Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 16

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU: HS nắm được:

1. Kiến thức:

- HS nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết -> giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Bảng phụ, sưu tầm 1 số lỗi học sinh hay mắc phải.

 - HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thuyết giảng, hoạt động nhóm.

IV CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Ngày soạn: 29 / 11 / 2011
Tiết: 61
Ngày dạy: /12 / 2011
Tiếng Việt:
Chuẩn mực sử dụng từ
i. Mục tiêu: HS nắm được:
1. Kiến thức: 
- HS nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, viết -> giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.	
ii. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ, sưu tầm 1 số lỗi học sinh hay mắc phải.
 - HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
iii. phương pháp – kĩ thuật:
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thuyết giảng, hoạt động nhóm.
iv Các hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là chơi chữ? Cho 1 ví dụ sử dụng lối chơi chữ? Phân tích tác dụng của nó?
? Làm bài tập 3? Chỉ ra các lối chơi chữ?
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy - học
Nội dung
HS đọc ví dụ.
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 phần trong SGK.
- Nhóm 1: Phần I.
- Nhóm 2: Phần II.
- Nhóm 3: Phần III
- Nhóm 4: Phần IV
Yêu cầu đọc ví dụ chú ý vào các từ in đậm. Các từ đó sai ntn? Tìm nguyên nhân và sửa lại? (Theo mẫu)
- Hs trả lời – Thảo luận.
- Các nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ theo bàn.
- Thời gian: 7’ sau đó gọi HS trả lời.
* GV: Lỗi sai (1) Thường xảy ra ở vùng Nam bộ.
? Theo em ở địa phương chúng ta thường mắc lỗi nào khi nói, viết?
? Đọc các lỗi dùng từ sai nghĩa mà em đã mắc khi làm bài tập làm văn?
GV: Các từ in đậm thuộc từ loại nào? nó thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- VD: Hào quang: là DT không thể sử dụng làm VN như TT.
+ Ăn mặc là ĐT
+ Thảm hại là TT
-> Không thể sử dụng như DT.
+ Sự giả tạo phồn vinh -> Trái với quy tắc trậ tự từ tiếng Việt.
? Nếu sử dụng nhiều từ địa phương khi giao tiếp với người khác thì sẽ ntn?
? Nhắc lại tại sao không nên lạm dụng từ HV?
? Qua đó rút ra bài học gì?
HS đọc ghi nhớ.
- Đánh giá khả năng sử dụng từ của bản thân, xem lại các bài TLV đã làm xem mình hay mắc lỗi nào nhất -> sửa lại cho đúng.
A. Lý thuyết:
Từ sai
Nguyên nhân
Sửa
Bài học
I.
- Dùi
- Tập tẹ
- Khoảng khắc
- Lẫn phụ âm đầu.
- Lẫn phụ âm đầu.
- Lẫn phụ âm cuối.
- Vùi
- Bập bẹ.
- Khoảnh khắc
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
II.
- Sáng sủa
- Biết
- Cao cả
- Sai về nghĩa.
- Sai về nghĩa.
- Sai về nghĩa.
- Tươi đẹp
- Có
- Sâu sắc
Cần sử dụng từ đúng nghĩa.
III.
- Hào quang.
- Ăn mặc
- Thảm hại
- Giả tạo phồn vinh
- (DT) Sai về t/c Ngữ pháp.
- (ĐT) Sai về t/c Ngữ pháp.
- Sai về t/c Ngữ pháp.
- Sai quy tắc trật tự từ.
- Hào nhoáng
(Thêm “sự”)
- Đổi: Chị ăn mặc
- Bỏ “với nhiều”, thêm “rất”
- Đổi: Phồn vinh giả tạo. 
Cần sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
IV.
- Lãnh đạo
- Chú hổ
Không phù hợp sắc thái ý nghĩa.
- Cầm đầu.
- Con hổ
Cần sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
V.
Không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
* Ghi nhớ: SGK.
B. Luyện tập:
- HS tự làm.
4. Củng cố:
? Khi sử dụng từ ta cần tránh những lỗi gì?
Phát hiện lỗi trong các VD sau và sửa.
(1) Cô ấy đảm đương lắm.
(2) Huynh đệ như thể chân tay.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học và nắm vững phần ghi nhớ.
- Vận dụng vào trong nói và viết.
- Soạn bài: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng soạn bài, tìm hiểu về cảnh sắc dặc trưng riêng của Hà Nội, của mùa xuân Bắc Bộ ..., trả lời câu hỏi SGK.
- Tiết sau học bài Ôn tập văn biểu cảm, chuẩn bị và làm theo nội dung đã hướng dẫn tuần trước.
Tuần: 16
Ngày soạn: 29 / 11 / 2011
Tiết: 62
Ngày dạy: /12 / 2011
Tập làm văn:
Ôn tập văn biểu cảm
A. Mục tiêu: HS nắm được:
1. Kiến thức: 
- HS ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm. Phân biệt văn tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm; cách lập ý và lập dàn bài cho 1 đề văn biểu cảm; cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: 
- Hoaứn thaứnh toỏt baứi vaờn bieồu caỷm 
3. Thái độ:
- Boọc loọ caỷm xuực phuứ hụùp trửụực moùi vaỏn ủeà trong cuoọc soỏng
ii. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài, bảng phụ 
- HS: Đọc và soạn bài trước ở nhà
iii. phương pháp – kĩ thuật:
- Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giải thích vấn đề.
iv. Các hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài học.
3. Bài mới:
I. Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả, tự sự với văn biểu cảm:
Hoạt động dạy - học
Nội dung
? Nêu sự khác nhau giữa văn miêu tả, tự sự với văn biểu cảm?
? Tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm? Vậy yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm có gì khác với văn tự sự, miêu tả? Cho ví dụ cụ thể?
GV nêu câu hỏi- gợi ý HS trả lời dựa vào phần chuẩn bị ở nhà.
? Đứng trước 1 vấn đề văn biểu cảm, ta cần thực hiện những thao tác nào?
? Hãy tìm ý cho đề bài trên?
(? Mùa xuân đến đã gợi cho em những cảm xúc gì? Em yêu thích điều gì nhất ở mùa xuân?)
? Bài văn biểu cảm có bố cục ntn? 
Với các ý đã tìm em định viết phần thân bài thành mấy đoạn?
? Nội dung phần kết bài?
? Lập dàn bài xong, các bước còn lại là gì?
Miêu tả - Tự sự
Biểu cảm
- Miêu tả: tái hiện đối tượng (Người, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó.
- Tự sự: Kể lại 1 câu chuyện (Sự việc) có đầu, có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Biểu cảm:
+ Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm P/c của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do vậy mà biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.
+ Yếu tố tự sự trong biểu cảm nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc -> thường là nhớ lại sự việc trong quá khứ. 
=> Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc.
II. Các bước làm bài văn biểu cảm:
Đề bài: Cảm nghĩ mùa xuân.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Biểu cảm.
- Đối tượng biểu cảm: mùa xuân.
- Tình cảm cần thể hiện: Yêu thích, say sưa.
2. Tìm ý, lập dàn ý:
- Mùa xuân:
+ Đem lại cho mỗi người 1 tuổi; đối với thiếu nhi, mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành.
+ Mùa xuân là mùa đâm chồi, nảy lộc của cây cỏ; mùa sinh sôi của muôn loài.
+ Mùa mở đầu cho 1 năm, mở đầu cho mọi kế hoạch, dự định mới.
* Dàn bài:
- Mở bài: Trong 4 mùa, em yêu thích nhất mùa xuân.
Xuân đến đem nhiều niềm vui mới, kế hoạch mới, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
- Thân bài:
+ Xuân đối với con người: đón tết nguyên đán, vui vẻ cùng gia đình, gặp mặt họ hàng; mỗi người thêm 1 tuổi mới; trẻ em được mặc quần áo mới, được lì xì, được đi chơi thật vui vẻ; xuân về đánh dấu sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần.
+ Xuân đối với cây cối, muông thú: là mùa cây cối đâm chồi, nảy lộc;uôn hoa khoe sắc; là tết trồng cây; là mùa để muông thú sinh sôi nảy nở.
+ Sử dụng nghệ thuật: so sánh, nhân hoá để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Kết bài:
+ Khẳng định tình yêu của mình với mùa xuân.
+ Mong đợi xuân về.
3. Viết bài:
4. Đọc và sửa lỗi: 
4. Củng cố:
- GV cho HS nói phần mở bài, kết bài theo dàn bài trên.
- Khái quát những nét đặc trưng của văn biểu cảm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại phần lí thuyết văn biểu cảm; xem lại các cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
- Tập lập dàn bài cho các đề trong SGK/191.
- Chuẩn bị tốt cho bài thi học kỳ.
***************************************************
Tuần 16 	Ngày soạn:3/12/2010 
Tiết 63: 	Ngày dạy: 9/12/2010
Văn bản:
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
A. Mục tiêu: Sau tiết học, HS nắm được:
1. Kiến thức: - HS cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút. Thấy được tình quê hương, đất nước tha thiết sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh. 
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ tác phẩm văn học.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. 
B. Chuẩn bị
1. GV: Soạn bài, bảng phụ 
2. HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1 ổn đinh tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Học xong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” em hiểu thêm được điều gì về Cốm?
? Đọc thuộc lòng 1 đoạn văn 5 – 6 câu em thích nhất trong văn bản. Nêu nhận xét về tình cảm của tác giả gửi gắm qua đoạn văn đó?
3. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
	-Bài Mùa xuân của tôi là đoạn đầu của thiên tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non, mở đầu cho nỗi nhớ thương mười hai tháng của tác giả. Bài văn đã tái hiện lại cảnh sắc mùa xuân trên đất Bắc, đồng thời thể hiện tình cảm tha thiết, nồng nàn của tác giả với quê hương, đất nước...
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung 
Mục tiêu: HS nắm được tác giả, xuất xứ của văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua các hoạt động tri giác ngôn ngữ.
? Giới thiệu đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Bằng?
? Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
GV giới thiệu về tuỳ bút “Thương nhớ 12”.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Vũ Đăng Bằng (1913 – 1984)
- Quê: Hà Nội.
- Sở trường: truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí.
2. Tác phẩm:
- Viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt do chiến tranh.
- Mùa xuân của tôi là đoạn đầu của tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” trong “Thương nhớ mười hai” .
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
Mục tiêu: HS đọc văn bản, tìm hiểu bố cục, nắm được giá trị nội dung, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa. trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu...
2 HS đọc văn bản: đọc diễn cảm.
GV nhận xét chung.
GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích SGK.
? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?
Mục tiêu: HS tìm hiểu đoạn 1, nêu những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa. trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu...
HS đọc đoạn 1.
- Tác giả đã liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với những quan hệ gắn bó nào?
- Nhận xét biện pháp ngôn từ và dấu câu?
? Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên và xã hội khác như: non – nước; bướm – hoa; trăng – gió; mẹ – conTheo em cách liên hệ này có tác dụng gì?
? Đoạn văn này đã bộc lộ thái độ và tình cảm nào của tác giả với mùa xuân quê hương?
Mục tiêu: HS tìm hiểu đoạn 2, cảm nhận về cảnh sắc, không khí đặc trưng của mùa xuân đất Bắc, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa. trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu...
HS đọc đoạn 2.
? Tìm các chi tiết nổi bật miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân đất nước.
GV: Cảnh sắc TN được gợi tả qua thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân vừa có cái lành lạnhnhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuânkhông khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình.
? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc ntn?
- HS theo dõi phần tiếp.
? Tác giả gọi mùa xuân đất bắc HN là “mùa xuân thánh thần của tôi” điều đó có ý nghĩa gì?
(Tác giả cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng, kì diệu của mùa xuân)
? Hãy tìm những chi tiết nói lên sức mạnh của mùa xuân?
(Mùa xuân tác động đến con người, thiên nhiên ntn?)
? Nhận xét về nghệ thuật và giọng điệu, dấu câu được sử dụng trong những câu văn trên? Tác dụng của biện pháp này?
? Qua đoạn văn tác giả đã cảm nhận được những điều kỳ diệu nào của mùa xuân? 
? Qua đây, tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc được bộc lộ?
? Em cảm nhận được gì về mùa xuân từ hình ảnh minh hoạ trong SGK?
( HStự bộc lộ)
Mục tiêu: HS tìm hiểu đoạn 3, cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân trong tháng giêng đất Bắc, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa. trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu...
HS theo dõi đoạn cuối.
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng?
( Nó được gợi tả bởi bầu trời và bữa cơm gia đình sau tết)
? Các chi tiết đó tạo thành cảnh tượng riêng nào của mùa xuân đất bắc vào độ tháng giêng?
? Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người?
? Nhà văn cảm thấy “Yêu tháng giêng nhất”. Điều đó cho thấy con người ở đây đã yêu mùa xuân đất bắc bằng 1 tình yêu ntn?
( Cụ thể, dồi dào, sâu sắc, bền bỉ, rộng mở)
? Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình đối với mùa xuân đất bắc tác giả đã làm ntn?
( Dùng yếu tố miêu tả, tự sự để biểu cảm)
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hoá. 
 ? Em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm từ tuỳ bút “Mùa xuân của tôi”?
? Em cảm nhận những gì sâu sắc nhất về mùa xuân đất Bắc qua văn bản này?
? Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của văn bản. Em hiểu thêm điều gì về tác giả Vũ Bằng?
(Tình yêu mùa xuân bền chặt; tình cảm thuỷ chung với quê hương; lòng mong mỏi cho đất nước hoà bình thống nhất để có mùa xuân sum họp) 
HS đọc ghi nhớ SGK.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
2. Bố cục:
- (1) từ đầu -> mê luyến mùa xuân: Tình cảm của con người với mùa xuân là 1 quy luật tất yếu tự nhiên.
- (2) tiếp -> mở hội liên hoan: cảnh sắc, không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- (3) còn lại: cảnh sắc mùa xuân từ sau rằm tháng giêng.
3. Phân tích:
a. Đoạn 1: Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân
- Tự nhiên như thế
- không có gì lạ hết
- Ai bảo non đừng thương nước; bướm.. hoa; trai.. gái; mẹ yêu con..
=> phép lặp từ ngữ, nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy tạo nhịp điệu cho lời văn thêm tha thiết
=> Khẳng định tình cảm của con người đối với mùa xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm đoán.
-> Tình cảm nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân quê hương.
b. Đoạn 2:Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc
- Cảnh sắc, không khí mùa xuân Bắc Việt.
+ Cảnh sắc: 
* Mưa riêu riêu gió lành lạnh.
+ Không khí: 
* Có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.
* Bàn thờ, đèn nến, hương trầm.
=> Không khí hài hoà với cảnh sắc -> Tạo 1 sự sống riêng của mùa xuân đất bắc.
- Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài naimầm nonphải trồi ra
- Mùa xuân trở lại, tim người tatrẻ hơn raanh cũng sống lại “thèm khát” yêu thương
- Gia đình đoàn tụtrong lòng cảm như có không biết bao nhiêu hoa mới nở bướm mới ra ràng mở hội liên hoan.
=> Tạo các hình ảnh so sánh mới mẻ diễn tả sinh động, hấp dẫn sức sống của mùa xuân.
+ Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa êm ái thiết tha. Câu dài được ngắt bằng nhiều dấu phẩy.
 => Phản ánh cảm xúc mãnh liệt của tâm hồn tạo nhạc điệu cho lời văn.
Mùa xuân khơi dậy:
* Năng lực sống cho muôn loài.
* Năng lực tinh thần cao quý.
* Tình yêu cuộc sống, quê hương của con người.
- Hân hoan, biết ơn, thương nhớ.
c. Đoạn 3: Cảm nhận mùa xuân trong tháng giêng nơi đất Bắc.
- Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong.
- Cỏ nức một mùi hương man mác.
- Mưa xuânnhững vệt xanh tươi hiện ở trên trờicó những làn sóng hồng hồng rung động
- Bữa cơm giản dị có cà om với thịt thănhay bát canh trứng cua
=> Không gian dần rộng rãi, sáng sủa.
 Không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật.
Cảm xúc: vui vẻ, phấn chấn trước 1 năm mới.
4. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Cảm xúc mãnh liệt.
- Chi tiết tinh tế.
- Lời văn giàu hình ảnh và nhịp điệu.
b. Nội dung:
- Vẻ đẹp của mùa xuân Bắc Việt.
- Tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.
* Ghi nhớ: SGK.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- Mùa xuân về mang theo những điều kỳ diệu nào? Tình cảm của tác giả được gửi gắm qua văn bản này là gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chọn 1 đoạn văn 5 – 6 câu và học thuộc -> nội dung của đoạn văn đó.
- Viết 1 đoạn văn nêu cảm xúc của em khi xuân về.
- Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương đọc văn bản, xác định bố cục, tìm hiểu phương thức biểu đạt của văn bản, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK.
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 CHUAN KTKN.doc