Giáo án Ngữ văn 7 tiết 98, 99: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 98, 99: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

 Hoài Thanh

I. MỤC TIÊU: Hs nắm được:

1. Kiến thức:

- Sơ giản hiểu về nhà văn Hoài Thanh.

- Thấy được quan niệm của t/g về nguồn gốc của văn chương.

- Thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học.

- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.

- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn NL.

3. Thái độ:

- Gd lòng yêu thích văn chương.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 98, 99: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Ngày soạn: 23 / 02 / 2012
Tiết: 98
Ngày dạy: /02 / 2012
ý nghĩa văn chương
 Hoài Thanh
i. Mục tiêu: Hs nắm được: 
1. Kiến thức:
- Sơ giản hiểu về nhà văn Hoài Thanh.
- Thấy được quan niệm của t/g về nguồn gốc của văn chương.
- Thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn NL.
3. Thái độ:
- Gd lòng yêu thích văn chương.
ii. chuẩn bị:
- Gv: giáo án, TLTK
- Hs: học bài cũ, soạn bài mới.
iii. phương pháp – kĩ thuật
- Vấn đáp, tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, tư duy.
iv. tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì?
3. Bài mới:
	Hoạt động dạy - học
Nội dung
? Dựa vào chú thích sgk, em hãy nêu những nét chình về tác giả?
? Nêu hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm?
? Văn bản thuộc thể loại nào?
Một bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra 1 vấn đề để bàn bạc. Em hãy cho biết bài văn nghị luận này nói về vấn đề gì?
Bài văn nghị luận này cho chúng ta thấy được ý nghĩa của văn chương trong đời sống.
Gv hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích sgk và đọc mẫu đoạn 1 từ đầu đến “thương cả muôn vật, muôn loài” cho học sinh.
Thầy vừa đọc xong phần đầu, vậy em nào có thể khái quát nội dung thầy vừa đọc trên?
Câu văn nào là luận điểm chứa nội dung khái quát em vừa nêu?
Gv mời hs khác đọc đoạn tiếp theo đến “Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”.Theo em nội dung khái quát của đoạn này là gì?
Gv mời 1hs đọc đoạn cuối. Nội dung khái quát của đoạn này là gì?
Sau khi đã xác định được nội dung khái quát của các đoạn, em hãy cho biết bài “ý nghĩa văn chương” có tuân theo các trình tự mở bài, thân bài, kết luận của một bài văn nghị luận không?
? Trong đoạn 1, tác giả đi tìm nguồn gốc của văn chương bắt đầu từ câu chuyện gì?
Các em hãy quan sát câu chuyện Hoài Thanh kể trong phần đầu SGK và cho biết tại sao thi sĩ Ấn Độ lại khóc?
GV Nhà thơ Ấn Độ trông thấy một sinh vật bé nhỏ đang vật vã, đau đớn với vết thương có lẽ là rất nặng. Từ láy run rẩy gợi cho chúng ta liên tưởng đến hình ảnh con chim đang cận kề với cái chết, sắp trút hơi thở cuối cùng của mình. Như vậy, mở đầu văn bản, Hoài Thanh đã dẫn ra 1 câu chuyện kể về 1 con chim bị thương. Sự kiến ấy tưởng như không có một tác động nào đến cuộc sống vốn đang diễn ra của nhà thi sĩ Ấn Độ. Thế nhưng bằng trái tim tràn ngập lòng yêu thương, người thi sĩ ấy không giấu nổi niềm xúc động. Dường như chúng ta cảm nhận được trong câu chuyện đang có một con người đồng cảm, đau cùng nổi đau của con chim sắp chết.
? Vậy, Hoài Thanh kể ra câu chuyện này nhằm mục đích gì? - Chỉ ra nguồn gốc của thi ca.
Hs đọc đoạn 1 + 2.
Sau khi đọc đoạn này, em rút ra được điều gì? Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
Em hiểu cốt yếu là gì ?
Cốt yếu là cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả.
Câu hỏi thảo luận nhóm 2 bàn: Có ý kiến cho rằng, quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương như vậy là chưa đủ. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Em hãy tìm dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình.
Gợi ý: Ở những học kỳ trước, các em đã được học rất nhiều tác phẩm văn học. Ngay ở đầu học kỳ 2, chúng ta đã học khá nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, tục ngữ về con người xã hội. Theo em, những câu tục ngữ ấy ra đời xuất phát từ nhu cầu gì của con người? Văn chương bắt nguồn từ đâu?
→ Từ cuộc sống lao động
+ Từ thực tế đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm : Lượm, Đêm nay Bác không ngủ
+ Từ trò chơi sân khấu dân gian.VD: Quan âm Thị Kính
 Như vậy, quan niệm văn chương bắt nguồn từ lòng thương người, thương vật là đúng nhưng vẫn có các quan niệm khác như văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người, từ kháng chiến, từ văn hóa, lễ hội, trò chơi. Tuy các quan niệm là khác nhau nhưng chúng không loại trừ nhau mà ngược lại còn có thể bổ sung cho nhau.
?Qua phần đầu, chúng ta còn được học thêm một cách nêu vấn đề rất độc đáo của nhà văn Hoài Thanh. Em nào có thể nhận xét về những lí lẽ và dẫn chứng đã đưa ra trong đoạn mở bài này ?
Bằng những dẫn chứng tưởng như không có gì liên quan thông qua một câu chuyện cảm động, Hoài Thanh đã chứng minh quan điểm của mình một cách tự nhiên mà đọc đáo, giàu sức thuyết phục. Thông qua đó chúng ta cũng học được cách nêu vấn đề sáng tạo của Hoài Thanh. Đó là nghị luận xen lẫn yếu tố tự sự, miêu tả. Gv chuyển ý – tiết sau tìm hiểu công dụng, ý nghĩa của văn chương.
i. tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hoài Thanh 1909 – 1982, là nhà phê bình văn học xuất sắc.
- Quê ở huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Năm 2000 được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
2. Văn bản:
- Viết năm 1936 trong cuốn văn chương và hoạt động.
- Thể loại: văn nghị luận về vấn đề văn chương.
ii. đọc – hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục:
- Mở bài (Đoạn 1,2): Nguồn gốc văn chương xuất phát từ tình yêu thương con người.
-Thân bài (Đoạn 3 -7): Bàn về nhiệm vụ, công dụng của văn chương.
- Kết bài (Đoạn 8): ý nghĩa của văn chương trong đời sống con người.
3. Phân tích:
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn loài muôn vật → lòng nhân ái.
- Về nghệ thuật: Nêu vấn đề bằng cách dẫn ra một câu chuyện; 
4. Củng cố:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
? Em rút ra bài học gì về tình cảm từ câu chuyện kể của một nhà thơ ấn Độ về con chim bị thương?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học nắm vững nội dung bài đã học; tiếp tục tìm hiểu nội dung còn lại - đọc kĩ và trả lời các câu hỏi sgk;
- Hs yếu xem lại vở ghi, đọc kĩ văn bản;
- Ôn tập kĩ phần văn bản đã học từ đầu học kì II, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Văn.
Tuần: 27
Ngày soạn: 23 / 02 / 2012
Tiết: 99
Ngày dạy: /02 / 2012
ý nghĩa văn chương (Tiếp)
 Hoài Thanh
i. Mục tiêu: Hs nắm được: 
1. Kiến thức:
- Tiếp tục thấy được quan niệm của t/g về nguồn gốc của văn chương.
- Hiểu được công dụng và ý nghĩa của văn chương;
- Thấy được luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn NL.
3. Thái độ:
- Gd lòng yêu thích văn chương.
ii. chuẩn bị:
- Gv: giáo án, TLTK
- Hs: học bài cũ, soạn bài mới.
iii. phương pháp – kĩ thuật
- Vấn đáp, tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, tư duy.
iv. tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì?
3. Bài mới:
	Hoạt động dạy - học
Nội dung
Các em hãy đọc 2 câu đầu của phần thân bài và cho biết: Hoài Thanh quan niệm văn chương có những nhiệm vụ nào?
- Phản ánh sự sống, sáng tạo sự sống.
? Ta hiểu “hình dung” trong đoạn này có nghĩa là gì?
- Là danh từ - hình ảnh thu nhỏ, kết quả của sự phản ánh, miêu tả trong văn chương.
Em hãy tìm dẫn chứng để chứng minh rằng văn chương phản ánh cuộc sống qua các bài văn đã học?
Gợi ý 
- Phản ánh cuộc chiến đấu: Lượm - Tố Hữu.
- Phản ánh lao động: ca dao
- Phản ánh cuộc sống bình thường: Cuộc chia tay của những con búp bê
Gv Cuộc sống của con người vốn muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Không những phản ánh đời sống, văn chương còn có nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống. Chúng ta có thể thấy điều đó qua những câu chuyện cổ tích phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực xã hội vì sự công bằng cho người dân lao động của người xưa như trong truyện Cây bút thần của Trung Quốc, Thạch Sanh ở Việt Nam
? Với 2 nhiệm vụ như vậy, văn chương đã có những công dụng gì trong đời sống của con người ?
Gv chốt nguồn gốc của văn chương là lòng thương người do vậy công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
? Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Em cảm nhận như thế nào về cái chết của DC và sự ân hận của DM?
? Như vậy Hoài Thanh viết “ Một người hàng ngày chỉ biếthay sao” là đúng hay sai? 
? Em đã học nhiều tác phẩm văn chương, tác phẩm nào tác động sâu sắc nhất đến tình cảm của em? Hãy nói về tác động đó để xác nhận quan điểm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương?
? Văn chương có tác động như thế nào đến tình cảm của con người ?
? ý nghĩa của văn chương trong đời sống con người được Hoài Thanh tổng kết lại như thế nào, em hãy nói theo ý hiểu của mình?
 Gv nghèo nàn ở đây không phải là sự thiếu thốn về mặt vật chất, các em nên hiểu đó là sự nghèo nàn về mặt tinh thần, tình cảm của con người.
Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài văn nghị luận trên của Hoài Thanh? Nêu lên một giả định để khẳng định 1 vấn đề.
GV Có người đã từng nói văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. Còn nhà văn là kĩ sư tâm hồn, là người bạn, người thầy, người đồng chí, người đồng hành cùng ta trong suốt cuộc đời. Hoài Thanh thêm một lần nữa đề cao ý nghĩa của văn chương thật quan trọng và bền lâu trong đời sống con người
? Bài văn nghị luận của Hoài Thanh mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về văn chương?
Qua văn bản này, em đã học được thêm gì từ phong cách viết văn nghị luận của Hoài Thanh ?
 Gốc của văn chương là tình cảm nhân ái. Văn chương làm giàu tình cảm con người, làm đẹp cho cuộc sống. Hoài Thanh đã đem lại cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc đó bằng lối văn nghị luận dồi dào lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh và nhất là bằng tình yêu văn chương, trân trọng và đề cao văn chương như 1 giá trị không thể thay thế trong đời sống tình cảm của con người. Hi vọng rằng sau khi học xong bài này các em sẽ thấy được ý nghĩa quan trọng của văn chương trong cuộc sống và càng thêm trân trọng những giá trị của văn chương. Các em sẽ thích học văn cũng như đọc văn hơn để làm đẹp hơn cho tâm hồn, tình cảm của mỗi chúng ta.
ii. đọc - hiểu văn bản
3. Phân tích
b. Nhiệm vụ và Công dụng của văn chương.
* Nhiệm vụ:
- Văn chương phản anh sự sống muôn hình vạn trạng.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống.
* Công dụng của văn chương.
- Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người.
- Tạo những tình cảm chưa có;
- Luyện những tình cảm sẵn có;
- Làm đẹp những thứ bình thường;
* ý nghĩa của văn chương.
- Thế giới sẽ nghèo nàn và thực dụng nếu không có văn chương.
III. Tổng kết – ghi nhớ.
4. Củng cố:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
? Văn chương có công dụng và ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
? Bài văn nghị luận của Hoài Thanh mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về văn chương?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học nắm vững nội dung bài đã học; 
- Hs yếu xem lại vở ghi, đọc kĩ văn bản;
- Ôn tập kĩ phần văn bản đã học từ đầu học kì II, tiết sau kiểm tra 1 tiết Văn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 98 99 Y NGHIA VAN CHUONG.doc