Giáo án Ngữ văn 7 tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Tiết 23: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

I.Mục tiêu cần đạt:

1.KT: - Các đặc điểm cụ thể của văn bản biểu cảm.

- Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện lại đối tượng được miêu tả.

2.KN: Rèn luyện kĩ năng nhận biết cách biểu đạt tình cảm trong văn bểu cảm, biết xác định bố cục của bài văn.

3.TĐ: Bồi dưỡng cho HS tính trung thực.

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: soạn bài

2.Học sinh: SGK, bài soạn

III.Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6852Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7.10.2006
Tiết 23: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.KT: - Các đặc điểm cụ thể của văn bản biểu cảm.
- Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện lại đối tượng được miêu tả.
2.KN: Rèn luyện kĩ năng nhận biết cách biểu đạt tình cảm trong văn bểu cảm, biết xác định bố cục của bài văn.
3.TĐ: Bồi dưỡng cho HS tính trung thực.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: soạn bài
2.Học sinh: SGK, bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào? Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
IV.Tiến trình dạy hoc: Tiết học trước, đã hiểu được thế nào là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì? Tiết học này ...
Nội dung 
I.Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm:
1. Bài văn “ Tấm gương”:
- Bài văn ngợi ca đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.
- Mượn hình ảnh tấm gương để ca ngợi đức tính trung thực của con người vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh (BC gián tiếp).
*Bố cục.
MB. Nêu cụ thể phẩm chất của gương: ngay thẳng, trong sạch.
TB: Các đức tính của tấm gương.
KB: Khẳng định lại ý mở bài -> biểu dương lòng trung thực.
2. Đoạn văn trích “Những ngày thơ ấu” ( Nguyên Hồng):
- Biểu hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
- Biểu cảm trực tiếp (tiếng kêu, lời than, câu hỏi BC).
3. Ghi nhớ: (SGK/86)
II. Luyện tập:
a/ - Bài văn thể hiện tình cảm buồn, nhớ khi xa trường, xa bạn của tuổi học trò.
- Gọi hoa phượng là hoa học trò vì đó là loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học -> thành biểu tượng của sự chia ly ngày hè đối với học trò.
b/ Mạch ý:
- Đoạn 1: Nỗi buồn thẫn thờ ( vì sắp xa nhau ngay khi còn ở trước mặt.)
- Đoạn 2: Nói về sự trống vắng (phượng ở lại một mình).
- Đoạn 3: Cảm giác cô đơn.
c/ - Biểu cảm trực tiếp (những câu cảm thán).
- Biểu cảm gián tiếp (dùng hình ảnh hoa phượng để biểu hiện tâm tình ...).
Phương pháp
HĐ1: Tìm hiểu bài văn “Tấm gương”.
HS đọc bài văn
GV hỏi: Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã làm như thế nào?
HS trình bày.
GV nhận xét.
GV hỏi: Bố cục bài văn gồm những phần nào? Phần kết bài và mở bài có quan hệ như thế nào với nhau? Phần thân bài nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào? 
HS thảo luận, trình bày, GV ghi bảng, nhận xét:
- MB: Nêu một vật có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho phẩm chất trung thực của con người.
- KB: Nhắc lại ý mở bài, củng cố việc biểu dương lòng trung thực.
- TB: Các đức tính của tấm gương:
+ Tính trung thực của gương ... bộ mặt thế nào, gương soi thế ấy.
+ Những kẻ soi gương: kẻ xấu người tốt trong đời, những người trong sử sách xưa nay...
+ Tâm hồn đẹp hơn gương mặt đẹp.
-> Những ý trên đều gắn chặt với chủ đề bài văn: Biểu dương tính trung thực -> Con người cần có lòng trung thực.
GV hỏi: Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
HS trình bày.
GV: rõ ràng, chân thực, tạo nên giá trị và sức hấp dẫn cho bài văn.
HĐ2: Tìm hiểu đoạn văn trích “Những ngày thơ ấu”.
HS đọc đoạn văn.
GV hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào dấu hiệu nào mà em đưa ra nhận xét như thế?
HS thảo luận, trình bày, GV giảng...
GV hỏi: Qua tìm hiểu các bài tập, em hiểu được kiến thức gì về đặc điểm của văn bản biểu cảm? (Tình cảm trong bài? Cách biểu đạt tình cảm? Bố cục bài văn ?)
HS trình bày.
GV kết luận., HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập, củng cố.
HS đọc bài văn Hoa học trò ( Xuân Diệu).
GV hướng dẫn HS luyện tập theo câu hỏi SGK/87.
HS trình bày -> GV nhận xét.
GV củng cố, khắc sâu kiến thức. 
V. Hướng dẫn về nhà:
1.Bài vừa học:
- Nắm nội dung bài, học ghi nhớ.
2.Bài sắp học: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
- Tìm hiểu : Đề văn biểu cảm, các bước làm bài văn biểu cảm.
- Trả lời câu hỏi SGK.
VI. RKN, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 23a.doc