Giáo án Ngữ văn 7 tuần 13 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 13 - Trường THCS Hiệp Thạnh

TRẢ BÀI KIỂM TA

 VĂN TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

- Đánh giá được chất lượng bài làm so với đề, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho những lần sau.

II. KIẾN THỨC CHUẨN

 1. Kiến thức

 - Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về tiếng Việt: Từ ghép, Từ láy, Đại từ, Từ Hán Việt, Quan hệ từ, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm.

 2. Kỹ năng

 - Sửa chữa những lỗi khi làm bài.

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 13 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả bài
 Tuần : 13 Ngày soạn : 22/10/2010 
 Tiết : 49 Ngày dạy : 02/11/2010
TRẢ BÀI KIỂM TA
 VĂN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá được chất lượng bài làm so với đề, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho những lần sau.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
	1. Kiến thức
	- Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về tiếng Việt: Từ ghép, Từ láy, Đại từ, Từ Hán Việt, Quan hệ từ, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm.
	2. Kỹ năng
	- Sửa chữa những lỗi khi làm bài.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
Trả bài Văn học
I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm )
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất , mỗi câu 0.4 điểm.
Câu 1: Điền từ đúng vào câu ca dao :
“Đường vô xứ Huế
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
a) Quanh quanh c) Loanh quanh
 b) Quanh co d) Xanh xanh
Câu 2: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ :
 a) song thất lục bát.
 b) thất ngôn bát cú Đường luật.
 c) thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 d) ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 3 :Tác giả bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là :
a) Đỗ Phủ c) Lý Bạch
 b) Hạ Tri Chương d) Hồ Chí Minh
Câu 4: Câu “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật :
a) hoán dụ c) nhân hóa
 b) ẩn dụ d) so sánh
Câu 5: “Thân em như hạt mưa sa
 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” là :
a) câu hát than thân
b) câu hát châm biếm
c) câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
d) câu hát về tình cảm gia đình
Câu 6:”Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” là :
 a) câu hát than thân
 b) câu hát về tình cảm gia đình 
 c) câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người
 d) câu hát châm biếm
Câu 7: Bài thơ : “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải được viết theo thể :
 a) song thất lục bát.
 b) thất ngôn bát cú Đường luật
 c) ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
 d) thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 8: Bài thơ :”Bánh trôi nước” được viết theo thể thơ 
 a) Song thất lục bát.
 b) Thất ngôn bát cú Đường luật.
 c) Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 d) Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 9: Nhà thơ nào được gọi là : “Tam Nguyên Yên Đỗ”.
 a) Nguyễn Khuyến c) Nguyễn Trãi
 b) Lí Bạch d) Đỗ Phủ
Câu 10: Trong đoạn thơ “Sau phút chia li” của Đoàn Thị Điểm có sử dụng nhgệ thuật đặc sắc là:
a) ẩn dụ c) so sánh
 b) điệp ngữ d) chơi chữ
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
	Câu 1 : Chép lại phiên âm bài “ Tĩnh dạ Tứ “ và “ Hồi hương ngẫu thư” . Cho biết tên tác giả , nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? ( 4 điểm )
	Câu 2 : Có ý kiến cho rằng cụm từ “Ta với ta” trong bài “ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài “ Ban đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là hoàn toàn giống nhau . Em có đồng ý không ? Vì sao ? (2 điểm) 
GỢI Ý ĐÁP ÁN 
I. TRẮC NGHIỆM : (4điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời.
a
b
c
d
a
b
c
d
a
b
Điểm
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
 II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
Câu 1: 	 ( 4 điểm ) 
TĨNH DẠ TỨ 
“ Sàng tiền minh nguyệt quang , 
Nghi thị địa thượng sương .
Cử đầu vọng minh nguyệt ,
Đê đầu tư cố hương .”
 Lý Bạch ( 1 điểm )
- Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
	- Nghệ thuật bình đối . ( 1 điểm )
HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ 
“ Thiếu tiểu ly gia , lão đại hồi ,
Hương âm vô cải , mấn mao tồi .
Nhi đồng tương kiến , bất tương thức ,
Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai ?”
 Hạ Tri Chương ( 1 điểm )
	 - Sự ngậm ngùi về tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc trở về quê cũ .
	- Nghệ thuật tiểu đối . ( 1 điểm )
Câu 2 : ( 2 điểm )
Không . Vì Ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang là chỉ có tác giả đối diện với chính mình. Còn trong bài:Bạn đến chơi nhà là tác giả và bạn. ( 1 điểm )
PHÁT BÀI
 NHẬN XÉT CHUNG .
I. ƯU ĐIỂM
- Học sinh hiểu bài, thuộc bài.
II. TỒN TẠI
- Viết sai nhiều lỗi chính tả .
- Một số em không thuộc bài.
III. HƯỚNG KHẮC PHỤC
- Sửa các lỗi chính tả cho học sinh như từ : Thấm thiết ( Thắm thiết), sàn tiền ( sàng tiền ), khoản khắc ( khoảnh khắc ).
- Sửa lỗi phần trắc nghiệm cho học sinh .
- Sửa lỗi phần tự luận cho học sinh.
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM
Trả bài Tiếng Việt
I. TRẮC NGHIỆM ( 4 Điểm )
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất .
Câu 1: “ Chia ly”, “ Chia tay” là cặp từ :
 a) Đồng nghiã.	 c) Đồng âm.
 b) Trái nghĩa.	 d) Hán Việt.
 Câu 2 : Từ trái nghĩa với “ăn yếu” là:
 a) Aên mạnh.	 c) Aên nhiều.
 b) Aên khoẻ. d) Aên ngon.
 Câu 3 : Câu “Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn lại vấn đề ấy” có sử dụng :
 a)Từ đồng nghĩa.	 c) Từ đồng âm.
 b)Từ trái nghĩa.	 d) Từ nhiều nghĩa.
Câu 4 : Từ nào là từ ghép ?
 a) Hổn hển. c) Nức nở.
 b) Quằn quại. d) Cô giáo.
Câu 5 : Đại từ nào không phải là đại từ dùng để hỏi về không gian ?
 a) Khi nào. c) Nơi đâu.
 b) Ở đâu. d) Chổ nào.
Câu 6 : Các từ : ầm ầm , quanh quanh , nhè nhẹ, cỏn con.thuộc từ loại :
 a) Láy bộ phận. c) Không phải là từ láy. 
 b) Láy toàn bộ. d) Từ ghép.
Câu 7 : Từ nào là từ láy ?
 a) Thanh nhã. c) Phảng phất.
 b) Trắng thơm. d) Trong sạch.
Câu 8 : Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt dùng để :
a) Tạo sắc thái tao nhã.
b) Tạo sắc thái cổ.
c) Tạo sắc thái tôn trọng ,thái độ tôn kính .
d) Tất cả đều đúng.
Câu 9 : Từ nào là đại từ trong các câu ca dao sau ?
 “Ai đi đâu đó hởi ai 
 Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”
 a) Ai. c) Trúc.
 b) Mai. d) Nhớ.
Câu 10 : Những từ “cổng trường , mùa hè, bà ngoại”
Là loại từ ghép nào ?
 a) Từ ghép đẳng lập. b ) Từ ghép chính phụ. 
II. TỰ LUẬN : ( 6 Điểm ) 
Câu 1 :Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây. Đặt câu với quan hệ từ vừa tìm được. (2điểm)
	- Tuy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	- Sở dĩ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Câu 2 : Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa kể ra ? (2điểm)
Câu 3 : Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ? Tìm hai thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? (2điểm)
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM : (4 Điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời.
a
b
c
d
a
b
c
d
a
b
Điểm
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
0.4
II. TỰ LUẬN : ( 6 Điểm ) 
Câu 1: -Tuy Nhưng . (nhưng mà) ( 0.5 điểm ) => Tuy đường xa nhưng em vẫn đến lớp dúng giờ . ( 0.5 điểm ) 
 - Sở dĩ là vì (là do) ( 0.5 điểm ) => Sở dĩ tôi không đến là vì trời mưa to . ( 0.5 điểm ) 
Câu 2 : Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau . Có hai loại từ đồng nghĩa : ( 1 điểm ) 
	+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn . ( 0.5 điểm ) 
	+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn . ( 0.5 điểm ) 
Câu 3: Tạo ra các thể đối , tạo hình ảnh tương phản , gây ấn tượng , làm cho lời văn thêm sinh động . ( 1 điểm ) 
	+ Gần nhà xa ngõ . ( 0.5 điểm ) 
	+ Vô thưởng vô phạt . ( 0.5 điểm ) 
PHÁT BÀI
 NHẬN XÉT CHUNG .
I. ƯU ĐIỂM
- Học sinh hiểu bài, thuộc bài.
II. TỒN TẠI
- Viết sai nhiều lỗi chính tả .
- Đặc câu chưa chuẩn .
- Một số em không thuộc bài. 
bài viết .
III. HƯỚNG KHẮC PHỤC
- Sửa các lỗi chính tả cho học sinh như từ : sa ngỏõ ( xa ngõ ) , đường sa ( đường xa ), xở dỉ ( sở dĩ ).
- Sửa lỗi đặt câu, liên kết cho học sinh .
- Hướng dẫn lại phần tự luận.
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
BIỂU DƯƠNG HỌC SINH XUẤT SẮC 
1. Lê Quang Huy – Lớp 71
2. Nguyễn Văn Hiệp – Lớp 71
3. Mai Thị Mơ – Lớp 72
4. Cao Nhật Trường – Lớp 72
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ – DẶN DÒ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
(?) Dàn ý một bài văn gồm mấy phần ?
(?) Quá trình tạo lập văn bản gồm những bước nào ?
(?) Thế nào là văn biểu cảm ?
(?) Văn biểu cảm có đặc điểm gì ?
- Học lại các bước tạo lập văn bản 
- Soạn bài “ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học” theo các câu hỏi sách giáo khoa .
Tập làm văn
 Tuần : 13 Ngày soạn : 22/10/2010
 Tiết : 50 Ngày dạy : 06/11/2010
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Biết cách trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học .
- Tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học trong chương trình.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Cách làm về dạng bài về tác phẩm văn học.
2. Kỹ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG 
- Ổn định 
- Kiểm tra bài cũ 
- Bài mới
Giới thiệu bài: Các em đã nắm được cách làm bài văn biểu cảm về con người , sự vật . Trong tiết hôm nay , chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm đối với tác phẩm văn học. Kiểu bài này có gì khác với cách nêu cảm nghĩ với con người , sự vật mà các em đã làm ở bài viết số 2 . Chúng ta cùng tìm hiểu .
- Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh đem tập bài soạn.
- HS : Nghe .
HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI : - Yêu cầu : HS đọc văn bản cảm nghĩ về một bài cao dao trong SGK .
(?) Văn bản trên viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó ?
 (?) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về hai bài ca dao bằng cách tưởng tượng , liên tưởng , hồi tưởng , suy ngẫm về các hình ảnh , chi tiết của nó . Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn ? 
(?) Như vậy , phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là như thế nào ?
- Chốt =>
(?) Dàn ý bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học gồm mấy phần ?
(?) Dựa vào bài cảm nghĩ về một bài cao dao trên , hãy cho biết nội dung của từng phần trong dàn ý ?
- Chốt =>
- HS : Đọc SGK .
- HS : Cảm nhận về hai bài ca dao sau :
“ Đêm qua ra đứng bờ ao
.
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ”
Và bài :
“ Đêm đêm tưởng dãi Ngân Ha
Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ”ø
+ Tưởng tượng một người quen (đàn ông) nhớ quê ( giả định, cụ thể hoá) đặt mình vào trong cảnh để bộc lộ cảm xúc.
+ Hồi tưởng thầy giáo giảng nghĩa® tưởng tượng, liên tưởng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng
+ Cảm nghĩ về con sông Ngân Hà® liên tưởng đến Ngưu Lang, Chức Nữ để màsuy ngẫm đến con sông chia cắt, con sông nhớ thương liên tưởng nỗi nhớ thương ai của mình.
+ Liên tưởng để mà suy ngẫm về con sông Tào Khê nhỏ hẹp nhưng khiến ta nghẹn ngào, phải nói về sông, về lòng thuỷ chung của ta.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS : Dàn ý gồm ba phần : Mở bài – thân bài – kết bài .
- HS : Trả lời .
I . TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ( bài văn , bài thơ ) là trình bày những cảm xúc , tưởng tượng , liên tưởng , suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó .
II. DÀN Ý BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 
1) Mở bài 
- Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm .
2) Thân bài 
- Những cảm xúc , suy nghĩ do tác phẩm gợi lên .
3) Kết bài 
- Ấn tượng chung về tác phẩm 
HOẠT ĐỘNG 3 - LUYỆN TẬP 
- Giáo viên : Treo bảng phụ đề bài sau : 
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương .
- Yêu cầu : HS tìm ý và lập dàn ý cho đề văn trên .
- Yêu cầu : HS thảo luận nhóm 5 phút .
- Yêu cầu : Đại diện nhóm trình bày .
- Giáo viên : Nhận xét , đánh giá và treo bảng phụ dàn ý cho HS sửa chữa .
I. Mở bài 
 - Giới thiệu Hạ Tri Chương với bài Hồi hương ngẫu thư .
II. Thân bài
 Trình bày những cảm xúc , suy nghĩ do bài thơ gợi lên :
+ Cảm xúc về tâm hồn, tâm tư, suy nghĩ của nhân vật.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ (nghệ thuật) tác phẩm.
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm
III. Kết bài
 Aán tượng của tác phẩm để lại => Tình yêu quê hương thắm thiết .
- HS : Thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS : Sửa chữa bài tập .
III. LUYỆN TẬP 
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương .
 Dàn ý
I. Mở bài 
 - Giới thiệu Hạ Tri Chương với bài Hồi hương ngẫu thư .
II. Thân bài
 Trình bày những cảm xúc , suy nghĩ do bài thơ gợi lên :
+ Cảm xúc về tâm hồn, tâm tư, suy nghĩ của nhân vật.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ (nghệ thuật) tác phẩm.
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm
III. Kết bài
 Aán tượng của tác phẩm để lại => Tình yêu quê hương thắm thiết .
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
(?) Em có cảm nhận gì sau khi học xong bài “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh ?
- Học bài .
-Về nhà làm bài tập các văn bản còn lại của bài tập 1/ trang148 : lập dàn ý cho bài “ Cảnh khuya” bài “ Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh .
- Ôn tập thật kĩ thể loại văn biểu cảm về sự vật con người để làm bài viết số 03 .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 Hiệp Thạnh , ngày 29 tháng 10 năm 2010
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN	 
 	 .
 .
 TỔ PHÓ
 Trần Công Sơn
Tập làm văn
 Tuần : 14 	Ngày soạn : 29/10/2010 
 Tiết : 51 - 52 	Ngày dạy : 09/11/2010 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
SỐ 03 TẠI LỚP
A . MỤC TIÊU
 	 - Vận dụng được các kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm đã học và đã luyện tập.
 	 - Học sinh viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên , thực vật để thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
B. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức văn biểu cảm.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kỹ năng làm văn biểu cảm.
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG
- Ổn định 
- Kiểm tra bài cũ 
- Bài mới
Giới thiệu: Bài viết số 02 về văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG 2 - CHÉP ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI
Đề : Cảm nghĩ của em về thầy ( cô ) giáo cũ ?
Giáo viên : Hướng dẫn :
- Xác định yếu tố miêu tả: Tả cái gì để tỏ thái độ, tình cảm đối với thầy ( cô ) giáo cũ .
- Xác dịnh yếu tố tự sự : Kể cái gì để bộc lộ cảm xúc đối với thầy ( cô ) giáo cũ .
- Chú ý: Yếu tố tả , tự sự chỉ là phương tiện biểu cảm đối với thầy ( cô ) giáo cũ .
- Tuân thủ các bước :
1. Tìm hiểu đề.Tìm y ù.
 2. Lập dàn ý.
3. Viết thành văn : Chú ý liên kết , mạch lạc và dùng từ ngữ biểu cảm .
4. Kiểm tra, sửa chữa .
- Chú ý chữ viết , trình bày, phân đoạn
- Không viết lại bài mẫu; lời lẽ chân thành.
- Có thể chọn : Cô giáo hoặc thầy giáo bộ môn hay chủ nhiệm , thầy hoặc cô Hiệu trưởng , Tổng phụ trách 
HOẠT ĐỘNG 3 - THEO DÕI , UỐN NẮN HỌC SINH LÀM BÀI
 Giáo viên : Theo dõi , nhắc nhỡ , uốn nắn sai sót cho học sinh .
HOẠT ĐỘNG 4 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Thu bài
- Rèn luyện kỹ năng hành văn
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại thể loại : Văn biểu cảm, biểu cảm về tác phẩm văn học .
(?) Hãy cho biết một vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ “ Tiếng gà trưa ”
Soạn bài : Tiếng gà trưa gồm:
+ Tác giả.
+ Tác phẩm.
+ Bố cục.
+ Đại ý.
+ Nghệ thuật.
+ Các câu hỏi phân tích phần đọc – hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc