.
 Thái độ tích cực, nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Đề, đáp án.
- Hs: Ôn tập phần kiến thức liên quan.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
Giáo viên phát đề cho học sinh- nhắc nhở, động viên học sinh làm bài
A. Đề bài
I. Trắc nghiệm. (4điểm) (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau)
Câu 1. Trong những câu sau đây, câu nào là câu tục ngữ?
A. Đẽo cày giữa đường. B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Dây cà ra dây muống. D. Lúng búng như ngậm hạt thị.
Câu 2. Câu “có chí thì nên” nói về vấn đề gi?
A. Có chí hướng thì sẽ thành công. B. Tính kiên trì.
C. Vội vàng, hấp tấp. D. Nhẫn nhịn, chăm chỉ.
Câu 3. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có ý nghĩa gì?
A. Vong ơn, bội nghĩa. B. Ghi nhớ công lao của những người đi trước.
C. Hưởng thụ một cách tự do. D. Sự quý trọng người già.
Câu 4. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nânh dân ta” là của ai?
A. Phạm văn Đồng. C. Hồ Chí Minh
B. Hoài Thanh.. D. Vũ Khoan.
Câu 5. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”được khẳng định như thế nào?
A. Là truyền thống quý báu của dân tộc Việt nam. B. Tính kiên cường.
C. Là quan niệm thông thường của mọi người. D. Tinh thần bất khuất. 
Câu 6. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được so sánh với cái gì?
A. Vàng, bạc. C. Chiến công hiển hách
B. Tài sàn to lớn. D. Một thứ của quý.
Câu 7. “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là của ai?
A. Phạm Văn Đồng. C. Hồ Chí Minh
B. Hoài Thanh. D. Đặng Thai Mai.
Câu 8. “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” được tác giả ca ngợi như thế nào?
A. Một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
B. Một thứ tiếng lạ, ngọt ngào.
C. Một thứ tiếng nhẹ nhàng, giàu thanh điệu. 
D. Một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng.
II. Tự luận. (6 điểm)
Viết đoạn văn: Bằng những hiểu biết thực tế, hãy triển khai câu văn sau thành một đoạn văn chứng minh:  Bác Hồ sống thật giản dị.
B. Đáp án.
I. Trắc nghiệm.(Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
B
A
B
C
A
D
D
A
II. Tự luận. (6 điểm)
- Viết đoạn văn khoảng từ 5 đến 8 câu.(3điểm)
- Liên hệ thực tế. (2điểm)
- Lấy dẫn chứng cụ thể.(2điểm)
*Hoạt đông3: Củng cố 
 Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
*Hoạt động4: HDVN
	- Ôn tập văn bản nghị luận.
	- Chuẩn bị : Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp).
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết 99. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt câu bình thường có chứa từ “bị/được” và câu bị động. Thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
Giáo dục HS tích cực, chủ động.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Tài liệu giảng dạy.
-HS: đọc trước bài.
D - Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
 - Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?	
- Việc chuyển đổi câu bị động có tác dụng gì?
Ngữ liệu
a)Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hoá vàng
b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hoá vàng
? Về nội dung, hai câu văn giống hay khác nhau? Hai câu này có phải là câu bị động không? Vì sao?
? Tuy nhiên, chúng có đặc điểm gì khác nhau?
? Chuyển câu văn trên thành câu chủ động?
- So sánh câu chủ động và câu bị động?
? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động cần làm ntn?
HS đọc
? Các câu trong phần (3) có phải là câu bị động không? Vì sao?
- Thực hành chuyển đổi.
 Nhận xét, bổ sung.
- X.đ câu có thể chuyển đổi 
 (câu 2,3)
 Thực hành chuyển đổi.
- Thực hành viết đoạn văn.
Củng cố:
 +HDVN:
I. Bài học
* Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
+ Giống: 
- Miêu tả cùng một sự vật.
 - Đều là câu bị động.
+ Khác: Câu (a) dùng từ “được”.
 Câu (b) không dùng từ “được”.
+ Câu chủ động:
 Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
- Chuyển từ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu và thêm bị hoặc được sau từ( hoặc cụm từ) ấy
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ, cụm từ chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
*Ghi nhớ: (sgk 64).
* Chú ý:
 Không phải câu nào có các từ “bị/được” cũng là câu bị động. 
II. Luyện tập.
Bài 1: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (theo 2 kiểu).
Ví dụ:
(a) - Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII.
 - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
Bài 2: Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị/được).
Ví dụ: 
- Em được thầy giáo phê bình. -> sắc thái tích cực, tiếp nhận sự phê bình một cách tự giác, chủ động.
- Em bị thầy giáo phê bình. -> sắc thái tiêu cực.
Bài 3. X.đ câu có thể chuyển đổi theo cặp tương ứng chủ động - bị động.
 Chim hót líu lo (1). Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất (2). Gió đưa mùi hương hoa ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng(3).
Bài 4. Viết đoạn văn sử dụng câu bị động.
- Khái niệm, cấu tạo, cách chuyển đổi kiểu câu.
- Hoàn thiện đoạn văn. Chú ý phân biệt, vận dụng.
- Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn CM.
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết 100. Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
A. Mục tiêu cần đạt:
Củng cố những kiến thức về văn nghị luận chứng minh qua việc luyện tập giải quyết trọn vẹn một đề bài CM một vấn đề văn học đơn giản. 
 Biết vận dụng viết một đoạn văn chứng minh hoàn chỉnh.
 Giáo dục thái độ tích cực, nghiêm túc.
B .Chuẩn bị:
- Gv: tài liệu giảng dạy.
- Hs: Ôn và chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
*Hoạt động1:Khởi động:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:	
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Hoạt động 2 :Bài mới
- HS Nhắc lại những yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
* Hoạt động 3:
- Nhắc lại nội dung phần mở bài, kết bài của VNL.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
* Hoạt động 4: Củng cố 
+HDVN:
I. Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh.
 1. Đoạn văn ko tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn vì vậy khi tập viết một đoạn văn, cần cố hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài văn. Có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn.
 2. Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
 3. Các lý lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lý để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng, mạch lạc.
II. Luyện tập.
Đề 1: CMR văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.
Đề 2: CMR văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Đề 3: CMR nói dối có hại cho bản thân.
Đề 4: CMR Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
*Trình bày đoạn văn:
- Học sinh trong nhóm lần lượt đọc đoạn văn của mình cho các thành viên trong nhóm nghe và góp ý
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét, rút kinh nhgiệm: cách đưa ... ĩ số 7A: /39
 7B: /39
2. Kiểm tra: 
 GV kiểm tra bài sưu tầm của học sinh
*Hoạt động 2: 
Hoạt động nhóm
HS đọc bài văn mà mình đã chuẩn bị theo kế hoạch.
=>Nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 3:củng cố
* Hoạt động 4:HDVN
II.Thi kể chuyện, đố vui.
-Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân...
 - Cho dữ liệu - đoán địa danh.
+ Nội dung: các địa danh ở địa phương.
II.Giới thiệu những nét đặc sắc về quê hương. 
- Phong cảnh, tục lệ, quà, ...
 (bằng một bài văn ngắn)
- Em đã có dịp về thăm Đền Hùng, hoặc đã dọc trên sách báo hãy giới thiệu về khu di tích lịch sử ấy
 +Giới thiệu vị trí, đặc điểm, ý nghĩa của khu di tích
 + Theo trình tự: Từ ngoài vào trong
 Từ dưới lên trên
- Nhận xét, đánh giá tiết học. Giáo dục ý thức, t/y quê hương.
- Chuẩn bị : Hoạt động Ngữ văn.
Ngày soạn 30/4/2011
Ngày dạy 7A :..
 7B :...
Tiết 136. Hoạt động ngữ văn(T1)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
 Rèn kỹ năng đọc văn bản nghị luận.
 Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu văn học.
B. Chuẩn bị:
- Gv: một số văn bản.
- Hs: Chuẩn bị bài theo 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
*Hoạt động1:Khởi động:
1. Tổ chức:
 Sĩ số 7A: /39
 7B: /39
2. Kiểm tra: 
 GV kiểm tra bài sưu tầm của học sinh
*Hoạt động 2: 
Gv nêu yêu cầu đọc ở từng văn bản. Chú ý :
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu.
* Hoạt động 3 : củng cố
* Hoạt động 4 : HDVN
I. Tìm hiểu cách đọc ở từng văn bản.
* Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (4 hs).
- Giọng: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
* Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt .
- Giọng: chậm rãi, điềm đạm, t/c tự hào, khẳng định.
* Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ Giọng: nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng.
* Văn bản 4: ý nghĩa văn chương.
- Giọng: đọc chậm, trừ tình giản dị, t/c sâu lắng và thấm thía.
II. Tầm quan trọng của việc đọc văn bản
-Đọc có vai trò rất quan trọng trong việc thấu hiểu văn bản
- Có đọc ta mới hiểu từng câu từng từ trong văn bản: biết được nội dung của văn bản.
- Nừu không đọc chỉ nghe người khác kể lại thì không hiểu thấu đáo được tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả muốn thông báo đến người đọc.
- Có nhiều cấp độ đọc: đọc thầm, đọc thường, đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS
- Tập đọc mạch lạc, rõ ràng.
- Học thuộc lòng mỗi văn bản một đoạn mà em thích nhất.	
Ngày soạn 02/5/2011
Ngày dạy 7A.
 7B
Tiết 137. Hoạt động ngữ văn (tt)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
 Rèn kỹ năng đọc văn bản nghị luận.
 Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu văn học.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Văn bản mẫu
- Hs: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
*Hoạt động1:Khởi động:
1. Tổ chức:
 Sĩ số 7A: /39
 7B: /39
2. Kiểm tra: 
 GV kiểm tra bài sưu tầm của học sinh
*Hoạt động 2: 
- Hs khá, gv đọc mẫu.
- Lần lượt hs tập đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Gv: đánh giá chất lượng đọc, những điều cần khắc phục.
* Hoạt động 3 : củng cố
* Hoạt động 4 : HDVN
III. Tiến hành.
-Mỗi học sinh chọn một trong 3 văn bản nghị luận sau để đọc diễn cảm:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
+ Sự giàu đẹp của tiếng Việt
+ ý nghĩa văn chương
*Những yêu cầu của đọc diễn cảm:
- Đọc thể hiện được tình cảm
- Đọc chôi chảy, rõ ràng, làm nổi bật các câu, các luận điểm, tư tưởng, tình cảm, gây được sự chú ý của người nghe
- Lưư ý các dấu câu, chỗ ngừng nghỉ sau dấu chấm và chỗ xuống dòng.
- Nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS
- Tập đọc mạch lạc, rõ ràng.
- Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Ngày soạn 02/5/2011
Ngày dạy 7A.
 7B
Tiết 138. Chương trình địa phương phần tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 Rèn kỹ năng viết đúng lỗi chính tả.
 Bồi dưỡng thêm tình yêu Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Một số đoạn văn.
- Hs: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
*Hoạt động1:Khởi động:
1. Tổ chức:
 Sĩ số 7A: /39
 7B: /39
2. Kiểm tra: 
 Trong giờ
*Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn HS một số mẹo khi nhận biết để viết các dấu đúng chính tả.
*Hoạt động 3: củng cố
*Hoạt động 4:HDVN 
I. Các mẹo chính tả.
1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã.
* Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng:
+ Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm.
(không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm).
	Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
	Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo.
+ Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
 - Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi.
Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
 - Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.
2. Cách phân biệt l và n:
 - L đứng trước âm đệm, N lại không đứng trước âm đệm.
 - Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy.
 Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt...
 - L láy âm rộng rãi nhất trong TV.
 - Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L.
 Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,..
3. Cách phân biệt tr - ch:
 - Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê.
 Ví dụ: choáng, choé, ...
4. Phân biệt s và x:
- S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê.
Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
- S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
- Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S.
Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xườn...
 - sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu...
- GV nhấn mạnh vai trò của cách viết đúng chính tả.
- Chú ý rèn chính tả
- Nắm kỹ nội dung.
- Chuẩn bị: Tiết sau Luyện tập.
Ngày soạn 02/5/2011
Ngày dạy 7A.
 7B
Tiết 139. Chương trình địa phương phần tiếngviệt(tt)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 Rèn kỹ năng viết đúng lỗi chính tả.
 Bồi dưỡng thêm tình yêu Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Một số đoạn văn.
- Hs: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
*Hoạt động1:Khởi động:
1. Tổ chức:
 Sĩ số 7A: /39
 7B: /39
2. Kiểm tra: 
 Trong giờ
*Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS nhớ lại một đoạn văn đã học. Chép lại nguyên văn.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* Hoạt động 3: củng cố
* Hoạt động 4: HDVN
II. Luyên tập
1. Bài 1:
- Viết các đoạn thơ hoặc văn xuôi chứa các âm, dấu ,thanh dễ mắc lỗi
a.Nghe viết
b. Nhớ viết
2. Bài 2:
a) Điền vào chỗ trống
HS điền
b) Tìm từ theo yêu cầu
- Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch( chạy) hoặc tr( trèo)
- Tìm những từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi( khoẻ) hoặc thanh ngã( rõ)
- Tìm từ hoặc cum từ dựa theo nghĩa hoặc đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn
VD: Tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật
+ Dùng chày hoặc cối làm cho giập, nát hoặc chóc lớp vỏ ngoài
c) Đặt câu phân biệt với các từ chứa những tiếng dễ lẫn
- Đặt câu với mỗi từ lên, nên-Vội, dội
- Nhận xét thái độ học tập của HS
GV yêu cầu hs lập sổ tay chính tả. Ghi và sửa lại những lỗi chính tả thường mắc phải.
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết 139.TRả BàI KIểM TRA TổNG HợP.
A. Mục tiêu:
- Qua điểm số và nhận xét của GV. Học sinh tự đánh giá chất lượng và kết quả bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng làm bài. Hình thức diễn đạt các kiểu câu trả lời theo kiểu tự luận.
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi tự luận.
- Tích hợp kiến thức với ba phân môn: Văn, Tviệt, TLV. Giáo dục tính tích cực, nghiêm túc.
B - Phương pháp:
 - Trả bài, nhận xét.
C - Chuẩn bị:
- Gv: Chấm bài, đáp án.
- Hs: Xem lại kết quả bài làm.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra: (p). Không.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) G dẫn vào bài.
 2. Triển khai.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(40p)
G nêu yêu cầu của hai tiết trả bài.
H đóng góp ý kiến.
G nhận xét khái quát kết quả và chất lượng bài làm của cả lớp và theo từng nhóm.
G. Trả bài.
H đọc lại kết quả bài lảm của mình.
H cử đại diện từng nhóm hoặc tự do phát biểu, bổ sung, trao đổi, đóng góp ý kiến.
G+H : Tổ chức xây dựng đáp án, dàn ý và chữa bài.
G đưa ra đáp án.
H tự tìm hiểu, so sánh, đối chiếu với phần bài làm của mình.
G+H: Phân tích nguyên nhân vì sao có những bài làm rất tốt, có những bài làm còn mắc nhiều lỗi.
I. Tổ chức trả bài trên lớp.
IV. Củng cố (2p)
G nhận xét thái độ học tập, kết quả mà h đạt được.
V. Dặn dò (1p)
- Tiếp tục sửa bài ở nhà.
- Tiết sau tiếp tục sửa bài.
.
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết 140.TRả BàI KIểM TRA TổNG HợP (tt)
A. Mục tiêu:
- Qua điểm số và nhận xét của GV. Học sinh tự đánh giá chất lượng và kết quả bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng làm bài. Hình thức diễn đạt các kiểu câu trả lời theo kiểu tự luận.
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi tự luận.
- Tích hợp kiến thức với ba phân môn: Văn, Tviệt, TLV. Giáo dục tính tích cực, nghiêm túc.
B - Phương pháp:
 - Trả bài, nhận xét.
C - Chuẩn bị:
- Gv: Chấm bài, đáp án.
- Hs: Xem lại kết quả bài làm.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra: (p). Không.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) G dẫn vào bài.
 2. Triển khai.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(40p)
G yêu cầu H đổi bài ở các nhóm.
H nhận xét, sửa bài của bạn, đối chiếu kết quả. Rút kinh nghiệm.
G bổ sung hoànchỉnh các ý khái quát.
G nhận xét bài viết của H về các mặt.
- Năng lực, kết quả nậhn diện kiểu văn bản.
- Năng lực, kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hướng vào giảI quyết vấn đề trong bài.
- Các bố cục có đảm bảo tính cân đối, trong tâm không?
- Năng lực diễn đạt: chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thường.
H phát biểu bổ sung và sửa thêm, điều chỉnh sau những ý kiến của GV.
G chọn một số bài viết khá nhất: khá toàn diện và khá từng mặt. Chọn một số bài viết mắc nhiều lỗi: toàn diện và từng mặt.
H đọc bài của mình, cả lớp cùng nghe.
H có thể góp thêm ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.
II. Trao đổi bài, sửa bài, so sánh bài của nhau.
IV. Củng cố (2p)
G nhận xét thái độ học tập, kết quả mà h đạt được.
V. Dặn dò (1p)
- Tiếp tục sửa bài ở nhà.
- Về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học. Viết bài ở nhà.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 2837.doc