Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17 - Văn bản: Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà), Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải

Giáo án Ngữ văn 7 tiết  17 - Văn bản: Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà), Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải

Tiết 17: Văn bản: 1. SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà)

 2. PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải

I.Mục tiêu: Giúp HS:

KT: Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”.

KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, nhận biết và tìm hiểu thơ Đường luật.

TĐ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II.Chuẩn bị:

 GV: bài soạn, bảng phụ (bảng phiên âm chữ Hán )

 HS: SGK, bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 10314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17 - Văn bản: Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà), Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/.2010
Ngaøy daïy: 15/9/2010
Tiết 17: Văn bản: 1. SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà)
 2. PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải
I.Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”. 
KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, nhận biết và tìm hiểu thơ Đường luật.
TĐ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
II.Chuẩn bị:
 GV: bài soạn, bảng phụ (bảng phiên âm chữ Hán )
 HS: SGK, bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc diễn cảm và phân tích bài ca dao mà em thích nhất trong số những câu hát châm biếm mà em đã học? .
IV.Tiến trình dạy hoc: .
Noäi dung
A. VB:SOÂNG NUÙI NÖÔÙC NAM
 I.Đọc, tìm hiểu chú thích:
*Thể thơ: 
Thất ngôn tứ tuyệt.
II.Đọc- Hiểu VB:
1.Hai câu đầu:
 Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước.
2. Hai câu sau: 
Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược.
 III/ Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/65.
B/ VB: PHÒ GIÁ VỀ KINH 
 (Trần Quang Khải)
I. Đọc, tìm hiểu chung:
* Tác giả:
*Thể thơ: 
Ngũ ngôn tứ tuyệt
II, Đọc - Hiểu VB:
1.Hai câu đầu: 
Khẳng định chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống quân Mông-Nguyên xâm lược.
 2.Hai câu sau: 
Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
III/ Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/ 68 
IV.Luyện tập:
*Điểm giống nhau của hai bài thơ:
Hai bài thơ đều thể hiện khí phách của dân tộc, diễn đạt ý tưởng bằng cách nói chắc nịch, cô đúc, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một.
 .
Hoạt động của GV
: Trong chương trình NV7 các em sẽ học thơ trữ tình trung đại chữ Hán đó là hai bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò gía về kinh. Hai bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng...Là người Việt Nam chúng ta cần biết đến hai bài thơ này.
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung
- Hướng dẫn đọc: Dõng dạc, trang nghiêm 
- Đưa bảng phụ ghi VB
- GV giơí thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ
? Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích * để nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
- Nhận xét, giảng về luật thơ...
- Bài “Sông núi nước Nam” được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. 
?Vậy thế nào là một bản Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này được bố cục như thế nào? Gồm những ý cơ bản nào? 
*Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm. 
Bố cục thật chặt chẽ và được sắp xếp hợp lí.
 ? Đã nói đến thơ là phải có biểu ý (bày tỏ ý kiến),và biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) .Vậy văn bản SNNN có hình thức biểu ý, biểu cảm như thế nào?
 * Giải thích: Bài thơ thiên về biểu ý bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. Ở đây, cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng...
- ? Đọc bài thơ, qua các cụm từ "tiệt nhiên"... em có nhận xét gì về giọng điệu bài thơ? 
- Giảng: Giọng thơ dõng dạc, đanh thép... 
 - Từ việc phân tích hướng HS vào kết luận 
->Ghi nhớ SGK/65.
HĐ2: Tìm hiểu bài 2.
- Hướng dẫn đọc
- Đưa bảng phụ.
 ? Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích * để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
- Giảng: 
- ? Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.
- Giảng: 
* Bài thơ được tác giả diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng.
-> ghi bài (2). -> Ghi nhớ SGK/68.
HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
- ? Qua tìm hiểu, cho biết hai bài thơ có điểm gì giống và khác nhau?
- Tổng kết: 
- Hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập.
Hoạt động của HS
HĐ1:
- Luyện đọc,
 nhận xét...
- Đọc phần giải nghĩa yếu tố Hán Việt
- Nhận dạng thể thơ
Giải thích TNĐL
Trình bày ...ý cơ bản của bài thơ
Thảo luận nhóm
 Giải thích vì sao...
- Đọc lại bài thơ
Nhận xét giọng điệu...
Đọc ghi nhớ/65
-HĐ2:
 Đọc chú thích/66,67
- Luyện đọc.
- Đọc phần giải nghĩa yếu tố Hán Việt.
- Thảo luận nhóm
giải thích sự khác...
nhận xét về cách biểu ý, biểu cảm
- Đọc lại 2 bài thơ.
 Rút ra điểm giống và khác nhau... 
Thực hiện luyện tập
V. Hướng dẫn töï hoïc:
1.Bài vừa học:
- Đọc thuộc văn bản (phiên âm, dịch thơ).
- Nắm nội dung bài, học ghi nhớ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong từng bài.
- Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của 2 câu cuối của bài “ PGVK”.
2.Bài sắp học: Từ Hán Việt
- Soạn bài tập tìm hiểu.
- Đọc Ghi nhớ.
- Định hướng phần Luyện tập.
* Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17a.doc