Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp Hs : - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm.

B. CHUẨN BỊ.

G/v: Giáo án, tranh minh họa.

H/s: Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7.

C. LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

Trong các văn bản đã học ở lớp 7 dưới đây, văn bản nào là kiểu văn bản nhật dụng?

A. Cổng trường mở ra.

B. Cuộc chia tay của những con búp bê.

C. Sống chết mặc bay.

D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

3. Bài mới. G/v giới thiệu bài mới.

 

doc 178 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 872Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 	 Ngày giảng :
 Tiết : 1-2
Bài 1 văn bản TôI đI học
(thanh tịnh)
a. mục tiêu cần đạt.
Giúp Hs : - cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm.
b. chuẩn bị.
G/v: Giáo án, tranh minh họa.
H/s: ôn lại kiến thức về kiểu văn bản nhật dụng đã học ở lớp 7. 
c. lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. kiểm tra bài cũ.
Trong các văn bản đã học ở lớp 7 dưới đây, văn bản nào là kiểu văn bản nhật dụng?
A. Cổng trường mở ra.
B. Cuộc chia tay của những con búp bê.
C. Sống chết mặc bay.
D. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
3. Bài mới. G/v giới thiệu bài mới.
Hoạt động G
Hoạt động H
ND ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục. 
- G/v nêu yêu cầu đọc, giọng chậm, hơi buồn, lắng sâu; chú ‏‎ý giọng nói của nhân vật''tôi'', người mẹ và ông đốc.
- G/v đọc mẫu. Gọi h/s đọc tiếp 
? Yêu cầu h/s nhận xét cách đọc của bạn ? 
? Đọc thầm chú thích? Nêu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? (Học sinh yếu)
? Cho h/s hỏi - đáp chú thích, lưu ‏‎ý chú thích 2, 6, 7. ?
 (Học sinh yếu)
? Câu chuyện được kể theo trình tự bố cục ntn? Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian của buổi tựu trường (theo dòng hồi tưởng của nhân vật '' tôi'')
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Tác dụng của ngôi kể ?
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản.
? Đọc thầm ''Từ đầu... tưng bừng rộn rã''. Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Quang cảnh ra sao? 
G/v: Thời điểm gợi nhớ: cuối thu (hàng năm) - ngày khai trường.
- Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
? Kỉ niệm về buổi tựu trường được diễn tả theo trình tự nào? Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng nhân vật '' tôi''? Phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ ấy?
G/v : Diễn tả theo trình tự thời gian: từ hiện tại mà nhớ về quá khứ.
- Các từ láy diễn tả tâm trạng, cảm xúc: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng. Góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà dường như vừa mới xảy ra hôm qua.
? Hãy tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng (nhân vật ''tôi'' trên con đường cùng mẹ tới trường) hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi trên đường tới trường?
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi trên đường ?
G/v giảng: Lần đầu tiên được đến trường, được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn khác lạ không chỉ nô đùa, rong chơi, thả diều ngoài đồng nữa, cho nên ''tôi'' cảm thấy tất cả dường như trang trọng và đứng đắn. Tôi muốn thử sức và khẳng định mình trong việc cầm bút, thước và 2 quyển vở. Đó chính là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường. Tất cả những cử chỉ ấy giúp ta hình dung tư thế ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé.
? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ tâm trạng và cảm giác của nhân vật ''tôi'' khi đến trường nghe ông đốc gọi tên...? Hãy phân tích ?
G/v: Từ tâm trạng háo hức, hăm hở trên đường tới trường chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ, rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng, đây là sự chuyển biến tâm lí rất phù hợp của một đứa trẻ lần đầu tiên được đến trường.
? Vì sao khi nghe ông đốc gọi tên h/s nhân vật ''tôi'' lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc? Em có cảm thấy chú bé này là người yếu đuối hay không?
- G/v giảng: Khi nghe ông đốc gọi đến tên thì bất giác dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở tâm trạng lúng túng, sợ sệt khi phải rời xa bàn tay dịu dàng của mẹ.
- Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả. Chúng ta có thể thông cảm vì đó chỉ là cảm giác nhất thời của một đứa bé nhút nhát ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi khi phải rời tay mẹ, cậu bé cảm thấy hụt hẫng lo sợ cho nên việc dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở là một tất yếu sẽ xảy ra.
- Hướng dẫn Hs tự do thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trình bày.
? Gọi h/s đọc nhẩm đoạn cuối cùng. Hãy phân tích tâm trạng và cảm giác của ''tôi'' khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng ntn ?
Câu hỏi thảo luận nhóm :
N1: Tại sao ở phần cuối truyện tác giả đưa hình ảnh'' con chim liệng... bay cao'' có ‏‎ý nghĩa gì? - gọi h/s các nhóm thảo luận và trình bày.
- G/v giảng: Hình ảnh “ một con chim non liệng đến...'' có ‏‎ý nghĩa tượng trưng sự nuối tiếc quãng đời tuổi thơ tự do nô đùa, thả diều đã chấm dứt để bước vào giai đoạn mới đó là làm học sinh, được đến trường, được học hành, được làm quen với thầy cô, bạn bè sống trong một môi trường có sự quản lí chặt chẽ hơn.
N2: Dòng chữ '' Tôi đi học '' kết thúc tru‏‏yện có ý nghĩa gì ? 
- G/v giảng: Cách kết thúc truyện rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ '' Tôi đi học '' như mở ra một thế giới, một khoảng không gian mới, một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ chậm chạp, nguệch ngoạc đầu tiên trên trang giấy trắng tinh là niềm tự hào, khao khát trong tuổi thơ của con người và dòng chữ cũng thể hiện rõ chủ đề của truyện ngắn này.
- G/v bổ sung, sửa chữa và chốt lại vấn đề đã nêu‏.
? Em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các bậc phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học? 
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ này. Có lẽ các vị cũng đang lo lắng hồi hộp cùng con em mình. 
- Ông đốc là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, hiền hậu bao dung đối với h/s.
- Thầy giáo trẻ với gương mặt tươi cười đón h/s vào lớp cũng là một người vui tính thương yêu h/s.
G/v: Những h/ả về người lớn cho thấy trách nhiệm, tấm lòng của nhà trườn, gia đình đối với các em h/s. Đây thực sự là những dấu ấn tốt đẹp, những kỉ niệm trong sáng, ấm áp không thể phai nhoà trong kí ức tuổi thơ, giúp các em tự tin, vững vàng hơn. Đó còn là môi trường giáo dục ấm áp, nơi nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ và tình cảm của những thế hệ tương lai của đất nước.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn h/s tổng kết.
? Hãy tìm và phân tích những h/ả so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn này ?
- G/v giảng: Đây là những so sánh giàu h/ả, giàu sức gợi cảm ddược gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng; trữ tình. Những so sánh này góp phần diễn tả cụ thể, rõ ràng những cảm giác, ‏‎ý nghĩ của nhân vật ''tôi'' trong buổi đầu tien đi học, góp phần tạo nên chất thơ mang mác và cảm giác nhẹ nhàng êm dịu cho truyện ngắn.
? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm ?
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK / 9.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
? Yêu cầu h/s làm bài tập 1 
( Nhóm 1 )
? Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi khai giảng lần đầu tiên ? ( Nhóm 2 )
H/s lắng nghe
3-4 h/s đọc 
Hs nhận xét cách đọc.
-1911 - 1988, quê ở Huế. Từ năm 1933 vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ....
H/s tự hỏi đáp chú thích.
Truyện được kể theo ngôi thứ I. Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
Đọc thầm, trả lời.
Diễn tả theo trình tự thời gian: từ hiện tại mà nhớ về quá khứ.
Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. Vừa muốn thử sức muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm bút, thước như các bạn khác.
H/s nhận xét, bổ sung và trả lời.
Lắng nghe
- Sân trường hôm nay dày đặc người. Ai cũng quần áo sạch sẽ...
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường... lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
- Nghe gọi đến tên tôi giật mình và lúng túng tâm trạng hồi hộp, lo lắng.
Hs thảo luận theo nhóm
Lắng nghe
- Bước vào lớp tôi nhìn bao quát xung quanh thấy cái gì cũng mới lạ và hay hay. Nhìn chỗ ngồi của mình thật kĩ rồi tự lạm nhận đó là chỗ của riêng mình sau đó nhìn người bạn mới chưa quen mà đã thấy quyến luyến. Tất cả đó là sự biến đổi rất tự nhiên trong tâm lí nhân vật. Có thể chỗ ngồi kia, người bạn mới ấy sẽ là nơi mà mình gắn bó, gần gũi trong suốt cả năm học. 
Hs tự do thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trả lời.
HS nhận xét, bổ sung, trả lời.
Lắng nghe
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe
Lắng nghe
'' Tôi quên thế nào được........''
'' ‏‎ý nghĩ ấy thoáng qua.........''
''Họ như con chim con..........''
Hs đọc ghi nhớ.
Hs thảo luận làm theo nhóm 
Yêu cầu: Có thể nêu cảm nghĩ về một đoạn văn hoặc cả bài.
- Cảm xúc chân thực, thiết tha.
- Nên chọn những chi tiết sâu sắc, ấn tượng nhất.
I. Đọc, chú thích.
1. Tác giả :
( 1911-1988) ở Huế. 
Từ năm 1933 vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ
2. Văn bản :
In trong tập ''Quê mẹ '' 1941.
II. đọc- hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng và cảm giác nhân vật ''tôi'' trong buổi tựu trường.
a, Khơi nguồn kỉ niệm.
+ Cuối thu (hàng năm) - ngày khai trường.
+ Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
+ Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
- Trình tự : 
+ Từ hiện tại quá khứ.
+ Các từ láy diễn tả tâm trạng, cảm xúc: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
* Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
b. Trên con đường cùng mẹ tới trường
- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.... Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi.
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở
* Cảm thấy trang trọng, đứng đắn 
Vừa muốn thử sức và khẳng định mình 
 Háo hức
c. Tâm trạng và cảm giác của ''tôi'' khi đến trường và khi nghe ông đốc gọi tên và phải rời bàn tay mẹ bước vào lớp.
- Sân trường hôm nay dày đặc người. Ai cũng quần áo sạch sẽ...
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường... lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
- Nghe gọi đến tên tôi giật mình và lúng túng.
* Bỡ ngỡ, lo sợ vẩn vơ, hồi hộp lo lắng, lúng túng sợ sệt.
d. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật ''tôi'' khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
- Nhìn bao quát xung quanh thấy cái gì cũng mới lạ và hay hay.
- Tự lạm nhận chỗ ngồi đó là chỗ của riêng mình.
- Nhìn người bạn mới chưa quen mà đã thấy quyến luyến.
* Đó là sự biến đổi rất tự nhiên trong tâm lí nhân vật.
2. Thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em.
- Các bậc phụ huynh: Chuẩn bị chu đáo cho con em trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ này
- Ông đốc: Là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, hiền hậu bao dung đối với h/s.
- Thầy giáo trẻ: Gương mặt tươi cười đón h/s vào lớp cũng là một người vui tính thương yêu h/s.
* Trách nhiệm, tấm lòng của nhà trường, gia đình đối với các em h/s. Là những dấu ấn tốt đẹp, những kỉ niệm trong sáng, ấm áp không thể phai nhoà trong kí ức tuổi thơ, giúp các em tự tin, vững vàng hơn.  ... hẩy
- Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp hoặc đánh dấu ranh giới giữa các biện pháp trong phép liệt kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang
- Được ở giữa câu để đánh dấu B P chú thích, Giải thích trong câu, đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Hoặc để liệt kê, nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8. Dấu ngoặc đơn
- Được sử dụng để đánh dấu phần có chức năng chú thích(giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) cho 1 từ ngữ, 1 vế câu trong câu hoặc cho 1 câu, chuỗi câu trong đoạn văn.
9. Dấu hai chấm
- Được sử dụng để đáng dấu(báo trước) thần giải thích thuyết minh cho 1 phần trước đó, hoặc sử dụng để đánh dấu(báo trước) lời dẫn trực tiếp(dùng với dấu ngoặc kép) hoặc lời đối thoại 
(dùng với dấu gạch ngang).
10. Dấu ngoặc kép
- Được sử dụng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp ; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm ; Tờ báo ; Tập san...Được dẫn trong câu.
- Hướng dẫn HS nắm vài nét về các lỗi thường gặp.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
N D cầnđạt
- Hướng dẫn HS nắm Các lỗi thường gặp về dấu câu.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
Đọc ví dúGK, ở ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào?
? Nên dùng dấu gì cho phù hợp?
? Xét ví dụ mục 2, những dấu chấm sau từ”này”đúng hay sai? Vì sao? Nên thay bằng dấu gì?
? Tương tự hãy xét các ví dụ mục 3,4, và nhận xét?
? Qua phân tích ví dụ, cho biết khi viết câu, người viết thường mắc những lỗi gì về dấu c.
Đọc thông tin.
HS trả lời
HS phân tích ví dụ và nhận
 xét.
II. Các lỗi thường gặp về dấu
 câu.
1. Thiếu dấu ngắt câu kkhi câu 
kết thúc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu 
chưa kết thúc.
3. Thiếu các dấu câu để tách 
các bộ phận câu khi cần thiết.
4. Lẫn lộn công dụng của dấu.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm vài nét về phần Tập làm văn.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
* Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm.
* Nếu bỏ yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không khơi gợi tình cảm từ người đọc.
* Tác dụng: Làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn.
- Nếu bỏ yếu tố kể thì đoạn văn không còn là câu chuyện vì không có nhân vật và sự việc.
II. Dàn ‏‎ý của bài văn tự sự.
1. Tìm hiểu dàn ‏‎ý của bài văn tự sự.
2. Dàn ‏‎ý của một bài văn tự sự.
- MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
- TB: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (kết hợp miêu tả - biểu cảm).
- KB: Nêu bố cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
III. Phương pháp thuyết minh.
*. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
- Các tri thức về: sự vật (cây dừa), khoa học (lá cây, con giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hóa (Huế).
- Cần quan sát: tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính chất.
- Học tập: tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, từ điển.
- Tham quan: tìm hiểu trực tiếp, ghi nhớ qua các giác quan, các ấn tượng.
 Có vai trò quan trọng là cơ sở để viết văn bản thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh.
a) Phương pháp nêu định nghĩa.
- Từ “Là” dùng trong cách nêu định nghĩa.
Cung cấp kiến thức về văn hóa, nghệ thuật, về nguồn gốc xuất thân (nhân vật lịch sử).
Giúp người đọc hiểu về đối tượng.
- Mô hình:
 A là B. 
A: đối tượng cần thuyết minh.
B: tri thức về đối tượng.
b) Phương pháp liệt kê.
- Cách làm: kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
c) Phương pháp nêu ví dụ.
- Cách làm: dẫn ra những VD cụ thể để người đọc tin vào nội dung được thuyết minh.
- Tác dụng: tạo sự thuyết phục, khiến người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
d) Phương pháp dùng số liệu (con số).
 - Cách làm: dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thứcđược ung cấp.
- Tác dụng: nếu không có số liệu ấy người đọc chưa tin vào nội dung thuyết minh, cho rằng người viết suy diễn.
e) Phương pháp so sánh.
- Cách làm: so sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
- Tác dụng: làm tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh.
g) Phương pháp phân loại, phân tích
- Cách làm: chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh.
- Tác dụng: giúp cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống.
D. Cũng cố dặn dò về nhà.
- Nắm vài nét về nội dung của bài.
- Chuẩn bị bài ôn để làm tốt bài kiểm tra học kì I.
– & —
Ngày soạn:20/12/2008 Ngày giảng:27/12/2008 
Tiết: 68.
Trả bài tập làm văn số 3. 
trả bài kiểm tra tiếng việt.
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Tự đánh giá bài làm của mình theo Yêu cầu và nội dung của đền bài.
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu, bài làm của Học sinh 
	- Học sinh : SGK, sửa lỗi cho bài kiểm tra, bảng phụ.
C. Các bước lên lớp:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Tiến trình bài giảng:
* Giới thiệu bài: 
Các em đã được thức hành các kiến thức đã học về vănthuyết minh bằng bài viết số 3. Giờ học này Cô cùng các em sẽ chữa các lỗi các em đã mắc phải và tìm ra những mặt tích cức các em đã đạt được. Từ đó chúng ta phát huy những mặt mạnh và hạn chế các khuyết điểm.
Hoạt động 1: HD Học sinh tìm hiểu để lập dàn ý.
- Giáo viên chép bài lên bảng.
- Giáo viên Yêu cầu Học sinh thảo luận và xác định được.
- Kiểu văn bản: Văn thuyết minh.
- Đối tượng Thuyết minh.
Hoạt động 2: Thảo luận tìm ra các lỗi tiêu biểu và chữa lỗi.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Yêu cầu Học sinh tìm và nêu các lỗi tiêu biểu.
- Giáo viên tổng hợp kết quả của 3 nhóm trên bảng.
- Giáo viên đưa 1 số lỗi(dùng từ, chính tả, diễn đạt...) lên bảng. Yêu cầu Học sinh chữa lỗi.
- Giáo viên kiểm tra xác suất việc chữa lỗi của các nhóm.
Hoạt động 3: Bình bài hay.
- Giáo viên Yêu cầu 3 nhóm tiếp tục làm việc: Lựa chọn bài hay của nhóm mình, đọc và bình.
- Các Học sinh khác nghe và phát biểu cảm nhận: Mình đã học được điều gì qua bài của bạn.
Hoạt động 4: Giáo viên nhận xét về ưu khuyết điểm.
- Giáo viên nhận xét về mặt mạnh, yếu qua bài làm của Học sinh, nhắc nhở thiếu sót.
ưu: - Bài làm bố cụ rõ ràng, bài văn có tính liên kết.
- Viết đúng thể loại.
- Nội dung đầy đue.
- Nhiều bài viết hay, coa ý tưởng mới mẻ, độc đáo.
- Vấn để sai lỗi chíng tẩ, sai từ được hạn chế.
Nhược: 
- Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa.
- Nội dung còn sơ sài.
- Phần thuyết minh về cấu tạo còn sơ sài hoắc không theo trình tự hợp lý.
- Còn nhầm lẫn văn miêu tả biểu cảm.
- Bài viết còn sai từ, sai chính tả, dấu câu.
Hoạt động 5: Giáo viên công bố kết quả.
Hoạt động 6: Học sinh tự chữa bài.
IV. Hướng dẫn về nhà.
- Chữa bài cá nhân, chép vào vở.
- Soạn bài mới:
 Hoạt động Ngữ văn: tập làm thơ bảy chữ
– & —
	 Ngày kiểm tra: 05/01/2009
Tiết 69, 70
Kiểm tra học kì I 
(Đề của Phòng)
– & —
 Ngày soạn: Ngày giảng: 
Tiết: 71 
Hoạt động ngữ văn - Thi làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức 
Giúp Học sinh.
- Biết cách làm thơ bảy chữ với những Yêu cầu tối thiểu. Đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
2. Tư tưởng: Giỏo dục cho HS ý thức tập làm thơ 7 chữ
3. Kĩ năng: Rốn kĩ năng làm thơ 
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Bài thơ 7 chữ do mình sáng tác.
C. tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kèm theo trong bài tập và bài học.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
N D cầnđạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn bài cũ. Ôn tập bài 15.
- Giáo viên chúng ta đã luyện tập phương pháp thuyết minh về 1 thể loại văn học ở bài 15.
? Muốn làm 1 bài thơ 7 chữ(4 câu hoặc 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
- Giáo viên chốt: Luật cơ bản là:" Nhất tam ngũ bất luận; Nhị tứ lục phân minh”.
- Trong câu thơ 7 tiếng. Các tiếng 1, 3, 5 có thể sử dụng vần bằng, trắc tuỳ ý, còn các tiếng 2, 4, 6 phải phân biệt rõ ràng chính xác.
Hoạt động 2:
- Học sinh phân tích mẫu.
Giáo viên đưa Bài tập: "Bánh trôi nuớc" lên bảng phụ.
- Gọi Học sinh đọc.
? Bài thơ viết theo thể thơ nào ? Số câu ? Số tiếng ?
? Phân tích luật bằng,trắc ?
? Phân tích luật bằng,trắc ?
? Nhận xét về niêm,đối ?
? Cách ngắt nhịp ?Vần.
Gọi Học sinh đọc Bài tập " Tối " của Đoàn văn Cừ ?
? Bài thơ đã bị chép sai: Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lý do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ?
? Hãy làm tiếp 2 câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi ?
? Làm tiếp bài thơ dở dang dưới đây cho trọn vẹn theo ý mình ?
- Giáo viên gọi 2 - 3 Học sinh đọc bài thơ của mình để cả lớp bình, nhận xét. Giáo viên đọc 1 số bài thơ mấu tiêu biểu đắc sắc. 
G/v: “- Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.”
Đọc và nhớ lại thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyết 4 câu, 28 tiếng.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh luyện tập.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc và bình bài hay.
Học sinh nghe.
I. Lý thuyết
- Xác định được số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Xác định được bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
- Xác định đối, niêm giữa các dòng thơ.
- Xác định các vần trong bài thơ.
- Xác định cách ngắt nhịp.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 B B B T T B B
Bảy nổi ba chìm với nước non
T T B B T T B
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
T T T B B T T
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
B B T T T B B
- Bằng đối với trắc.
- Các cặp niêm: nổi - nát
 chìm - dầu ; nước - kẻ.
- 4/3 ; 2 / 2 / 3.
- Vần: Vần chân, bằng(vần on)
 Tròn - non - son.
Bài tập 2:
- Sau chữ "mờ " bỏ dấu phẩy.
- Sửa chữ " xanh "(tiếng 7 giòng 2)
thành chữ "lê ".
- Học sinh 1:
 " Đáng cho cái tội quân lừa dối.
Giữa khắp nhân gian vẫn gọi thầy ".
- Học sinh 2:
Hoặc chế diếu chú Quội cô đơn.
Nơi mặt trăng chỉ có đá cuội với bụi.
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá.
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Học sinh 3:
“Cõi trần ai cũng trường mặt nó
Nay đến cung trăng bởi chị Hằng.
Câu thơ Nguyễn Văn của Tú Xương:
Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội.
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.”
D. Hướng dẫn về nhà
 - Mỗi em làm 1 bài thơ 7 chữ.
 - Chuẩn bị bài mới:
 trả bài Kiểm tra học kì I
– & —
	Ngày trả bài:
Tiết 72.
Trả bài kiểm tra học kì I
– & —

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 8 HKI 3 cot thu thi biet.doc