TUẦN 1
TIẾT 1
Văn bản:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường
- Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
TUẦN 1 TIẾT 1 Ngày soạn: 08- 08- 2010 Ngày dạy: 10- 08- 2010 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA “Lí Lan” Văn bản: A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm 3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : Lớp 7a1.. 7a2.. 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học . Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến cả lo lắng và sợ hãi.Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu quí của mẹ. Tiết học hôm nay sẽ làm rõ điều đó. .HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu chung ? Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? ( Nhật dụng) ? Giống văn bản nào chúng ta đã học ở lớp 6? ? Nhắc lại khái niêm về văn bản nhật dụng? HS: Nhắc lại khái niệm HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi. *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu VB GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm GV: Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc ? Em hãy xác định một vài từ khó? ? VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần? GV :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1. ? Theo dõi vb , em hãy cho biết : người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ? ? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con , hãy tìm những từ ngữ trong vb thể hiện điều đó Hs :Trao đổi (2’) trình bày Gv : Định hướng. ? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ( Tương phản) Hs : Phát hiện trả lời. ? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ? Hs : Thảo luận 3’.Trình bày GV gợi mở : Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình ? Hay vì lí do nào khác ? ? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ ? Hs : Tìm , trả lời. ? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con , em thấy người mẹ là người ntn? ? Em nhận thấy ở nước ta , ngày khai trường có diễn ra như ngày lễ của toàn xh không ? ( có) ? Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ? ? Học qua vb này ,có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em ? Hs : Bộc lộ. *Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em? Hs : Tự bạch. ? Nét nghệ thuật độc đáo của văn bản trên là gì? ? Nêu ý nghĩa của văn bản? Gv : Hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ. ? Thông điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì ? HS : Đọc ghi nhớ sgk/9. *HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn HS tự học - Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ cảu bản thân về ngày khai trường đầu tiên. - Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường - Học phần ghi nhớ - Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần? - Tâm trạng của nguòi mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con? - Soạn bài “ Mẹ tôi” I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.Thể loại :Cổng trường mở ra là một bài kí thuộc kiểu văn bản nhật dụng 2. Tóm tắt: II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc- tìm hiểu từ khó: a. Đọc văn bản b. Từ khó * Háo hức: Ở trạng thái tình cảm vui phấn khởi khi nghĩ đến một điều hay và nóng lòng muốn làm ngay điều đó * Nhạy cảm: Cảm nhận rất nhanh và tinh bằng các giác quan ,bằng cảm tính. * Can đảm: Có tinh thần mạnh mẽ ,không sợ gian khổ hay nguy hiểm, khó khăn 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục : Chia làm 2 phần - Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng. - Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ b. Phân tích *Nội dung Diễn biến tâm trạng của người mẹ: - Những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con: + Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp 1( Giúp mẹ thu dọn đồ chơi,háo hưc ngày mai thức dậy cho kịp giờ) + Vỗ về để con ngủ ,xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường. -Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được: + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự co ý nghĩa. + Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm ,không thể nào quyên của bản thân về ngày đầu tiên đi học + Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả + Mẹ lên giường trằn trọc không ngủ được + Mẹ nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng ® Yêu thương con , tình cảm sâu nặng đối với con Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường - Từ câu truyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai “ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra” ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc * Nghệ thuật - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm * Ý nghĩa của văn bản - Văn bản thể hiện tấm lòng ,tình cảm của người mẹ đối với con ,đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người 3. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk /9 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM .. *********************************************** TUẦN 1 TIẾT 2 Ngày soạn: 08. 08. 2010 Ngày dạy : 10. 08. 2010 Văn bản: MẸ TÔI ( E.- A- mi- xi) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Sơ lựơc về tác giả Ét - môn - đô đơ A - mi - xi - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư . 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................ 2. Bài cũ: ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường? ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” . Dù xh có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu . Tuy nhiên lúc nào ta cũng ý thức được điều đó , có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm . VB “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm. ? Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thông tin về tác giả . ? Văn bản được trích từ tác phẩm nào ? ? Những tấm lòng cao cả mang ý nghĩa giáo dục nào? ? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tôi ? Hs : Bộc lộ. Gv : Giảng Gv : Cho HS tóm tắt lại văn bản HS : Thảo luận nhóm sau đo trình bày HS: Phát biểu. Gv: Định hướng. * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản. GV: Cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình) Hs : Nêu , gv : Định hướng. ? Giải nghĩa của các từ khó? ? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong vb ? ? Em cảm nhận về người mẹ trong vb như thế nào chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết ? Hs: Tự bộc lộ. ? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từng phần? Gv : Gọi hs đọc đoạn 2 . ? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô? ? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn? HS:Thả lời ? Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk? Hs : Lựa chọn dấp án. ? Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố ? ? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ? Hs : Thảo luận (3’) trình bày . Gv : Định hướng. Gv : Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi cho En-ri – cô em rút ra được bài học gì Hs : Phát biểu. HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ” * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học - Thái độ của nguời cha ntn khi En- ri-cô xúc phạm mẹ? Qua VB em học đuợc bài học gì? - Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ , làm hết bài tập - Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê” I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: - Ét - môn - đô đơ A - mi - xi (1846-1908)là nhà văn I-ta-li-a 2.Tác phẩm: - Những tấm lòng cao cả Là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông - Cuốn sách gồm nhiều mẩu truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, trong đó ,nhân vật trung tam là một thiếu niên ,được viết bằng một dọng văn hồn nhiên trong sáng 3. Thể loại : Vb nhật dụng 4. Tóm tắt II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc tìm hiểu từ khó a. Đọc văn bản b.Tìm hiểu từ khó * Lễ độ : Thái độ được coi là đúng mực biết tôn trọng người khac khi giao tiếp * Hối hận : lấy làm tiếc và day dứt ,đau đớn tự trách mình khi nhận ra đã làm một điều gì đó sai lầm 2. Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 3 phần - Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Tình yêu thưong của người mẹ đối với En- ri- cô - Tiếp theo đến yêu thương đó ... sắc tình cảnh oái oăm, nghịch chướng: Tình cảm vợ chồng nồng thắm mà không được ở bên nhau * Bốn câu cuối Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy xanh xanh .xanh ngắt Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ® Đối nghĩa , điệp từ . Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ được tái hiện như những đợt sóng tình cảm triền miên không dứt. Nỗi sầu chất ngất, sự xa cách thăm thẳm , mịt mù 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người. - Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng cách điệu. - Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từgóp phần thể hiện giọng điệu cảm cảm xúc da diết, buồn thương. b. Nội dung: - Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chnh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. Ghi nhớ Sgk (Tr.93) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc những đoạn ngâm khúc đã sưu tầm được; Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn tất bài tập . - Soạn bài “Quan hệ từ” E. RÚT KINH NGHIỆM: . ****************************************************** TUẦN 7 TIẾT 27 Ngày soạn: 13- 09- 2010 Ngày dạy: 24 - 09 - 2010 BÁNH TRÔI NƯỚC (Tự học có hướng dẫn)- Hồ Xuân Hương - Văn bản : A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể loại của văn bản. - Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................ 2. Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” ? ? Cho biết nd của của bài thơ. ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Nếu như với bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc” Đoàn thị Điểm từng được xem là 1 phụ nữ có sắc có tài “ Xuất khẩu thành chương , bản chất thông minh” thì tài năng ấy 1 lần nữa ta cũng sẽ bắt gặp ở HXH 1 người là mệnh danh là bà chúa thơ nôm là thi hào dân tộc . Là nhà thơ của phụ nữ . Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “ Bánh trôi nước “ được xem là 1 trong những bài thơ nổi tiếng , tiêu biểu cho tư tưởng nt của HXH. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1:Giới thiệu chung về tác giả,tác phẩm và hoàn cảnh ra đời ? Nêu đôi nét về HXH ? Bài thơ được viết theo thể loại gì ?Vì sao em biết ? Hs : Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật Số câu 4 ( tứ tuyệt) mỗi câu 7 chữ ( thất ngôn) trong đó các câu 1,2,4 vần với nhau Gv: Định hướng. *HOẠT ĐỘNG 2: Đọc-Tìm hiểu nội dung bài thơ. GV: Gọi HS đọc bài thơ – giải thích từ khó ? Em hiểu gì về chiếc bánh trôi nước ? ( Dựa vào chú thích sgk) ? Tính đa nghĩa trong bài thơ “ Bánh trôi nước” là thế nào Hs : Trình bày ý kiến . Gv : Giải thích. Tạm hiểu : đa nghĩa là nhiều nghĩa . đa tính - Là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương , thi ca nói chung . - Nghĩa thứ 1 : về nd miêu tả bánh trôi nước - Nghĩa thứ 2 : thuộc về nd phản ánh phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xh cũ ? Với nghĩa thứ nhất , bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Hs : Phát biểu. Gv : Giảng. Bánh có màu trắng của bột Bánh được nặn thành viên tròn , nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão , ít nước quá thì rắn. Khi luộc trong nước đun sôi , bánh chín thì nổi lên , bánh chưa chín thì còn chìm xuống ? Với nghĩa thứ 2 , bánh trôi thể hiện phẩm chất , thân phận người phụ nữ ntn? Hs: Thảo luận (3’) - Hình thức : xinh đẹp - Phẩm chất : Trong trắng , dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắc , thuỷ chung tình nghĩa . ? Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ VN ngày xưa ? Hs:Thảo luận: Gv :định hướng. - Thân phận : chìm nỗi bấp bênh giữa cuộc đời. - Thân phận chìm nỗi bấp bênh , bị lệ thuộc vào xh - Ngôn ngữ trong sáng giản dị , chủ yếu là thuần việt , không hoa mĩ cầu kì . * Thảo luận 3p: Từ phân tích trên , em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ của HXH trong bài thơ Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. HS : Thảo luận bài luyện tập ? Em hãy nêu yêu cầu của phần luyện tập ? * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng bài thơ ; Học thuộc ghi nhớ - Soạn câu hỏi ở bài “ Sau phút chia li”. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Lai lịch chưa rõ ràng, - HXH được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. 2. Tác phẩm: - Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục:Chia hai phần b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình c. Phân tích *Hai câu đầu. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi 3 chìm .. Thành ngữ thuần việt => Thể hiện hình thể xinh đẹp , trong trắng nhưng chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời * Hai câu cuối: Rắn nát tay kẻ nặn ..vẫn giữ tấm lòng son => Phẩm chất cao quí , sắc son , thuỷ chung tình nghĩa . 3. Tổng kết. a. Nghệ thuật: - Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật . - Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. b. Nội dung: - Bài thơ Bánh trôi nước: là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối thân phận chìm nổi của họ. * Ghi nhớ Sgk/95 4. Luyện tập Những câu hát than thân + Thân em như trái bần trôi Gío dập sóng dồn biết tấp vào đâu + Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày + Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa + Thân em như củ ấu gai ruột trong thì trắng ruột ngoài thì trong III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: ................ ****************************************************** TUẦN 7 TIẾT 28 Ngày soạn: 13- 09- 2010 Ngày dạy: 24 - 09 - 2010 QUAN HỆ TỪ Tiếng Việt: A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ từ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. Lưu ý: Hs đã học quan hệ từ ở bậc tiểu học. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm về quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................ 2. Kiểm tra bài cũ : ? Việc dùng từ Hán Việt có tác dụng gì?Và nó cũng có những hạn chế gì?Cho ví dụ? ? Người ta sử dụng từ HV để làm gì ? Nếu sử dụng lạm dụng từ HV sẽ làm cho lời ăn tiếng nói ntn? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với quan hệ từ . Bài học hôm nay một lần nữa củng cố các em về dùng quan hệ từ ở trong câu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ, Tìm hiểu cách sử dụng quan hệ từ. - Gv: Treo bảng phụ các vd sgk/97 ? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học,em hãy xác định quan hệ từ trong 3 ví dụ trên? - Hs : Trả lời tại chỗ. ? “ Của” trong vd 1 liên kết với thành phần nào trong cụm danh từ ? Từ “của” biểu thị ý nghĩa gì? - Của liên kết với định ngữ “ mẹ” với danh từ “ gà”,biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu ? Tương tự ví dụ 2,3 ? - Hs : Thảo luận:(3’) ? Từ những phân tích trên em thấy từ |của ,như có thể gọi là gì ? chúng dùng để làm gì ? - Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời. - Gv: Ra bài tập nhanh: Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu: Đây là thư của Lan (3 cách) Đây là thư của Lan Đây là thư do Lan viết Đây là thư gửi cho Lan(không phải cho tôi nên tôi không nhận) - Gv: Kết luận: Việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có liên quan đến ý nghĩa của câu.Vì vậy không thể bỏ được quan hệ từ một cách tùy tiện. - Gv: Cho hs đọc các vd sgk được ghi ở bảng phụ ? Trong các trường hợp đó trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ , trường hợp nào không ? (trường hợp bắt buộc ghi dấu +, không bắt buộc -) a(-) ;b(+) ; c( -) ; d (+) ;e(-) ;g(+) ; h(+) ; I(-) ? Em hãy tìm quan hệ từ thường dùng với cặp quan hệ từ nếu , vì , tuy , hễ , sỡ dĩ ? Nếu thì ; Vì nên ; Tuy nhưng ; Hễ thì Sở dĩlà vì . ? Em hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ đó ? - Hs : Làm theo nhóm .lên bảng trình bày. - Gv : Làm mẫu. Nếu trời mưa thì đường lầy lội Vì chăm học và học giỏi nên Nam được khen Tuy nhà xa nhưng bắc vẫn đi học đúng giờ Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan ? Qua phân tích em có nhận xét gì về cách dùng quan hệ từ ? ghi nhớ sgk - Hs : Dựa ghi nhớ trả lời. *HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn luyện tập Gv : Làm mẫu một bài ở lớp. giao bài tập hs thực hiện ở nhà. * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Về nhà làm các bài tập còn lại. - Soạn trước bài :Tập làm văn bà bài “Qua đèo Ngang” I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Thế nào là quan hệ từ a. Xét Vd: Bảng phụ - VDa. Của: Liên kết giữa định ngữ mẹ và danh từ con gà ® Biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu - VDb. Như: Liên kết với bổ ngữ hoa và tính từ đẹp ® Quan hệ so sánh - VDc. Bởi .. nên: Nối 2 vế của câu ghép ® Quan hệ nhân quả - VDd: Nhưng : Biểu thị quan hệ đối nghịch giữa mẹ thường.....và hôm nay. b. Kết luận: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh nhân quả,...giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn. 2. Sử dụng quan hệ từ a. XétVD: Bảng phụ a (-) e (-) b (-) g (+) c (-) h (+) d (+) I (-) ® Có trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa .Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ . Có 1 số quan hệ từ dùng thành cặp. Nếu thì ; Vì nên ; Tuy nhưng ; Hễ thì Sở dĩlà vì . * Ghi nhớ Sgk/98 II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: HS tự tìm . Bài tập 2 : Điền qht thích hợp Và , với , với , nếu , thì , và Bài tập 3: Trong các câu , câu nào đúng, câu nào sai . - a(-) ;b ( +) ; c (-) ; d (+) ; e(-) ; g (+) ; h (-) ; I (+) ;k(+) ; l(+) Bài tập 5 : Phân biệt nghĩa - Nó gầy nhưng khoẻ ( tỏ ý khen ) - Nó khoẻ nhưng gầy ( tỏ ý chê) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: ................ ******************************************************
Tài liệu đính kèm: