Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 18

Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 18

A. Mức độ cần đạt:

- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

 - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm điạ phương.

2. Kỹ năng:

 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.

3. Thái độ: - Có thức rèn luyện, trau dồi ngôn ngữ một cách toàn diên.

C. Phương pháp: - Phát vấn, phân tích, lấy ví dụ và bài tập.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 	 Ngày soạn: 22/12/2012
Tiết 69 	 Ngày dạy: 24/12/2012
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mức độ cần đạt:
- Biết cách khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
 - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm điạ phương.
2. Kỹ năng: 
 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.	
3. Thái độ: - Có thức rèn luyện, trau dồi ngôn ngữ một cách toàn diên. 
C. Phương pháp: - Phát vấn, phân tích, lấy ví dụ và bài tập.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: GV nêu vai trò của tiết ôn tập và vào bài.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu chung
GV hướng dẫn về ảnh hưởng của cách phát âm sai ở các địa phương khác nhau : ch/tr, x/s, dấu ngã/hỏi...
Luyện tập
- GV cho hs nhớ lại và chép 1 đoạn trong bài thơ Tiếng gà trưa. 
GV: Điền vào chỗ trống: x hay s?
GV: Điền tiếng vào chỗ trống cho thích hợp?
GV: Điền tiếng “mãnh liệt” vào chỗ trống?
GV: Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất cho vp?
GV: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, ngã?
GV: Tìm các từ, cụm từ dựa theo nhĩa hoặc đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn?
GV: Đặt câu với mỗi từ “giành”, “dành”?
GV: Đặt câu với mỗi từ “tắc”, “tắt”?
- GV hướng dẫn hs ghi các từ dễ lẫn vào sổ tay của mình.
Hướng dẫn tự học
 1. Cách khắc phục những lỗi chính tả hay mắc phải?
 2. Cách phát âm chuẩn: ch/ tr; x/s. Tiếp tục lập sổ tay chính tả, rèn cách phát âm
I. Tìm hiểu chung:
- Trong các văn bản viết có thể mắc một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Đối với những vùng, miền khác nhau, lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương cũng khác nhau
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Nghe, viết
HS nghe và chép lại thật chính xác.
Bài tập 2:
Chép lại theo trí nhớ 1 đoạn trong bài Tiếng gà trưa.
Bài tập 3:
a. + Điền từ:
- Xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
- Tiểu sử, tiễu trừ, tuần tiễu.
 + Điền tiếng:
- Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại.
- Mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Các loài cá bắt đầu bằng chữ “ch”: cá chép, cá chuối, cá chuồn, cá chim...
- Các loài cá bắt đầu bằng “tr”: cá trê, cá trắm, cá trôi, cá tra...
- Các từ chỉ hoạt động: bảo ban, giảng dạy, nghĩ ngợi, chạy nhảy, dạy dỗ...
- Không thật: giả dối
- Tội ác vô nhân đạo: dã man
- Dùng cử chỉ: ra hiệu.
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa tiếng dễ nhầm lẫn:
VD:- Có thức ăn gì ngon bà lại để dành cho tôi.
 - Cuộc kháng chiến đã giành thắng lợi hoàn toàn.
VD: - Bạn không được viết tắt khi làm bài.
 - Các ông ấy làm việc tắc trách quá!
Bài tập 4. Lập sổ tay chính tả:
VD: Xử lí, lịch sử
 Tắc trách, viết tắt
 Giành giật, để dành
II. Hướng dẫn tự học:
- Đọc lại các bài làm văn của chính mình và phát hiện, sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................
......
Tuần 18 	 Ngày soạn: 22/12/2012
Tiết 70-71 	 Ngày dạy: 27/12/2012
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng ngữ văn 7. Kiểm tra khả năng hiểu bài, khả năng vận dụng để viết bài văn của các em.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra trên lớp 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Ngữ văn 7.
- Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận. ( Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông)
IV. CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA
	( Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
( Theo đề của phòng GD&ĐT Đam Rông)
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
.
Tuần 18 	 Ngày soạn: 02/01/2013
Tiết 72 	 Ngày dạy: 05/01/2013
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mức độ cần đạt:
- Gv đánh giá và sửa bài tổng hợp tất cả kiến thức về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn thông qua bài thi.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong Ngữ văn 7 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo. Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp
2. Kỹ năng: 
- Viết bài văn tổng hợp ba phân môn.
3. Thái độ: 
- HS tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của HS.
C. Phương pháp: - Phát vấn, giải thích – minh họa, phân tích, sửa lỗi cụ thể
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới :
- Lời vào bài: Bài kiểm tra học kì quyết định rất lớn đến điểm Tbm học kì I. Tiết học hôm nay cô sẽ chữa bài kiểm tra học kì và công bố kết quả cho các em.
 - Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Đáp án và thang điểm
- Gv: Câu 1 yêu cầu làm gì?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Bạn nào có thể nhắc lại định nghĩa.
- Hs: Trả lời 
- Gv: nhận xét, ghi bảng.
- Gv: Bạn nào có thể viết dàn ý cho đề tập làm văn?
- Hs: Thực hiện
Nhận xét chung
- Gv nhận xét cụ thể về ưu điểm, hạn chế của học sinh.
Sửa lỗi cụ thể 
- Gv: Nêu các lỗi về kiến thức vè diễn đạt, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi.
- Gv: Treo bảng phụ với những lỗi cụ thể. Gv yêu cầu HS phát hiện lỗi và sửa.
- Hs: chữa lỗi 
Gv đọc bài của Phụng, Huy cho lớp nghe
- Gv gọi hai HS phát bài cho lớp.
HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.
1.Đáp án và thang điểm
 ( Xem đáp án ở tiết kiểm tra học kì I)
2.Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Hầu như các em làm tốt phần trắc nghiệm.
- Lớp 7a3 áp dụng được lí thuyết để xác định được điệp ngữ, dạng điệp ngữ.
2.Hạn chế:
- Lớp 7a2 chưa có ý thức học bài nên không nhớ khái niệm để áp dụng làm bài, lẫn lộn điệp ngữ chuyển tiếp với điệp ngữ nối tiếp.
- Câu 2 hầu hết làm đúng yêu cầu của văn biểu cảm. Tuy nhiên, chữ viết không rõ ràng, không cẩn thận, sai chính tả, diễn đạt câu...
3. Sửa lỗi cụ thể
a, Lỗi kiến thức:
- Một số bạn chưa thoát lối văn kể chuyện. Chưa có câu văn biểu cảm trong bài văn biểu cảm.
- Ngôn ngữ nghèo nàn, dùng từ khó hiểu.
b,Lỗi diễn đạt
- Lỗi viết câu: lủng củng, chưa xác định đúng các thành phần câu
 - Một số em viết quá xấu, gạch xoá tuỳ tiện, sai nhiều lỗi chính tả
 - Diễn đạt kém, dùng từ chưa chính xác... 
- Lời văn: Dong dài không rõ nghĩa, lặp đi lặp lại nhiều quan hệ từ: và...và, rồi..rồi.
4. Đọc bài khá
5.Trả bài- ghi điểm
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
7A1
7A2
4. Hướng dẫn tự học: Về nhà ôn tập các bài đã học ở kì I. Làm lại bài thi vào vở học. Soạn bài học kì II “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”. Đọc bài, tìm hiểu nội dung, giá trị kinh nghiệm từ các câu tục ngữ.
E.Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18 ngu van 7.doc