Tiết 89: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Công dụng của trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
2. Kĩ năng:
- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.
- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
3. Thái độ: Hiểu được giá trị của trạng ngữ trong nói và viết.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
Ngày soạn: 06/02/2012 Ngày dạy: 13/02/2012 Tuần 25 Tiết 89: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU( TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Công dụng của trạng ngữ. - Cách tách trạng ngữ thành câu riêng. 2. Kĩ năng: - Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu. - Tách trạng ngữ thành câu riêng. 3. Thái độ: Hiểu được giá trị của trạng ngữ trong nói và viết. II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Gợi tìm, quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan. 2. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì ? Cho ví dụ ? 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Công dụng của trạng ngữ Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa. H: Tìm trạng ngữ trong đoạn văn a của nhà văn Vũ Bằng ? Học sinh tìm trạng ngữ. H: Tìm trạng ngữ ở đoạn văn b ? H: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu, nhưng vì sao trong các câu văn trên, ta không nên hoặc không thể lược bớt trạng ngữ ? HS: Vì khi nói, viết nếu sử dụng các trạng ngữ hợp lí sẽ làm cho ý tưởng câu văn được thể hiện sâu sắc, biểu cảm hơn. H: Em có nhận xét gì về cấu tạo của các trạng ngữ trên ? HS: là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. H: Trạng ngữ ở trong các đoạn văn trên có công dụng gì? HS: a. Trạng ngữ bổ sung thêm thông tin cho câu văn miêu tả được đầy đủ hơn, làm cho câu văn cụ thể hơn, biểu cảm hơn. b. Nếu không có trạng ngữ thì câu văn sẽ thiếu cụ thể và khó hiểu). H: Trong văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân- kết quả...).Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy ? HS: Nối kết các câu văn, đoạn văn. H: Trạng ngữ có những công dụng gì ? Hoạt động 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa H: Tìm trạng ngữ ở đoạn văn? H: Câu in đậm có gì đặc biệt ? HS: là trạng ngữ được tách thành câu riêng để nhấn mạnh ý. H: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng như trên có tác dụng gì ? Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình. Hoạt động 3: Luyện tập 1. Học sinh đọc lần lượt từng bài tập - Tìm trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong đoạn trích ? ->Tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, vừa giúp cho bài văn rõ ràng, dễ hiểu. 2. Chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành ? I. Công dụng của trạng ngữ: 1. Ví dụ: a.- Thường thường, vào khoảng đó. - Sáng dậy - Trên dàn thiên lí. - Chỉ độ 8,9 giờ sáng, trên bầu trời trong trong. b- Về mùa đông 2. Ghi nhớ 1 : SGK (47) II. Tách trạng ngữ thành câu riêng: 1. Ví dụ: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. 2. Ghi nhớ 2: SGK (47). III Luyện tập: Bài 1: a. Ở loại bài thứ nhất, ở loại bài thứ hai b. Lần đầu tiên chập chững bước đi, lần đầu tiên tập bơi, lần đầu tiên chơi bóng bàn. Bài 2: a. Năm 72. -> Tách trạng ngữ có tác dụng nhấn mạnh tới thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước. b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những tiếng đờn li biệt, bồn chồn. -> Làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối.). Nếu không tách trạng ngữ ra thành câu riêng, thông tin ở nòng cốt câu có thể bị thông tin ở trạng ngữ lấn át. Sau nữa việc tách câu như vậy còn có tác dụng nhấn mạnh sự tương đồng của thông tin mà trạng ngữ biểu thị, so với thông tin ở nòng cốt câu. 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Chuẩn bị: Kiểm tra Tiếng Việt IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Tài liệu đính kèm: